Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/01/2016

Táo Quân 2016 : cúng Vua Bếp sớm hơn 1 ngày

Thực tế thì năm nay không ít gia đình cúng Táo Quân sớm hơn một ngày. Là bởi vì, hôm nay (31/1/2016) là Chủ Nhật, nhằm 22 âm lịch, nên làm thay cho ngày mai.

Quang cảnh của Táo Quân 2015 thì xem lại ở đây.


Dưới là quang cảnh của năm 2016, lấy về từ các nơi.

---

Hà Nội: Thả cả thùng cá chép phóng sinh xuống sông Hồng

 - Từ sáng sớm 31/1 (tức 22 tháng Chạp), người dân Thủ đô nườm nượp ra phố mua sắm vật dụng cúng lễ ông Công ông Táo. Đến trưa, các sông, hồ ở Hà Nội tấp nập người đổ ra thả cá phóng sinh.
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
Từ sáng sớm người dân đã đổ ra đường sắm lễ ông Công ông Táo. Ảnh: Ngọc Lan
 thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
 Nhiều cụ bà vừa mua hàng vừa trò chuyện. Ảnh: Ngọc Lan
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
 Người dân mua đồ lễ trên phố Hàng Mã. Ảnh: Trần Thường
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
 Cá chép là đồ cúng không thể thiếu trong ngày lễ 23 tháng Chạp. Ảnh: Trần Thường
 thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
Đến trưa 31/1, người dân bắt đầu đổ ra sông Hồng thả tro bát hương và vàng mã. Ảnh: Phạm Hải
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
 Chen chúc trên cầu Chương Dương. Ảnh: Phạm Hải
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
Nhiều người cẩn thận xuống sát bờ song Hồng đoạn dưới chân cầu Long Biên thả cá chép. Ảnh: Phạm Hải
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
 thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
Nhóm thanh niên thả nguyên một thùng cá chép từ trên cầu Long Biên xuống sông Hồng. Ảnh: Phạm Hải
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
Thả cá chép ở hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa). Ảnh: Phạm Hải 
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
 Người đàn ông này thả 1 con cá chép nhưng là cá chép to nặng hơn 1kg. Ảnh: Phạm Hải
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo

Nhiều nhà cúng ông Táo sớm 1 ngày. Ảnh: Phạm Hải

thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
Nhóm bạn trẻ tình nguyện thu gom rác và tuyên truyền bảo vệ môi trường trên cầu Long Biên. Ảnh: Phạm Hải
Phạm Hải
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/287556/ha-no-i-tha-ca-thu-ng-ca-che-p-pho-ng-sinh-xuo-ng-song-ho-ng.html






Những hiều nhầm khi cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp


Hoàng Đan | 





Theo chuyên gia Nguyễn Văn Dương, việc cho rằng, cúng ông Táo ở dưới bếp và cúng ông Công ở trên bàn thờ gia tiên là không đúng với phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng.



Sai lầm khi cúng ông Táo ở trong bếp (?!)
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình lại làm mâm cỗ cúng tiễn ông Táo về trời. Đây là ngày ông Táo về Thiên đình thông báo sự việc trong gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng.
Việc thờ cúng ông Táo nhằm thể hiện sự mong muốn, Táo Quân giúp giữ bếp lửa gia đình để luôn hạnh phúc và ấm áp.
Cũng theo quan niệm của dân gian, Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.
Đến trưa 30 Tết thì ông Táo lại có mặt ở hạ giới để tiếp tục công việc.
Liên quan đến phong tục này, một số ý kiến gần đây cho rằng, các gia đình thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau.
Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng.
Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia nghiên cứu tâm linh Nguyễn Văn Dương cho rằng, việc đưa ra ý kiến hướng dẫn cúng ông Táo như vậy là không đúng với phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc.
"Thực tế là đúng ông Công là thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nhưng tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình.
Không có ai đi đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp để thờ cúng các vị thần linh như ông Táo cả. Nói cúng ông Táo ở dưới bếp mới đúng như vậy là không hiểu văn hóa, tín ngưỡng, quan niệm dân gian từ nhiều đời nay của dân tộc Việt Nam", ông Dương nói.
Cũng theo ông Dương, trên bàn thờ các gia đình luôn có 3 bát hương và bát hương chính giữa bao giờ cũng đều dành để thờ các vị thờ thổ công, long mạch, táo quân, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.
Cùng với đó, hai bát hai bên mới là thờ các vị trong gia tiên, tiền tổ.
"Phải khẳng định thêm rằng, bếp không phải là chỗ để thờ cúng, bởi nơi đó là nơi đun nấu có nhiều uế tạp còn chỗ thờ cúng phải sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.
Mọi người nên giữ đúng truyền thống và nét đẹp trong cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp của cha ông ta đã truyền lại từ nhiều đời", ông Dương nhấn mạnh.
Còn chuyên gia Nguyễn Vĩnh Kiên cũng cho hay, nếu nói nên cúng ông Táo ở dưới bếp mới đúng thì cũng nên chuyển bàn thờ thần tài ở góc nhà xuống bếp để thờ.
"Tôi không hiểu ai lại khuyên người ta đưa ông Táo xuống bếp cúng. Điều đó là vô cùng sai lầm, đi ngược lại quy tắc thờ cúng mà cha ông ta vẫn thường làm vào mỗi dịp 23 tháng Chạp.
Cá nhân tôi cho rằng, nếu ai đó khuyên nên cúng ông Táo xuống bếp thì giả sử người đó cũng thờ bàn thờ thần tài ở góc nhà cũng nên chuyển xuống bếp.
Bởi, theo truyền thuyết, thì ông thần tài là một người chết ở xó bếp sau đó gia đình đó, thờ cúng gặp nhiều may mắn nên thờ và lâu dần thành thần tài", ông Kiên bày tỏ.
Ảnh minh họa bàn thờ cúng ông Táo tại một gia đình. Ảnh: HNM
Ảnh minh họa bàn thờ cúng ông Táo tại một gia đình. Ảnh: HNM
Nên cúng cá chép giấy hay cá chép thật?
Trao đổi với chúng tôi, GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho rằng, trong ngày 23 này, người dân có thể dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy để cúng đều được.
Theo GS Thịnh, với các gia đình có điều kiện thì nên dùng cá chép thật để làm lễ và sau đó thả phóng sinh.
"Cá chép thật sau khi làm lễ được thả phóng sinh mang rất nhiều ý nghĩa. Ngoài việc để đưa ông Táo bay về trời theo quan niệm của dân gian thì tục lệ phóng sinh này còn mang tư tưởng của Phật giáo liên quan đến vấn đề môi trường rất sâu sắc", GS Thịnh nói.
Cùng với đó, theo GS Thịnh, việc sử dụng cá chép thật còn mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân.
"Ở nhiều nơi, người ta nuôi cá chép phục vụ cho ngày 23 tháng Chạp thu về nguồn lợi rất lớn, tạo nhiều công ăn, việc làm nên việc dùng cá chép thật cũng mang ý nghĩa xã hội lớn", GS Thịnh chia sẻ.
Có phải cúng trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp?
Theo chuyên gia Nguyễn Vĩnh Kiên, cúng ông Công, ông Táo là một ngày lễ quan trọng trong năm của người Việt.
Các cụ xưa nay vẫn dặn dò con cháu dù có bận rộn tới mấy thì đúng ngày 23 tháng Chạp vẫn nên dành thời gian để làm lễ cúng ông Công ông Táo.
Và nhất định lễ cúng phải được cử hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuỳ theo điều kiện thời gian mà có thể cúng ông vào trưa hoặc tối ngày 22 tháng Chạp, cùng lắm là cúng ngày 23 tháng Chạp.
"Chúng ta vẫn có thể cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, thậm chí, do điều kiện thời gian, hoàn cảnh có thể cúng vào chiều, tối cũng không sao.
Nhưng ở đây, muốn khuyên mọi người nên chọn thời điểm tốt nhất để cúng lễ này. Theo quan niệm dân gian từ 11 giờ - 13 giờ là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.
Nên thời điểm đẹp nhất vẫn là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp", ông Kiên nói.
Lễ vật cúng Táo Quân gồm: Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc.
Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.
theo Trí Thức Trẻ



Chủ nhật, 31/1/2016 | 14:45 GMT+7


Phố Hàng Mã tấp nập trước ngày ông Táo về trời


Sắp đến ngày cúng ông Công ông Táo, phố Hàng Mã (Hà Nội) nhộn nhịp kẻ mua người bán.
Chỉ còn một ngày nữa là đến 23 tháng Chạp, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, người dân Thủ đô sắm sửa đồ lễ để tiễn ông Công ông Táo về trời.
 
Tại phố Hàng Mã, hoạt động mua bán diễn ra rất sôi động. Anh Tuấn đã chạy gần chục cuốc xe chở hàng đi cho khách, tính ra phải hơn trăm bộ vàng mã cúng ông Công, ông Táo.
 
Mũ, áo, hia, cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy và một số vàng thoi bằng giấy)... là những vật dụng không thể thiếu trong dịp này.
 
Bộ vàng mã dùng để cúng trong dịp này có giá dao động từ 45.000 đến 120.000 đồng.
 
Theo kinh nghiệm của một số người dân, mua bộ đồ cúng ông Công ông Táo của những người bán hàng rong giá sẽ rẻ hơn, chỉ từ 5.000 – 10.000 đồng/bộ. Chỉ trong buổi sáng, chị Hương ở Gia Lâm đã bán được gần 50 bộ.
 
Theo các chủ hàng, bộ đồ cúng ông Công đang bán rất chạy. Người dân mua bộ đồ này cũng sẽ mua luôn các loại vàng mã khác để cúng giao thừa và dùng cho ngày hóa vàng theo phong tục.
 
Ngựa năm nay bán không chạy, mặc dù giá của mặt hàng này cũng khá phải chăng chỉ 70.000 một con. Năm nay ít cửa hàng bán nhà lầu, xe hơi, xe máy ... vì không nhiều khách hỏi mua.
 
"Năm nào tôi cũng mua vàng mã ở đây có nhiều mẫu mã đẹp, tha hồ chọn. Giá cả thì mua quen nên cũng it phải mặc cả nhiều", chị Lan một khách mua hàng cho biết.
 
Lễ vật cúng ông Công bao gồm mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy.

 
Phố hàng Mã đông nghịt người mua sắm, không khí rất náo nhiệt.
 
Vì đây là một ngày lễ quan trọng trong năm, mang tính tâm linh và truyền thống nên ai cũng muốn mua sắm đồ dùng cẩn thận
 
Thị trường vàng mã bắt đầu từ 20 tháng Chạp, tuy nhiên hôm nay Chủ nhật vẫn là ngày sôi động nhất.
 
Giang Huy
http://vnexpress.net/photo/thoi-su/pho-hang-ma-tap-nap-truoc-ngay-ong-tao-ve-troi-3350711.html

2 nhận xét:

  1. Lần đầu tiên Comemnt ở nhà Bác Giao cũng là ngày 23 /12 đưa ông Táo về trời , cũng từ đó quen thêm được mấy người , dù rằng mạng ảo nhưng sau mạng ảo là con người thật hiện hữu vì thế nên quý nhau lắm . Salam đã nhậu với Lão Cạo rồi chỉ hy vọng được nhậu với Bác Giao một lần thôi
    P / s : Đưa ông Táo bằng cá chép thì bình thường quá rồi , giờ người ta đốt máy bay hay hoả tiễn cho ông đi nhanh hơn , đi bằng cá chép thì bao giờ tới ... he he

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế là kỉ niệm tròn năm đó đúng không bác Salam ơi.

      Hẹn bác Salam cùng nhậu với Lão Cạo nhé. Không biết lúc này Lão ấy chuẩn bị biến hóa thành Người Đồng Bằng 2 hay là Người Miền Núi nữa đây ?

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.