Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghiên-cứu-tôn-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghiên-cứu-tôn-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

17/05/2024

Tính thời sự của "kinh nghiệm tôn giáo" qua chuỗi sự kiện "người đàn ông" Thích Minh Tuệ 2024

"Kinh nghiệm tôn giáo" và "cái tuyệt đối" là hai điểm cốt tử của tôn giáo.

Mở một entry này để quan sát từ hôm nay (17/5/2024) chuỗi sự kiện về "người đàn ông" đang trên đường  khất thực có tên Thích Minh Tuệ từ góc nhìn "kinh nghiệm tôn giáo".

Chuỗi sự kiện này bắt đầu từ "kinh nghiệm tôn giáo" của một cá nhân, đang từ từ dần dần phát triển thành "kinh nghiệm tôn giáo" của rất nhiều người, thậm chí đã tới tầm "quốc dân" và "quốc gia".

Quốc gia và quốc dân Việt Nam đang cùng nhau trải qua một "kinh nghiệm tôn giáo" thú vị, là hiện tượng "thầy Minh Tuệ" vào năm 2024. 

Hôm nay, phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ đều đã có công văn về hiện tượng thầy Minh Tuệ. Mở đầu là bằng hai công văn này. Công văn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì sử dụng từ "người đàn ông".

02/08/2023

Thờ mẫu Liễu Hạnh ở Việt Nam : Những giá trị khác biệt (bài Nguyễn Ngọc Mai)

Bài mới đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo - số 2 (230) năm 2023, trang 65-86. Bản word của bài được lấy nguyên về từ website khaitue.edu.vn (trang cá nhân của tác giả).

10/07/2022

Tạp chí "Vấn đề Tôn giáo" số 32 (số mùa thu 2020) - Chính quyền Abe Shinzo và vấn đề tôn giáo

Là một số tạp chí cũ, của hai năm về trước. Đó là số chuyên đề "Chính quyền Abe Shinzo đã như thế nào với giới Tôn giáo" (hay dịch sát nghĩa là: Với giới Tôn giáo, chính quyền Abe Shinzo đã là cái gì vậy ?).

29/10/2021

Hội thảo Việt Nam học VI (Giao Blog tham gia trực tiếp, ngày 29/10/2021)

Chúng tôi đang ở Hội trường Tiểu ban 3 của Hội thảo (tiểu ban Dân tộc và Tôn giáo). Chính là Hội trường của Viện Dân tộc học tại tầng 10 trụ sở VASS số 1 đường Liễu Giai (Hà Nội).

Chương trình tổng thể của hội thảo đã được đưa về Giao Blog ít hôm trước, xem lại ở đây. Đại khái, vẫn trong thời kì bình thướng mới với covid-19, hội thảo được tổ chức kết hợp cả hai hình thức: tham gia trực tiếp (một bộ phận học giả đến tham gia tại các hội trường) và tham gia trực tuyến (đại bộ phận học giả tham gia qua mạng, được kết nối tới các hội trường bằng zoom).

04/11/2019

20 năm Tạp chí "Nghiên cứu Tôn giáo" (1999-2019) : một diễn đàn của ngành Tôn giáo học Việt Nam

Thú vị là có một bạn vốn là người của tạp chí, từng giữ chức quản lí và thực sự lo bài vở, nay đã chuyển sang một cơ quan khác vẫn chuyên về tôn giáo, nhân 20 năm, có nói đến chuyện một học giả người Việt Nam gần đây viết lời tựa cho cuốn sách dịch tiếng Việt của Peter Connoly (sách mới ra năm 2018) mà lại đặt ra một câu hỏi lớn (hay một nhận định) !

Câu hỏi/nhận định đó làm cho người bạn rất lấy làm nghĩ ngợi. Phải bày tỏ ra với mọi người nhân dịp 20 năm. Câu hỏi là: hiện nay (2019), ở Việt Nam đã có ngành Tôn giáo học hay chưa.

Cuốn của Connoly, cả nguyên bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Nhật đọc trong nhóm ngày xưa, rồi gần đây là bản tiếng Việt mới ra, thì sẽ nói sau.