Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thần-đạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thần-đạo. Hiển thị tất cả bài đăng

28/03/2024

Tháng 3 với lễ hội "Cầu Mùa 豊年祭 " ở ngôi đền danh tiếng Tagata 田縣神社

 Đây là một ngôi đền ở tỉnh Aichi (Nhật Bản).

Tên ngôi đền là Tagata (âm Hán Việt của chữ "Tagata" là "Điền Huyện"), nên trong tiếng Việt trước đây có khi được gọi là "đền Điền Huyện". 

Tagata là một ngôi đền cổ danh tiếng (có tên trong sách Diên Hỷ thức  - được biên soạn vào đầu thế kỉ X (năm Diên Trường 5, tức năm 927).

Trong khuôn viên đền Tagata có nhiều hình dương vật. Dương vật là linh vật của ngôi đền.

18/06/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 20 năm, nhìn lại ngôi đền làng Ikisan (tỉnh Fukuoka)

Hơn 20 năm trước, mà chính xác là 21 năm trước (2002-2023), tôi đã sống lâu dài để điều tra điền dã dân tộc học trong học khu Ikisan của thị trấn Nijo - một thị trấn nằm kẹp giữa hai tỉnh Fukuoka và Saga (miền Nam nước Nhật). 

Tên học khu được lấy từ tên của một ngôi làng (mỗi học khu có nhiều làng). Mà làng ấy có tên là "Ikisan". Dĩ nhiên, tên học khu thành "Ikisan".

Ngôi đền của làng nằm ở vùng rừng rậm. Đại khái, cảnh sắc của khu vực ngôi đền năm 2002 là như sau (ảnh của chủ nhân Giao Blog - lúc ấy, vừa tròn 30 tuổi):

09/10/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : nhìn về hòn đảo nhỏ hoang vu ở bên cạnh quốc lộ 202 nối tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga

Nhiều năm tháng tuổi trẻ tôi đã ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga ở miền Tây Nhật Bản. Đó là làng Ikisan với nhà ga quê mùa Ikisan, đọc lại ở đây (đã đăng vào tháng 4 năm 2020). 

Từ ga Ikisan thì xuôi xuống ga Fukae (đọc ở đây), rồi cứ thế mà đi sang Saga. Đó là chiều xuôi từ Fukuoka đi Saga, rồi có thể tới Nagasaki. Còn ở chiều ngược lại, từ ga Ikisan đi ra ga Maebaru, lại đi thêm một ít nữa là tới thành phố Fukuoka.

Đó là tuyến đường sắt. 

Còn đường bộ, thì có tuyến quốc lộ mang số 202, đã giới thiệu nhanh ở đây.

Có những mùa đông lạnh giá, nước đóng băng (như thấy ở đây). Có những mùa mận chín ở trong vườn. Có những mùa ăn măng trong rừng ở trước nhà.

12/04/2020

Năm nay, bùa thần ở 4 góc làng còn có công hiệu đuổi Cô Vy

Ngày xưa, hàng năm, tôi vẫn theo chân các ông cai đám trong các làng thuộc cùng một học khu đi hành hương tới các ngôi đền lớn.

Cai đám là được cử hàng năm, cứ luân phiên các gia đình trong mỗi làng. Thường mỗi phiên thì có hai gia đình (và đại diện là hai người chủ gia đình ấy), còn tùy vào số lượng hộ gia đình trong các làng.

1. Đó là những ngôi làng tự nhiên hình thành lâu dài trong lịch sử. Được gọi là "thôn" (mura, tức làng) là từ thời Edo, trải qua cả thời Minh Trị, Đại Chính, rồi sau này chỉ còn được gọi là "đại tự" (oaza). Bây giờ thì gọi là "khu" (ku). Nhưng tôi thì vẫn gọi là làng.

2. Các nhà cai đám sẽ đi nhận bùa thần ở các ngôi đền danh tiếng trong vùng. Ví dụ đền thần ở ngọn núi Hikozan. Các bùa thần đó sẽ được đem về đóng vào 4 góc của làng với ý nghĩa là xua đuổi tà mà. Tà ma quỉ quái thì tránh xa nhé, không xâm phạm làng chúng tôi !

Đại khái giống tác dụng cây nêu của Đại Việt ngày xưa (đại khái, một Tết nào đó hồi trước, tôi đã viết về cây nêu Đại Việt theo đặt hàng, đọc lại ở đây).

21/03/2020

Tiếp tục cầu nguyện Thần và Phật đuổi dịch Cô Vy : vẩy quạt và vãi muối ở Bắc Hải Đạo

Ở Việt Nam, vào giữa tháng 3 vừa rồi, thì võ sư Huỳnh đã thiết đàn tống tiễn ôn thần Cô Vy về lại mảnh đất quê hương Vũ Hán (xem lại ở đây).

Ở Đài Loan, bà tổng thống Thái Anh Văn đi lễ đền thờ nữ thần danh tiếng Mã Tổ (xem lại ở đây).

Bây giờ là điểm thêm tin tức ở Nhật Bản.

Như đã điểm tin trên Giao Blog (ở đây), từ ngày 31/1/2020 (Thứ Sáu) đến hôm nay, ngày 21/2 (Thứ Bảy), đã là gần hai tháng. Trong gần hai tháng ấy, tại ngôi đền lớn Kasuga ở thành phố Nara (Nhật Bản), lễ cầu nguyện đuổi dịch Cô Vy vẫn được nhà đền tổ chức đều đặn hàng ngày. Mỗi ngày sẽ có lễ buổi sáng và lễ buổi tối. Sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi hết đại dịch Cô Vy.

20/02/2020

Cầu mong nữ thần Mã Tổ đẩy lùi đại dịch Covid-19, bà Thái Anh Văn đi lễ đền Từ Hựu

Tên đúng của ngôi đền là Từ Hựu cung, thuộc nước Đài Loan. Còn ở Nhật Bản, thì đã đưa tin về việc cầu Thần Phật đẩy lùi đại dịch Cô Vy, đọc lại ở đây.

Lần trước, cũng đã nói đến việc các bà Thái Anh Văn và Tô Trị Phần đi lễ đền thờ nữ thần danh tiếng Mã Tổ, đọc lại ở đây (năm 2016). 

01/02/2020

Khẩn cầu thần linh đuổi đại dịch Corona, ở đền lớn tại Nara (Nhật Bản)

Việc cầu nguyện các đấng thần linh đuổi bệnh dịch, thì rất phổ biến và cũng rất đỗi bình dị ở Nhật Bản. Truyền thống này đã có hàng ngàn năm nay.

Hồi đầu thế kỉ XXI, mình ngồi tập hợp tư liệu cũ của lãnh chúa Karatsu để viết phần về "cầu đảo đuổi bệnh dịch" trong các ngôi đền lớn ở địa phương. Tư liệu của lãnh chúa khá thú vị. 

Hồi đầu thế kỉ XXI, thì mình cũng đã có khảo sát thực tế tại địa phương về việc khấn thần linh đuổi dịch SARS. Có những buổi lễ thì rất đông người tham dự, nhưng có khi chỉ có hai cha con ông thầy cúng và mình ! Mình lúc đó thành ra chân giúp việc, làm cái nọ lấy cái kia, nhưng không quên đặt máy ghi âm và chụp ảnh !

Bây giờ, đầu năm 2020, đại dịch Corona cũng đã lan đến Nhật Bản. Người bệnh đầu tiên được xác nhận là thuộc tỉnh Nara.

Ngôi đền lớn Kasuga ở Nara thì từ ngày 31/1 sẽ tiến hành cầu nguyện đuổi đại dịch. Nhà đền sẽ cầu nguyện liên tục vào sáng và tối mỗi ngày, cho đến khi đại dịch được đẩy lui hoàn toàn.

Truyền thống văn hóa lâu đời, theo đúng như lí thuyết của ngành văn hóa dân gian Nhật Bản.

13/10/2019

Rước thần từ núi xuống biển, giữa siêu bão ở các tỉnh phía Bắc Nhật Bản

Cơn bão 19 đang làm điên đảo các tỉnh thuộc vùng Quan Đông của Nhật Bản, mà trung tâm là thủ đô Tokyo. 

Nhưng ở miền Tây, tức vùng Quan Tây, trời mùa thu ngày Chủ Nhật, 13/10 năm 2019, rất đẹp và bình yên. Lại một mùa lễ hội rước thần từ đền trên núi xuống bãi biển. Rồi lại từ biển, rước các ngài trở về các đền trên núi.

Cũng tháng 10 này, của năm 2017, thì xem cụ thể ở đây.

11/10/2019

Cổng đền màu đỏ Nhật Bản ở Hà Nội : Câu lạc bộ Wasabi ở Hàng Buồm

Mình thì luôn bị cuốn hút bởi màu đỏ của cổng đền Nhật Bản (ví dụ xem ở đâyở đây hay ở đây). Hiện đang thấy một cái ở số 57 Hàng Buồm - Hà Nội. Cách không xa Hồ Gươm.

Đợt trước, đã nói về các khu phố Nhật Bản hiện đại đang mọc lên, nhất là về đêm, ở khu vực gần gần với Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, xem lại ở đây (đã đưa lên Giao Blog vào tháng 8/2018).

Bây giờ là một số hình ảnh về CLB Wasabi trên phố Hàng Buồm - khu phố cổ Hà Nội. Nhìn bên ngoài, đáng chú ý là một cái cổng đền màu đỏ đặc trưng Nhật Bản.

Wasabi là tiếng Nhật, có nghĩa là "mù tạt" (từ quen dùng trong tiếng Việt hiện nay). Có thể hiểu như là CLB mù tạt.

06/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : một Thứ Bảy đầu tiên mở màn Lễ hội Mùa Hè

Đó là chuỗi lễ hội diễn ra vào mùa hè để mong Thần Phật phù hộ độ trì mà vượt qua được cái nóng như nung. Nước Nhật hiện đại bậc nhất thế giới, nhưng cũng là nước Nhật truyền thống biết lưu giữ những di sản quí báu của cha ông.

Cứ mùa hè tới, là thế nào, cũng sẽ chui qua vòng cỏ huyền thoại để mong nhận được sức mạnh độ trì của Thần Phật mà sống vượt qua mùa hè.

Khắp nơi trên nước Nhật, bắt đầu khoảng từ hôm nay, các đền chùa sẽ đặt ở cửa lớn một vòng cỏ huyền thoại bắt nguồn từ thần thoại lập quốc.

12/03/2019

Nhà vua bắt đầu các nghi lễ thoái vị, vẫn canh cánh nỗi lo về hôn lễ của cháu gái

Nhà vua Bình Thành đã bắt đầu thực hiện các nghi lễ mừng 30 năm tại vị, cũng là những nghi lễ chuẩn bị cho sự kiện thoái vị sắp tới của ngài. Về sự kiện đặc biệt này, có thể xem thêm ở đây (tháng 11/2016) và ở đây (tháng 8/2016).

Phía báo chí Nhật Bản cho biết: tựa như cả hoàng cung đang canh cánh nỗi lo về hôn lễ của người cháu gái nhà vua. Tức là công chúa mà đầu tháng 9 năm 2017 đã làm lễ đính hôn (phát biểu về việc hôn lễ), lúc đó Giao Blog đã đưa tư liệu trực tuyến ở đây.

Những tưởng hôn lễ sẽ được cử hành nhanh chóng trong năm 2017, nhưng các sự cố đã xảy ra. Vấn đề "khó chịu" của phía chú rể được lộ diện liên tục, và kết quả là đám cưới phải lùi 2 năm.

02/08/2018

Thánh Mẫu của người Nhật : hoàng hậu Thần Cung và Lễ hội Mùa hè

Hoàng hậu Thần Cung là một hoàng hậu độc đáo trong hệ phả thời kì cổ đại của hoàng gia Nhật Bản. Về thực chất, bà từng lên ngôi nhiếp chính khi vị thiên hoàng chồng bà đã mất sớm trên đường đi chinh phạt vùng Triều Tiên ngày nay. Rồi bà lên làm tướng tổng chỉ huy, tiếp tục cuộc chinh phạt.

Bà thành Thánh Mẫu của người Nhật. Hướng các ngôi đền thờ bà thường nhìn ra biển Nhật Bản, cũng tức là nhìn về phía Triều Tiên và Trung Quốc.

Những ngôi đền thờ bà thường có những pho tượng Thánh Mẫu độc đáo.

24/07/2018

Lễ hội mùa hè ở thành phố quê : ngày 24 và 25 tháng 7

Một người bạn vừa gửi mail hôm qua bảo rằng, chỗ anh ấy ở miền trung Nhật Bản đang thời điểm nóng như thiêu như đốt, không khác gì Hà Nội, hàng ngày cứ kéo dài liên tục chính là cái nhiệt độ khoảng 38 - 39 độ ngoài trời. Bạn đã sinh sống trong một thời gian rất dài tại Hà Nội, như thành người Hà Nội, giờ trở lại Nhật là để quen với cái nóng Hà Nội tại Nhật !

Ở vùng thành phố quê thuộc miền nam Nhật Bản thì cũng nóng không kém. Chính lúc nóng thế này, thường là đợt nóng đỉnh nhất hàng năm, thì lễ hội mùa hè sẽ được tổ chức. Ngày 24 và 25 tháng 7. Ngày xưa là theo lịch âm (nông lịch), còn bây giờ là tính lân sang lịch Tây.

17/07/2018

Thay những "dải rơm bện lớn" (shime-nawa) tới hơn 5 tấn, ở đền Nhật Bản, bằng cách nào ?

Mình chưa có dịp trực tiếp chứng kiến cảnh thay những shime-nawa lớn đến nhường này, tới 5 hay 6 tấn, mà là được bện từ rơm mới. Loại lớn thế này cũng được bện bằng máy hay hỗ trợ của máy, chứ không thể làm thủ công. Hình ảnh của đại shime-nawa đã đưa lên từ hồi tháng 1 năm 2015 (ở đây).

Cũng là bởi vì không phải năm nào cũng thay đại shime-nawa. Thường phải 5 hay 6 năm thì các ngôi đến lớn ấy mới thay. Dĩ nhiên là phải dùng cần cẩu, để lấy cái cũ ra, rồi lại đưa cái mới vào. Vị chi phải làm việc cả một ngày. Người xem thì thường rất đông.

02/07/2018

Trái bóng và con quạ thần 3 chân : Hãy cùng người Nhật đến những ngôi đền thiêng cầu nguyện cho đội tuyển quốc gia

Biểu tượng của bóng đá Nhật Bản là con quạ thần 3 chân, tiếng Nhật gọi là "Yata-garasu 八咫烏やたがらす". Nhìn vào bộ quần áo đấu của đội tuyển Nhật Bản sẽ thấy hình con quạ thần 3 chân này. Thật ra, phải nói rõ là: con quạ có 3 chân làm lính cho các vị thần.

29/04/2018

Bắt đầu mùa sâu bọ và rắn rết, là lúc đền làng phát cát thần đuổi trùng

Cứ vào cuối tháng 4 hàng năm, là hội làng.

Những mùa ở trong làng, mình sẽ dậy sớm theo chân các bô lão làng ra bãi biển để lấy cát. Cát biển đầu ngày. Phải chọn những đám cát sạch và khô. Cho vào bao tải sạch, chất lên xe bán tải và ra về.

Sau đó là cho vào các bao nhỏ. Đóng dấu nhà đền.

29/11/2017

Đêm lạnh, nhìn đống lửa ngun ngút ở tít xa, trong thời khắc "đợi các thần trở về"

Trong truyền thuyết, những ngày này, các thần ở làng đi về thủ đô họp Hội nghị Trung ương hàng năm. Các việc lớn của đất nước Nhật Bản vào năm 2018, sẽ được bàn định.

Bởi vậy, ở các vùng quê, hiện đêm nay, đang là thời khắc không có thần. Các thần đi vắng cả. Không có ai trông giữ làng quê.

12/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên những bờ xôi ruộng mật còn giữ được, bởi nhà sư đã đứng lên

Cũng như vùng quê biên viễn ở Đông Bắc Việt Nam, ở đây chỉ canh tác được một vụ lúa trong một năm. Cũng cấy vào dịp tháng 6 và thu hoạch vào tháng 10 dương lịch.

Hạt thóc, bởi vậy, rất được quí trọng. 

Những bờ xôi ruộng mật này, nếu không có sự đứng lên để giữ đất giữ chùa của phương trượng K., vào năm 2005, thì đã về tay doanh nghiệp rồi. Nhà máy chế biến thực phẩm chức năng công suất lớn đã mọc lên, và những mùa vàng như thế này đã vĩnh viễn mất đi.

03/09/2017

Lễ cưới hoàng gia sắp diễn ra, công bố chính thức của công chúa ngày 3/9/2017

Hồi tháng 10 năm 2014, hoàng gia Nhật Bản đã có một lễ cưới. Một công chúa lấy một người thường dân, trở thành thường dân, chuyển ra bên ngoài hoàng cung (đã đi ở đây). Hồi đó chú rể thì hơn 40 tuổi một chút, còn cô dâu thì 26 tuổi.

Hôm nay, một công chúa trong hoàng gia (con gái lớn của hoàng tử Văn Nhân) vừa chính thức công bố về lễ cưới sắp tới của mình. Cũng với một thường dân. Hai người là bạn học cùng lớp đại học, hiện đều là 25 tuổi.