Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đô-thị-hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đô-thị-hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

08/10/2021

Cuộc tháo chạy khỏi Sài Thành từ sau 1 tháng 10 năm 2021 : tin tức và bình luận từ nhiều góc nhìn

Nhiều chục năm nay là dòng di cư từ các tỉnh (cả ba miền) đổ về Sài Gòn. 

Một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có khoảng 40% người nhập cư về Sài Gòn hiện nay là có được nhà ở cố định. Có thể tạm hiểu là tới khoảng 60% dân nhập cư Sài Gòn đang ở trọ.

Trong năm 2021, đã có nhiều đợt dân nhập cư Sài Gòn đã bỏ lại thành phố để lũ lượt về lại quê hương bản quán. Họ ồ ạt tháo chạy với nhiều đợt, bằng tất cả các phương tiện có thể (xe máy, xe đạp, đi bộ,...), với muôn vạn cảnh ngộ khác nhau. 

Ở entry này là quan sát đợt tháo chạy từ sau ngày 1 tháng 10.

31/08/2021

Hà Nội giữa năm 2021 những ngày giãn cách chống dịch (ghi chép 2)

Đang cập nhật các ghi chép từ nhiều nguồn khác nhau. Ghi chép 1 thì ở đây (bắt đầu 30 tháng 7 năm 2021).

Bây là Ghi chép 2.

Hôm nay là ngày cuối cùng của tháng 8. Khả năng kết thúc giãn cách xã hội của Hà Nội sau ngày 6/9 thì vẫn chưa thấy (tính đến hôm nay). 

21/02/2020

Hợp nhất thôn và tổ dân phố ở Hà Nội 2020

Việc này đã được bàn bạc ở địa bàn dân cư trong năm 2019.

Lúc đầu, ở chỗ mình - nơi có bác tổ trưởng đặc biệt là con cháu cụ thổ ti, đã đi ở đây hay ở đây - cũng có lo ngại, vì sợ tổ mình phải hợp nhất vào với một tổ nữa. Mà nếu hợp nhất thế, thì điều kiện cứng tổ trưởng tổ dân phố phải là đảng viên, thì tổ mình mất luôn tổ trưởng ! Tức là, bác con cháu thổ ti hiện chưa có đảng, nếu hợp nhất diễn ra, thì bác ấy phải nghỉ, và tổ trưởng tự động là do nhân vật tổ trưởng của tổ bên kia đảm nhận.

Nhưng đến cuối năm thì cụ bí thư chi bộ thông báo lần cuối: không hợp nhất nữa. Lí do trình bày sau, mà xem ra, khá thú vị, phản ánh đặc trưng đô thị hóa của Việt Nam thời đầu thế kỉ XXI.

09/07/2019

Tình hình cập nhật của làng chài Nam Ô và miếu thờ Bà Liễu Hạnh

Hồi năm 2018, tin tức các nơi cho biết về một mối đe dọa "hủy diệt" hay "tận diệt" đối với làng chài Nam Ô (Đà Nẵng), trong đó có ngôi miếu thờ Bà chúa Liễu Hạnh, có thể đọc lại ở đây (tháng 3/2018) hay ở đây (tháng 4/2018).

Lâu rồi, từ khoảng tháng 4 năm 2018, không thấy nhóm kí giả như Trần Tuấn viết về Nam Ô hiện tại.

24/03/2018

SOS: Miếu Bà Liễu Hạnh dưới chân Hải Vân có nguy cơ bị doanh nghiệp san phẳng ngay hôm nay

Các nơi đang kêu cứu việc doanh nghiệp bịt đường xuống biển, dân bản địa mất luôn bãi biển, di tích đền đài miếu mạo đứng trước nguy cơ bị ủi phẳng toàn bộ (tình trạng dân mất biển đã đề cập ở đây - tháng 11/2017).

Đặc biệt, có ngôi miếu thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh ở dưới chân Hải Vân. Di tích gắn bó qua mấy trăm năm với nhân dân địa phương, và biết bao nhiêu tao nhân mặc khách (trong đó có cả những vị khách ngoại quốc, như vị danh nho họ Thái người Đài Loan bị trôi dạt vào Việt Nam do bão).

17/04/2017

Du lãng ở Vân Đình, nghe "bão nổi" từ huyện Mỹ Đức

Hôm qua, có việc cần, nên chúng tôi đã cùng nhau tới khu vực Vân Đình. Có một lúc bị mắc kẹt ở khu chợ Đanh (đường làng bây giờ bị thu hẹp quá chừng, xe các loại lại để ngổn ngang hai bên).

Trục đường chúng tôi đi qua có Dương Nội, có đường xe buýt nhanh BRT (đã đi entry liên quan ở đây). Và nếu nhấn thêm một chút nữa thì có thể tới luôn huyện Mỹ Đức.

Nhưng việc ai người ấy làm, chúng tôi không cần đi Mỹ Đức. 

13/11/2015

Thăm các làng ven Hồ Tây, nhớ về một câu thơ đạo của thánh Cao Bá Quát

Từ hôm qua, bắt đầu dạo chơi các làng cũ, với những con người cũ, như vốn đã từng tẩn mẩn từ khoảng hơn hai mươi năm về trước. 

Nhìn chung đô thị hóa ồ ạt và vô tổ chức sau Đổi Mới đã ức hiếp tất cả các làng nội đô, ven đô Thăng Long. 

Khom khom cúi mình ở những chỗ nhà nhô ra rồi lại thụt vào lấn cả lòng đường vòng vèo, vốn là những vườn thuốc hay vườn hoa mình từng la ca rất lâu, rất nhiều ngày trước.