Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trường-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trường-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

06/09/2023

Bắt đầu từ tiếng trống trường trong lễ khai giảng năm học mới - ghi chép 2023

Một cách tự nhiên, chiếc dùi trống để gióng hồi trống khai giảng năm học mới vào ngày 5 tháng 9 hàng năm bị đoạt mất  từ nhiều năm nay.

Bị đoạt đi một cách êm thấm và nhẹ nhàng lắm, từ rất nhiều năm nay rồi. Đến mức không ai có ý kiến gì về sự bất thường đó !

Nhưng nhìn kĩ hơn, thì thật ra, đó đúng là cưỡng đoạt. Văn hóa nào đã đồng lõa với việc cưỡng đoạt đó ? Hay văn hóa nào đã trở thành ánh sáng soi đường cho sự đồng lõa ấy ? Không chỉ các ông quan đương chức, mà cả những ông quan đã về hưu vẫn bình thản đánh trống khai trường bao năm nay ! 

Thế rồi, vào tháng 9 năm 2023, trong ngày khải giảng năm học mới 2023-2024, chiếc dùi trống bị cưỡng đoạt bấy lâu nay mới được trở lại cho đúng người thầy người cô đại diện cho mỗi trường học.

Văn hóa nào hay sức mạnh nào đã đưa đến sự thay đổi vừa thấy.

Nên nhân giống sự thay đổi này ra các lĩnh vực khác. Ví dụ: đánh trống khai hội, đóng ấn trong khai ấn,... Có nhiều cụ quan chức hay cựu quan chức chẳng biết mô tê gì cũng bình thản động tay vào ấn ở các ngôi đền mà đóng ấn, phát ấn ! Cứ xem tư liệu cũ của Đền Trần Nam Định hay Đền Trần Thái Bình thì cũng rõ.

02/06/2021

Xưng hô trong môi trường chính qui hiện nay : Linh mục với cách xưng "cha - con"

Gần đây, có nhiều người kiến nghị là bỏ cách gọi học sinh là "con" ở trường học. Thầy cô giáo nên gọi học sinh là "trò", "em",... mà không nên gọi "con" --- từ "con" chỉ nên dùng trong phạm vi gia đình, không nên mang nó tới trường học. Đại khái vậy. 

Tôi ủng hộ kiến nghị trên. 

Tôi cũng kiến nghị là không dùng chữ "bậc phụ huynh" hay "các bậc phụ huynh" cả trên văn bản và lời nói trực tiếp nữa. Chỉ "phụ huynh" là đã đủ nghĩa, cần gì "đấng" hay "bậc" gì nữa. Nếu có thể thì trong những trường hợp xã giao một chút thì dùng chữ "quí phụ huynh", vì cái này đã rất quen như ta dùng "quí anh chị", "quí cô bác",...

Từ phía giáo dân công giáo, cũng có người kiến nghi là linh mục không nên xưng "cha - con" với tất cả mọi người. Đưa một ý kiến đầu tiên.

28/05/2019

Mùa thi và chuyển cấp học ở Hà Nội : chuyên Ams (từ năm 2015)

Bây giờ, cuối tháng 5 năm 2019, ở Hà Nội, phụ huynh đang đôn đáo các nơi để chuyển cấp học cho các con. Điểm nóng là các trường chuyên và các trường có tiếng tăm.

Một trong các điểm nóng luôn là trường chuyên Ams.

Chuyện trực tiếp và cụ thể của năm 2019 thì sẽ từ từ kể. Vì năm 2019 cũng là một năm bước ngoặt (nhiều thay đổi trong qui chế tuyển sinh ở các trường).

05/02/2019

Chúc mừng năm mới : Bộ "Tứ Bất Tử" và "Liễu Hạnh công chúa" qua thiết kế của học sinh

Các học sinh lớp 10 của một trường trên địa bàn Hà Nội đã thiết kế ra một bộ bao lì xì Chúc mừng năm mới 2019. Một bộ gồm 4 chiếc với 4 màu khác nhau. Chủ đề là Tứ Bất Tử.

Ở mặt sau mỗi bao lì xì có phần ghi tên các học sinh và lớp hiện nay. Trước đó thì có  cho biết: "Sản phẩm lì xì do các học sinh trường (...) thiết kế với mục đích mang đến một tác phẩm nghệ thuật có thể truyền đạt những kiến thức văn hóa lịch sử Việt Nam".

05/09/2018

Khai giảng năm học 2018-2019 : thư chủ tịch nước nói đến đại học Việt Nam lọt top 1000

Một ngày khai giảng trong nắng đầu thu tuyệt đẹp. Lâu rồi, cả tháng mới có được những giờ nắng với trời nền trời sáng. Tuy đến gần trưa thì cũng dần trở thành nóng khá gay gắt. 

Nhà trường gửi giấy mời từ nhiều hôm trước. Bọn trẻ khấp khởi dậy từ sớm, dù đã đến trường học hè từ đầu tháng 8 rồi. Rõ ràng dấu ấn ngày khai trường bao giờ cũng vậy. Mừng vui, khấp khởi.

Mình đại khái trả lời như vậy, về thời tiết tuyệt đẹp sau những ngày mưa bão dầm dề cả hai tháng qua, và về tâm trạng trước năm học mới của học sinh cùng phụ huynh, khi được bố trí trả lời interview ngắn sau buổi khai giảng. Lúc đó ở đoạn khu tháp kỉ niệm 25 năm thành lập trường, khung cảnh được trang hoàng rất đẹp, nhưng nắng ở trên đầu phía sau dù bạt đã bắt đầu gay gắt. 

09/04/2018

Bắt uống nước giẻ lau bảng và đâm thầy giáo 2018 : đã có trong thơ Trần Nhuận Minh từ 2009 - 2011

Thực sự là từ 2009 và 2011, nhà thơ Trần Nhuận Minh, qua hình tượng thơ, đã mường tượng thấy cảnh học trò cầm dao đuổi đâm thầy giáo.

Tính nhân văn của tứ thơ ấy, đến đầu năm 2018, mới được nhận ra, ở chỗ: nhà thơ tự cho mình làm bia đỡ đạn cho thầy giáo. Và kết quả: người chạy ra can ngăn học trò không cho nó đâm thầy, thì đã bị đâm thủng ngực !