Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh-Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh-Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

26/10/2024

Phủ Trèo ở Nga Sơn (Thanh Hóa)

Một điểm thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa ở miền Nga Sơn.

Đi một bài ngắn của trang thông tin điện tử huyện Nga Sơn đầu tiên.

22/03/2020

Ông vua Lê gốc Hán đóng đô ở vùng Thanh Hóa hồi thế kỉ 6 - 7, sau được dân Việt đời đời thờ phụng

Đó là vị thái thú các quận Nhật Nam và Cửu Chân thời nhà Tùy, có tên tục là Lê Ngọc (hay Lê Cốc). Ông là người Hán được các triều đại phong kiến Trung Quốc (Lương, Tùy) phái xuống cai quản vùng Thanh Nghệ ngày nay. 

Câu chuyện của thế kỉ 6 - thế kỉ 7. Tức là thời Bắc thuộc, cách nay tới mười mấy thế kỉ. Cụ thể là thời Tùy Dạng Đế.

1. Thời Tùy Dạng Đế trong liên quan đến Lê Ngọc, thì có thể đọc một chuyện thần tiên của đạo sĩ Đỗ Quang Đình qua bản chuyển ngữ của chủ nhân Giao Blog từ khoảng 25 năm trước, ở đây - truyện Người khách có bộ râu hùm). Trong truyện, có sự xuất hiện của chàng thanh niên Lý Thế Dân (sau là vua Thái Tông của nhà Đường).

Tùy Dạng Đế trong truyện của Đỗ Quang Đình chính là người đã phái Lê Ngọc tới cai quản vùng Thanh Nghệ ngày nay.

04/05/2019

chùa Mèo của người Mường ở huyện Lang Chánh : Nguyễn Huệ biến thành Nguyễn Trãi

Chúng tôi đang dự kiến du lãng vùng Lang Chánh ở xứ Thanh.

Bởi vậy, nhìn nhanh tư liệu dạng báo chí về chùa Mèo nổi tiếng trong vùng. Nhiều câu chuyện thú vị được báo chí trình bày. Nhưng chắc do buồn ngủ lúc "sao chép", nên có thể có "nhầm lẫn", ví dụ: biến Nguyễn Trãi thành Nguyễn Huệ để mang quân đi đánh quân Thanh, có qua chùa Mèo cầu khẩn.

Đại khái thế. Bài đầu tiên là từ Tạp chí Văn hóa Doanh nghiệp (một tờ tạp chí mới ra mắt).

18/10/2018

Bài thơ "Đò Lèn" (1983) của Nguyễn Duy

Tập thơ ấy của Nguyễn Duy, rõ ràng mình có, mua từ hồi còn du lãng phố cổ Bát Đàn thông trưa, mà còn tìm chưa ra trong giá sách. Lâu quá rồi, nên quên cả hình thù cái bìa. Nhưng đại khái nhớ là có bài "Đò Lèn" trong đó.

Hôm đến khu Quán Cháo, vừa hạ xe thì một ai đó đọc vài khổ trong đó. Nhìn ra thì thấy một người như cựu quân nhân. Vì mải việc khác, nên lúc ấy, chỉ đại khải để tự nhiên như nhiên vậy.

29/05/2018

Nạn đầu gấu ở thôn quê đầu thế kỉ 21 : trường hợp ở Quảng Xương, tháng 5/2018

Đã nói nhanh về nạn đầu gấu ở thôn quê, ở đây (tháng 9/2016) hoặc ở đây (tháng 10/2017). Đó là hiện thực ở nhiều làng quê hiện nay.

Bây giờ là vào mùa gặt tháng 5 năm 2018. Đầu gấu lại xuất hiện để thu tiền bảo kê máy gặt.

03/07/2017

Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh (toàn văn 36 trang)

Tên đầy đủ của bài là Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh qua khảo sát thần tích Đệ tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng.

Đã điểm tin ở đây (tháng 4/2017).

15/04/2017

truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh : bài mới trên Nghiên cứu và Phát triển

Vừa nhận được tin là một bài mới của mình, về truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh, xuất hiện trên số 1 năm 2017 của tạp chí Nghiên cứu và Phát triển.

Có liên quan sâu sắc với Phủ Mỗ hay Phủ Tây Mỗ ở Nga Sơn ngày trước (đã đi một vài entry trên blog này, ở đây hay ở đây).

10/04/2017

Phủ Tây Mỗ ở Thanh Hóa : mùa lễ hội 2017

Về mùa lễ hội 2016, thì đã điểm tin ở đây (tháng 2/2017).

Dưới là cập nhật tin của năm 2017.

Trưa hôm nay, cũng vừa được tin một người bạn đã mới dâng văn bia mới (soạn đầu năm 2017) cho Phủ Tây Mỗ. Tấm bia mà bạn dâng có thể thấy từ xa trong ảnh chụp của Đài TT - TH huyện Hà Trung.

30/04/2015

Cuộc chiến 1954 - 1975 nhìn lại, từ nhiều phía (8) : một chú bé ở Thanh Hóa hồi tưởng

Mình thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn, nên không có được kí ức như Hoàng Tuấn Công thuật lại ở dưới đây. 

Kể ra, mà các bác như Phạm Ngọc Hiệp, hehe, hay Salam, hay Thiên Lý, và nhiều bác khác, mà kể lại về ngày 30/4 năm 1975 thì chắc có thêm những kí ức phong phú nữa. Thời đại thông tin như hiện nay, chúng ta có thể tự viết sử được mà.

30/12/2014

Lăng mộ Lê Thì Hiến ở xứ Thanh

Nhân vật tôi có nhiều quan tâm. Được ghi trong chính sử Việt Nam và sử địa phương của Trung Quốc. Sở dĩ quan tâm là vì cha con ông nối tiếp nhau lên công chiến với nhà Mạc ở Cao Bằng.

27/06/2014

BÀ CHÚA LIỂU (Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh)

Cụ Phổ ở xứ Thanh có rất nhiều sách đã in, mà tôi mới đọc kĩ ba bốn cuốn trong đó. Thích nhất và có khi trích dẫn, là cuốn Bà chúa Liểu.

Đó là cuốn sách ra đời rất sớm, ở loạt đầu tiên, về bà chúa, từ sau Đổi Mới (trước Đổi Mới, bà chúa được xem là trung tâm của mê tín dị đoan).

23/02/2014

Đá làng Nhồi và hòn vọng phu (tờ Năng lượng Mới 2012)

Có một hòn vọng phu ở làng Nhồi (Thanh Hóa). Thật may, vẫn còn đó, sừng sững giữa trời (hay người ta chưa kịp đưa vào lò nung vôi). 

Tên chữ của làng là "Nhuệ thôn" (thôn Nhuệ).


Ảnh trong bài