Đăng Thành có viết một luận văn cao học về Levi-Strauss. Luận văn ấy nhìn từ góc triết học.
Bây giờ là một bài viết của Đăng Thành trong Tạp chí Triết học và Tư tưởng (chủ bút Nguyễn Hữu Liêm) mới lên trang (hiện là tạp chí mở trên mạng toàn cầu).
Đăng Thành có viết một luận văn cao học về Levi-Strauss. Luận văn ấy nhìn từ góc triết học.
Bây giờ là một bài viết của Đăng Thành trong Tạp chí Triết học và Tư tưởng (chủ bút Nguyễn Hữu Liêm) mới lên trang (hiện là tạp chí mở trên mạng toàn cầu).
Thầy Suenari đến Việt Nam điều tra dân tộc học lần đầu tiên vào năm 1992. Ông đến thăm làng Triều Khúc (Hà Nội) vào một lần nào đó, rồi quyết định chọn đây là điểm nghiên cứu điền dã dân tộc học dài hạn.
1. Đợt điều tra làng Triều Khúc lần đầu tiên là vào tháng 8 và tháng 9 năm 1994. Nhưng thời gian đó, ông còn du lãng khá nhiều làng mạc khác: Bối Khê, Phố Hiến, Mộ Trạch, Mộc Châu, đó đây ở Hà Tây (tên tỉnh lúc bấy giờ),...
"Thầy đã đi xa vào ngày 4 tháng 1 năm 2024, hưởng thọ 85 tuổi".
Đó là tin báo của gia đình thầy ở Tokyo (Nhật Bản) tới các học trò sau tang lễ.
Tang lễ được cử hành trong phạm vi gia đình. Sau tang lễ, gia đình mới báo tin cho chúng tôi. Giao Blog đưa tin chậm lại, sau đúng một tháng ngày thầy rời xa cõi tạm (4/1 - 4/2/2024).
Thầy nguyên là Giáo sư Đại học nữ Thánh Tâm (Tokyo, 1972-1990), Giáo sư Đại học Tokyo (1990-1998), Giáo sư Đại học Toyo (Tokyo, 1998-2004).
Thầy là nhà dân tộc học Đông Á lừng danh (hiện nay, "dân tộc học" được chuyển thành "nhân loại học văn hóa" tại Nhật Bản). Ông làm điều tra điền dã ở tất cả các quốc gia Đông Á: làng xã Nhật Bản, làng xã Okinawa, vùng tộc người thiểu số ở Đài Loan, vùng làng xã ở Hàn Quốc, vùng người Khách Gia ở Mai Huyện (Quảng Đông, Trung Quốc), vùng Nội Mông (Trung Quốc), vùng nông thôn Hương Cảng, vùng làng xã Việt Nam. Sau này, để so sánh với Việt Nam, ông có tới khảo sát nhanh tại Mianma.
Lớp người tiên phong ở thời Minh Trị.
Lớp người có những cuộc đời ngoại hạng. Torii chỉ học tiểu học chính qui, đang học thì bỏ dở. Rồi ông tự học tất cả chương trình các cấp phổ thông.
Ông là nhà dân tộc học tiên phong, không có bằng đại học, nhưng 16 tuổi đã tham gia thành lập Hội Nhân loại học Nhật Bản. Đến năm 51 tuổi thì lấy học vị Tiến sĩ Văn học.
Ông là người Nhật Bản đầu tiên đi điều tra điền dã ở nước ngoài. Dấu chân ông rải khắp vùng Đông Bắc Á, sang cả châu Âu và Nam Mỹ !
Đại khái vậy.
Bài đầu tiên giới thiệu cẩn thận nhất về sự nghiệp của Torii lại là của chính ông thầy mình - thầy Suenari Michio.
Kinh điển của mỗi ngành học đều đúng là kinh điển ! Phải thường xuyên đọc đi đọc lại kinh điển.
Nhiều năm trước, chúng tôi với tư cách học sinh sau đại học đã tham gia các buổi đọc sách và bình luận sách kinh điển do Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản tổ chức (về hội này, trên Giao Blog, đọc lại ở đây).
Hồi đó, là những năm đầu của thế kỉ 21, có những kỉ niệm vui vui trong những lần đi tham gia các buổi đọc sách. Trên Giao Blog, đã tạm kể nhanh, ví dụ ở đây hay ở đây.
Bây giờ, đã là sang những năm đầu của thập niên thứ ba thế kỉ 21, bẵng một cái, đã tầm 20 năm đi qua ! Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản lại tổ chức các sê-ri đọc lại kinh điển.
Vui nhất là bây giờ, những buổi đọc sách này sẽ thực hiện qua zoom. Có thể ở bất cứ đâu trên thế giới, cũng đều có thể qua mạng mà cùng nhau đọc sách.
Vừa rồi có sự kiện bà Phi Yến ở Côn Đảo (xem ở đây), cung cấp một trường hợp khá thú vị cho góc nhìn văn hóa sử của tôi. Thế rồi, sang tháng Năm này, trong liên quan đến kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng Năm năm 1954), thì sự kiện tranh Điện Biên Phủ 2022 lại cung cấp một trường hợp thú vị nữa.
Frazer, tức là James George Frazer (1854-1941), học giả người Anh, tác giả của bộ sách danh tiếng The Golden Bough xuất bản lần đầu năm 1890.
The Golden Bough thường được dịch ra Việt ngữ là Cành vàng. Tên đầy đủ của bộ sách ở ấn bản 1890 là The Golden Bough: A Study in Comparative Religion (Cành vàng: một nghiên cứu so sánh về tôn giáo). Lần xuất bản này, bộ sách chia làm 2 tập (vol 1, vol 2), toàn bộ khoảng 900 trang.
Ở các lần tái bản có sửa chữa sau này, ví dụ đầu thập niên 1910, bộ sách được tác giả đổi tên thành The Golden Bough : A study in Magic and Religion (Cành vàng: một nghiên cứu về ma thuật và tôn giáo).