Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lễ-hội-dân-gian. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lễ-hội-dân-gian. Hiển thị tất cả bài đăng

07/04/2019

Hội Phủ Giầy 2019 : khai hội ngày 3 tháng 3 (tức 7 tháng 4 dương lịch)

Trước ngày hội, thủ nhang của Phủ Tiên Hương - thanh đồng Trần Thị Huệ - đã nêu quan điểm về mấy vấn đề nổi cộm liên quan đến quần thể Phủ Giầy (Giày/Dày/Dầy) ở Nam Định. Đó là:

- Vấn đề Ban Quản lí các đền phủ (chính quyền cấp huyện muốn chiếm lĩnh sự chỉ đạo cao nhất; vai trò của thủ nhang và thanh đồng quản trị truyền đời thì chưa được xem trọng đúng mức);

- Vấn đề sắc phong thật - sắc phong giả (đã râm ran báo chí giấy và mạng từ nhiều năm qua, ví dụ xem ở đây). Kéo dài khá lâu, chưa được xử lí dứt điểm.

Bây giờ là vào hội rồi.

10/03/2019

Lễ hội Cà phê BMT 7 : Trung Nguyên "tài trợ kim cương" và góp dàn siêu xe gái đẹp

Năm 2019 là lần thứ 7, như vậy năm đầu tiên là 2013 hay sớm hơn nữa (?).

Tra cứu thì biết là bắt đầu từ năm 2005. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột.

Ở lần thứ 7, trong danh sách các nhà tài trợ, thấy công ty Trung Nguyên ở top đầu tiên gồm ba nhà tài trợ cấp kim cương - chắc là ba công ty tài trợ lớn nhất.

18/02/2019

"Linh tinh tình phộc" (lễ hội Trò Trám) các năm gần đây, và lên tiếng của học giới

Đã thấy học giới Việt Nam lên tiếng về các ảnh chụp và video quay cảnh "phộc" vào nhau giữa hai sinh thực khí (một bên nam, một bên nữ).

Các ảnh và video năm Hợi 2019 thì xem cụ thể ở entry trước (ở đây).

Ở Nhật Bản, chuyện tương tự và lên tiếng của học giới đã có tiền lệ, khoảng 50 năm trước. Đã có một tranh luận về tính thiêng của lễ hội. Vẫn còn đang tiếp tục.

19/01/2019

"Phát ấn nửa đêm" song hành cùng "mua quan bán tước" : về lễ hội đền Trần 2019

Các nơi đang bàn về lễ phát ấn đền Trần (Nam Định) năm mới 2019.

Các cụ địa phương muốn khôi phục phát ấn vào nửa đêm cho "đúng với truyền thống". Là bởi, mấy năm vừa rồi, đã chuyển phát ấn nửa đêm sang phát ấn từ sáng sớm.

Võ sư Huỳnh thì nhận xét: "Kể từ ngày phát ấn thì nạn mua quan bán chức cũng tăng lên chóng mặt, sinh ra những quan chức, hư hỏng tham nhũng...trong những quan chức hư hỏng đó thì tỉnh nhà cũng góp phần không nhỏ".

Thế giới có "phát minh", "phát kiến", "phát hiện", ... Bình thường quá ! Riêng chỉ Đại Việt của chúng ta thời Đổi Mới này là có "phát ấn". Độc đáo rõ thế còn gì. Cần gì "phát minh", chỉ cần "phát ấn".

06/12/2018

"Người lạ quen biết" vừa trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể UNESCO

Tên chính thức bây giờ được sử dụng là "Thần tới thăm" (lai phỏng thần来訪神, raiho-shin). UNESCO cũng sử dụng cách gọi Raiho-shin. Và tên đầy đủ là: Raiho-shin, ritual visits of deities in masks and costumes (xem ở đây).

Một quan tâm chung của ngành Văn hóa Dân gian Nhật Bản (tức học hội Văn hóa Dân gian Nhật Bản, và những nhà nghiên cứu về folklore Nhật Bản).

02/08/2018

Thánh Mẫu của người Nhật : hoàng hậu Thần Cung và Lễ hội Mùa hè

Hoàng hậu Thần Cung là một hoàng hậu độc đáo trong hệ phả thời kì cổ đại của hoàng gia Nhật Bản. Về thực chất, bà từng lên ngôi nhiếp chính khi vị thiên hoàng chồng bà đã mất sớm trên đường đi chinh phạt vùng Triều Tiên ngày nay. Rồi bà lên làm tướng tổng chỉ huy, tiếp tục cuộc chinh phạt.

Bà thành Thánh Mẫu của người Nhật. Hướng các ngôi đền thờ bà thường nhìn ra biển Nhật Bản, cũng tức là nhìn về phía Triều Tiên và Trung Quốc.

Những ngôi đền thờ bà thường có những pho tượng Thánh Mẫu độc đáo.

24/07/2018

Lễ hội mùa hè ở thành phố quê : ngày 24 và 25 tháng 7

Một người bạn vừa gửi mail hôm qua bảo rằng, chỗ anh ấy ở miền trung Nhật Bản đang thời điểm nóng như thiêu như đốt, không khác gì Hà Nội, hàng ngày cứ kéo dài liên tục chính là cái nhiệt độ khoảng 38 - 39 độ ngoài trời. Bạn đã sinh sống trong một thời gian rất dài tại Hà Nội, như thành người Hà Nội, giờ trở lại Nhật là để quen với cái nóng Hà Nội tại Nhật !

Ở vùng thành phố quê thuộc miền nam Nhật Bản thì cũng nóng không kém. Chính lúc nóng thế này, thường là đợt nóng đỉnh nhất hàng năm, thì lễ hội mùa hè sẽ được tổ chức. Ngày 24 và 25 tháng 7. Ngày xưa là theo lịch âm (nông lịch), còn bây giờ là tính lân sang lịch Tây.

01/03/2018

Lễ hội Minh Thệ 2018

Sáng ngày 1/3/2018 (Thứ Năm), tức ngày 14 tháng Giêng năm Mậu Tuất

Văn bản chính thức của Bộ Văn hóa hiện nay lại là "Minh Thề", không phải "Minh Thệ". Theo đó, các văn bản của địa phương bỗng tự nhiên đổi thành "Minh Thề". Hiện chưa rõ lí do vì sao lại thành ra "Minh Thề" như vậy.

Đội hành lễ cơ bản vẫn đúng như nhiều năm trước, hồi chúng tôi du lãng ở khu vực ấy vào ngày hôm nay (xem lại ở đây, bài đầu tiên là trên báo phổ thông tháng 3 năm 2011 --- xem bổ sung 3). Vẫn là những gương mặt đó, những con người đó. Về cơ bản không có thay đổi. Nếu có khác thì chỉ là thuộc về phần trao bằng công nhận (nên có sự tham gia của quan tỉnh, quan cấp bộ, lẵng hoa của nguyên chủ tịch nước,...).

09/12/2017

Hội thảo về lễ Minh Thệ ở Hải Phòng (chuẩn bị đón bằng di sản quốc gia)

Hóa ra, bây giờ mới biết tên của di sản được Bộ Văn hóa phê duyệt lại là "Minh Thề", mà không phải "Minh Thệ". Có thể xem lại tin Bộ Văn hóa phê duyệt ở đây (tháng 5 năm 2017).

Có một hội thảo khoa học vừa diễn ra ở Hải Phòng về "Minh Thề".

07/10/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : sáng tạo ở vùng biên viễn, lễ hội du lịch Thác Bản Giốc lần thứ nhất

Chùa Trúc Lâm đã được xây từ mấy năm trước ở Thác Bản Giốc (đã đi ở đây, và ở đây - cuối năm 2014).

Công ty du lịch đã khai thác tại khu vực này.

Và năm 2017, thì lễ hội Thác Bản Giốc đã được tổ chức lần đầu tiên.

05/08/2017

10/05/2017

Minh Thệ ở Hải Phòng 2017 : ​Hội thề không tham nhũng thành di sản quốc gia

Về hội cắt máu ăn thề này, mình công bố bài viết học thuật chính thức năm 2012 (khi tiện thì sẽ cho bản chụp lên blog này), trước đó thì có những mẩu ngắn trên báo chí phổ thông. Bản rút gọn bằng tiếng Nhật và tiếng Trung thì đã đăng ở cuốn sách sau (in năm 2014). Bài năm 2012 thì được phía tạp chí đề nghị đổi tên (tên do tạp chí đưa ra), còn bản tiếng Nhật và tiếng Trung thì giữ nguyên tên ban đầu.