Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/01/2019

Công Táo lên giời 2019 : hết năm Tuất chuẩn bị sang năm Hợi

Ngày cụ Công cụ Táo lên trời, vào ngày 23 tháng Chạp, thì các năm trước, có thể đọc lại ở đây (năm 2015) hay ở đây (năm 2016), ở đây (năm 2017).

Bây giờ là cập nhật năm 2019. Tháng 1 năm 2019, ngày Cúng Táo nhằm vào đúng Thứ Hai 28/1, vì vậy có nhiều gia đình đã làm sớm một ngày (tức vào Chủ Nhật ngày 27/1).

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì thực hiện nghi thức thả cá chép xuống Hồ Gươm rất sớm, từ ngày 26/1.


Một ít ảnh nhanh.

Năm 2019:




Năm 2017:






Tin từ các nơi.

---

Tư liệu 2019


8. Một số nơi bắt đầu chuyển sang cá giấy:

"



FbNTQ

- Năm nay nhà mình không thả cá chép nhỉ?

- Thôi em ạ. Trong đồ cúng Táo quân người ta đã làm sẵn con cá giấy rồi. Mình cúng vậy thôi. Cũng nên đổi mới đi một tí. 

(Kuynh! Giác ngộ hơn cả cán bộ! He he!)

Thế là năm nay nhà mình không phải lo đi thả cá như mọi năm, tức là thả xong rồi nghĩ kiểu gì nó cũng chết chứ vượt vũ - môn - lưới làm sao được.
"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1104166959763475&set=a.188058904707623&type=3&theater


7.


Thứ hai, 28/1/2019, 13:20 (GMT+7)


Cá chép tiễn ông Táo bị chích điện ở Sài Gòn

Gần chục người trên ghe xuồng xiệt cá (bắt cá bằng xung điện), hoặc dùng vợt cỡ lớn hớt lại gần hết những thùng cá phóng sinh của dân.

Nam thanh niên chích cá chép vừa thả xuống sông. Ảnh: Duy Trần.
Gã đàn ông chích điện cá chép được thả xuống sông. Ảnh: Duy Trần.

Sáng 28/1 (23 tháng Chạp), hàng trăm người đến chùa Diệu Pháp đường Bình Lợi (quận Bình Thạnh) bên bờ sông Sài Gòn thả cá chép, tiễn ông Táo về trời theo phong tục. Đây cũng là dịp để người dân phóng sinh nên rất nhiều loại cá khác được mang đến thả.
Tuy nhiên, các thùng cá vừa được đưa xuống sông bị một nhóm người đi ghe nhào đến dùng xiệt điện, hoặc dùng vợt cỡ lớn vớt sạch, mặc những lời van xin của người dân.




Video Player is loading.


Hiện tại 1:01
/
Thời lượng 1:01
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%

Công khai chích điện cá. Video: Duy Trần.

Nam thanh niên cởi trần còn cập sát bờ, bình thản chích điện khiến cá chưa kịp bơi đã cứng đờ. Khi vớt được đầy ghe cá, anh ta nổ máy đến điểm thu mua cách đó chừng 300 m bán lại. 
"Tui làm vậy cũng vì mưu sinh thôi, cá chích điện tê tê chứ đâu có chết. Tui bán lại giá 20.000 đồng", người này nói.
Gần chục ghe bủa vây những thuyền ra sông thả cá. Ảnh: Duy Trần.
Gần chục ghe bủa vây những thuyền ra sông phóng sinh. Ảnh: Duy Trần.
Càng về trưa người đến thả cá càng đông, đội quân bắt cá cũng tụ về hơn chục ghe. Nhiều gia đình bức xúc nhưng không dám phản ứng, đành thuê thuyền chở ra giữa sông để phóng sinh. Tuy nhiên, họ bị "biệt đội" bắt cá đuổi theo. Khi cá được đổ từ thuyền xuống, nhóm này lựa dòng nước vớt hết lên ghe.
"Tình trạng này năm nào cũng xảy ra. Năm ngoái còn thấy công an đến nhắc nhở, tịch thu xiệt điện của những người này nhưng giờ chẳng thấy ai ra xử lý", người phụ nữ sống gần đó cho biết.
Bà Hồ Thị Lan (68 tuổi) cùng chồng từ quận Tân Bình đến chùa thả cá, nói theo quan điểm nhà Phật: "Người dân có cái tâm muốn phóng sinh để nhẹ nhõm. Người bắt cá về ăn sẽ tạo nghiệp cho mình, còn con cá bị bắt cũng do cái nghiệp của nó".
Anh Thái phóng sinh con cua một kg. Ảnh: Duy Trần.
Người đàn ông phóng sinh cua. Ảnh: Duy Trần.
Ngoài chùa Diệu Pháp, người dân cũng mang cá chép đến thả ở kênh Nhiêu Lộc, Tàu Hủ, bờ sông Sài Gòn... để tiễn ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp.
Việc dùng xiệt điện để bắt cá bị cấm, lực lượng chức năng khi phát hiện sẽ xử phạt hành chính, tịch thu dụng cụ.

Duy Trần
https://vnexpress.net/thoi-su/ca-chep-tien-ong-tao-bi-chich-dien-o-sai-gon-3874911.html




6. Báo Pháp luật

Chào xuân Plus 2019: Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp

(PL+) - Theo ghi nhận của phóng viên Pháp luật Plus rất nhiều người chỉ biết rằng ngày 23 tháng chạp là tục lệ do ông bà truyền từ xa xưa.

http://www.phapluatplus.vn/chao-xuan-plus-2019-y-nghia-cua-ngay-23-thang-chap-d89664.html?fbclid=IwAR2nf83ve0kwMnEMUpDZbsuukGdceU1WMSXck8R-Wik-u2hvufe0oavklzE





5.














Người Việt ở Little Saigon tấp nập mua sắm chuẩn bị cúng Tết. (Hình: Công Thành/ Người Việt)
Công Thành/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Đường Bolsa, nhất là khu vực xung quanh thương xá Phước Lộc Thọ của Little Saigon đông nghẹt người và xe trong ngày 27 Tháng Giêng, 2019 (tức 22 Tháng Chạp Mậu Tuất), một ngày trước khi “đưa ông Táo về trời.”



Là ngày Chủ Nhật nên hàng ngàn người Việt đổ về đây tấp nập mua sắm để chuẩn bị “cúng ông Táo” cũng như chuẩn bị đón Tết trong một tuần lễ nữa.



Con đường Bolsa qua khu vực này ngày thường xe cộ vốn đã đông, nay càng đông hơn, vào buổi trưa gần như chỉ nhích từng chút một.


Phố Bolsa tấp nập người đi bộ sau khi mua sắm. (Hình: Công Thành/Người Việt)

Chị Hoa Nguyễn, cư dân Los Angeles County, cho nhật báo Người Việt biết chị và chị chồng, anh Hồng Ngọc, phải mất gần 2 tiếng đồng hồ lái xe vòng vòng để kiếm chỗ đậu xe mới có thể vào được đây. Chị nói: “Đại gia đình tôi có khoảng 30 người. Tôi đi mua sắm chuẩn bị các thứ để cúng ông Táo như mứt dừa, thèo lèo, hoa, tôm, trứng, thịt và dĩa trái cây. Bó hoa mai này tôi vừa mua với giá $80.”
Chị Hoa kể: ”Gia đình tôi dù sống ở Mỹ vẫn giữ nếp sống và phong tục ngày Tết của người Việt. Tết là dịp để gia đình tôi tụ về đông đủ.”
Cuộc nói chuyện bị cắt ngang giữa chừng vì cháu chị Hoa đòi chị tiếp tục dẫn đi mua đồ chuẩn bị đón Tết cho kịp. Không khí tấp nập, vội vã không chỉ có ở gia đình chị Hoa mà có lẽ là của chung đối với nhiều người đang đi mua sắm.






Xe cộ nối đuôi nhau nhích từng chút một khi qua khu vực thương xá Phước Lộc Thọ. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)

Anh Huy Trần, cư dân Santa Ana, vừa mua sắm vừa cho biết: “Gia đình tôi theo đạo Công Giáo nên không có cúng ông Táo. Tôi chưng hoa quả ngày Tết và ăn Tết theo phong tục Việt Nam như mọi người.”
Anh Huy cho xem hai bó hoa mai anh vừa mới mua, nói: “Tôi mua 2 bó, trong đó một bó là mai rừng và bó còn lại là mai Nhật. Mai Nhật bông nhiều và đẹp lắm nhưng nhánh cây lại thẳng. Còn mai rừng dù bông kém hơn nhưng nhánh mai cong, khi chưng sẽ xòe ra rất đẹp. Tôi mua hai loại để kết hợp lại cho đầy đủ. Mai rừng một bó 10 cành tôi mua $40, còn mai Nhật thì tính theo cành, một cành thôi là $15.”






Gia đình anh Huy Trần tuy không cúng ông Táo nhưng có đủ hoa quả để chưng ngày Tết theo phong tục của người Việt. (Hình: Công Thành/ Người Việt)

Anh kể: “Gia đình tôi có 3 đứa nhỏ. Tất cả đều hiểu tiếng Việt và biết về truyền thống văn hóa Việt.”
Ngoài những người tập trung mua hoa để cúng và chưng Tết còn có những người ra chợ để mua áo dài truyền thống nam nữ mặc đón Tết. Chị Vân, chủ tiệm Vân Vân chuyên bán áo dài bên trong khu Phước Lộc Thọ, nói: “Tôi đã mua đủ mâm ngũ quả, thịt kho, hoa để chuẩn bị cúng ông Táo. Mấy ngày Tết bận quá. Tối qua tôi bán đến 11 giờ đêm mới về. Thường thì 7 giờ đêm là tôi đóng cửa rồi.”
“Năm nay áo dài màu vàng được mua rất là nhiều,” chị Vân cho biết thêm.
Không chỉ có người Việt mới mặc áo dài để đón Tết, anh Barth Hamilton, trọng bộ áo dài truyền thống của người Việt cùng vợ là chị Lily Hamilton tham gia một chương trình văn nghệ trong khu Phước Lộc Thọ, nói: “Tôi may mắn khi có vợ là người Việt. Tôi yêu các phong tục truyền thống, tập quán của người Việt. Tôi vừa được ăn Tết Tây xong thì bây giờ lại chuẩn bị ăn mừng Tết của người Việt. Thật là tuyệt vời.”
Anh Hamilton cho hay: “Tôi cũng lì xì cho các cháu nhỏ bên gia đình của vợ tôi ở San Diego theo đúng truyền thống người Việt đấy nhé.”






Mina Nguyễn cùng chị lái xe hơn 1 tiếng đồng hồ từ San Bernardino xuống Little Saigon để được mua sắm và đón không khí Tết của người Việt. (Hình: Công Thành/ Người Việt)

Không ở gần khu Little Saigon nên hai chị em Mira Nguyễn và Mina Nguyễn phải chấp nhận lái xe hơn một tiếng đồng hồ để gặp bạn bè và thấy được không khí Tết của người Việt. Hai cô cho biết: “Tụi em ở San Bernardino, trên đó không có nhiều người Việt nên không có Tết Việt như ở đây. Tui em thích khu Little Saigon có nhiều người Việt, vui, có bán nhiều thứ cho ngày Tết. Gia đình em thì ngày Tết thường tụ họp lại ở nhà ông bà ngoại, rồi thích nhất là được nhận tiền lì xì.”
Là cư dân địa phương, sang Mỹ theo diện HO từ năm 1997, ông Tuyên Nguyễn ở Garden Grove cho biết: “Gia đình tôi vẫn còn giữ phong tục cúng ông Táo. Tôi mua mứt sen, chè, trái cây để chuẩn bị cúng. Tết này gia đình tôi sẽ tụ tập đông đủ, chỉ trừ con gái út đang học trường Y bên Las Vegas nên không về kịp.”
Ông Tuyên cho biết thêm: “Nãy giờ ra đây, tôi gặp nhiều người quen chúc mừng năm mới và thấy người Việt mình rất đông vui. Đối với tôi, không khí Tết ở Little Saigon không thua kém nơi nào cả.”
Dòng người mua sắm để chuẩn bị đón Tết càng lúc càng đông đúc hơn tạo ra một buổi chiều đặc biệt nhộn nhịp. Đây cũng là một nét văn hóa nổi bật ở Little Saigon khiến cho nhiều người Việt dù ở gần hay ở xa đều muốn đến thăm và tận hưởng một lần không khí Tết ở Little Saigon, nơi tập trung đông người Việt nhất bên ngoài Việt Nam. (Công Thành)
—–
Liên lạc tác giả: 
nguyencongthanh@nguoi-viet.com
https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/little-saigon-pho-bolsa-dong-nghet-nguoi-mua-sam-truoc-ngay-dua-ong-tao/

4.










(VTC News) - Người dân TP.HCM quan niệm, cá koi (thuộc họ cá chép) bơi khỏe, là biểu tượng vượt vũ môn hóa rồng nên được chọn để tiễn ông Công, ông Táo.



Nguồn gốc của cá koi
Vào đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã cho triển lãm giống cá koi tại Tokyo và đảo Niigata. Loại cá này nổi bật với 2 màu đỏ, trắng. Chúng được nuôi và mua bán rất rộng rãi như một cách tôn vinh hoàng tử Hirohito.
Vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, người ta đã nghiên cứu nhiều cách lai tạo màu, nhân giống và nuôi dưỡng giống cá koi. Cụ thể là việc các chuyên gia Nhật Bản đã nghiên cứu, học hỏi và phát triển loài cá này, kết hợp cùng Trung tâm khoa học kĩ thật tại Đại học Chicago và Viện nghiên cứu Illinois, Mỹ để chúng có màu sắc và giá thành đắt đỏ như hiện nay.
Cá koi hiện nay còn có tên gọi khác là nishikigoi. Trong đó, từ “koi” theo tiếng Nhật là cá chép và đồng âm với từ tình yêu (koibito). Trên thế giới có khá nhiều loài cá koi khác nhau, nhưng đắt đỏ nhất, đẹp nhất vẫn là những giống cá koi có nguồn gốc từ đất nước mặt trời mọc.







Vi sao nguoi dan TP.HCM tien ong Cong, ong Tao bang ca koi dat tien? hinh anh 1
 Cá koi là được xem là biểu tượng vượt vũ môn hóa rồng.

Cá koi thực chất là một giống cá chép với nhiều chủng loại, màu sắc và được cho là mang tới may mắn cho người nuôi. Loài cá này rất dễ nuôi nhờ sức khoẻ tốt, dễ thích nghi với môi trường và không kén thức ăn.
Cá Koi có màu sắc rất rực rỡ cùng những đường biên sắc nét, nhiều mảng màu lớn và đều, dọc theo sống lưng. Nổi bật nhất là loại butterfly koi với vây và đuôi rất dài và phủ kín màu tuyệt đẹp.
Cá koi có tuổi thọ cao, hiếm nhất có con sống tới 200 tuổi. Tuổi thọ trung bình của cá koi hiện nay thường giao động từ 25 tới 40 tuổi, trong môi trường bể cá, hồ nhân tạo. Cá koi có thể dài hơn 1m khi trên 10 năm tuổi, đặc biệt có con đã được ghi nhận với chiều dài 2m.
Cá koi là biểu tượng vượt vũ môn hóa rồng
Năm nay, nhiều người dân TP.HCM chọn mua cá koi để làm phương tiện cho ông Công, ông Táo chầu Trời. Trên thị trường Sài Gòn, cá koi có nhiều loại và được bán theo kích cỡ. Những con cá kích thước lớn từ 40 cm trở lên, màu sắc đẹp sẽ có giá khoảng 1.500.000 - 1.800.000 đồng/con.
Đối với loại nhỏ hơn từ 20 đến 30cm thì giá khoảng 900.000 - 1.000.000 đồng/con. Một số cá koi nhỏ dưới 15 cm thì bán theo ký với giá dao động từ 900.000 đến 1.000.000 đồng/kg (khoảng 8 - 9 con).
Người Sài Gòn quan niệm, cá koi cũng thuộc họ nhà cá chép nên được chọn cúng ông Công, ông Táo. Hơn nữa, người dân nơi này thích chọn cá koi vì nó bơi khỏe, là biểu tượng vượt vũ môn hóa rồng. Và nếu phóng sinh ra môi trường bên ngoài thì cá koi vẫn sống tốt. Còn về mặt tâm linh thì họ mong muốn cá nhà mình đi nhanh hơn các gia đình khác.







Vi sao nguoi dan TP.HCM tien ong Cong, ong Tao bang ca koi dat tien? hinh anh 2
 Người dân Sài Gòn mua cá cúng ông Công, ông Táo. (Ảnh: Phụ Nữ VN)

Được biết, các gia đình bình thường thì chủ yếu chọn cá chép, khá giả hơn chút thì mua cá koi với giá 200.000 - 300.000 đồng/con. Mua cá đắt tiền trên 1.000.0000 đồng là chủ của các nhà hàng, quán ăn lớn. Các ông chủ này quan niệm, một năm họ buôn bán thuận lợi nên việc bỏ tiền triệu ra mua cá là bình thường. Họ tâm niệm cúng lớn thì sang năm làm ăn lớn.
Với những loại cá đắt tiền, người dân thường chọn thả vào các hồ tại chùa như chùa Diệu Pháp (Quận Bình Thạnh); Tu viện Quan Âm (Quận Phú Nhuận); Chùa Pháp Hoa (Quận 3), …
Lễ vật cúng ông Công, ông Táo thường kèm với tiền vàng, áo mũ… dùng cho cả ngày tiễn và ngày đón.
Đồ cúng ông Công, ông Táo ở phố cổ Hà Nội: 120.000 đồng/nải chuối xanh
Tại chợ Hàng Lược (Hoàn Kiếm, Hà Nội), giá chuối xanh có thể lên tới 100.000 - 120.000 đồng/nải, đắt gấp 5 lần so với ngày bình thường.
Chuẩn bị lễ ông Công ông Táo thế nào cho đúng?
Cứ đến 23 tháng Chạp, các gia đình đều làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo về chầu trời rất trọng thể, vậy lễ cúng ông Công ông Táo cần lưu ý điều gì, làm thế nào cho đúng lễ?


(tổng hợp)PHAN THẾ HOÀI



https://vtc.vn/vi-sao-nguoi-dan-tphcm-tien-ong-cong-ong-tao-bang-ca-koi-dat-tien-d454729.html

3.



- Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn.
Video: Chuẩn bị mâm cỗ, lễ vật cúng ông Công ông Táo và những lưu ý




Để tiện cho độc giả, chúng tôi xin giới thiệu một số bài cúng ông Công ông Táo phổ biến.
van khan ong cong ong tao
1. Bài cúng ông Công ông Táo bằng tiếng Việt (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
2. Lễ cúng và bài cúng ông Công ông Táo (Theo GS Lương Ngọc Huỳnh)
GS Lương Ngọc Huỳnh đưa ra một số lưu ý để các gia đình chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân được chu đáo, đầy đủ.
GS Lương Ngọc Huỳnh cho biết, theo quan niệm của người xưa, Thổ Công, Táo Quân, Thổ Kỳ là ba vị thần tiên được Trung ương Hoàng Đế phái xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới.
Họ đều là nguyên thần của các vị thần tiên trên trời được nhận sắc lệnh của Ngọc Đế mà xuống cai quản ở trần gian. Họ là đại diện cho thần tiên.
1- Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình. Ta hay gọi là "Thổ thần thổ địa".
2- Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần tấu sớ lên Ngọc Đế. Ta hay gọi là "Thổ công táo quân".
3- Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần. Cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hoá đồ ăn thức uống cho gia đình. Ta hay gọi là "Thổ kỳ".
Do vậy ta có thể làm ban thờ ba vị này chung một bát nhang. Ta cũng không nên để bát nhang thổ thần thổ địa ở cùng với ban thờ gia tiên.
Tuy nhiên kể cả không có ban thờ thì ta có thể làm lễ cúng các vị trên một chiếc bàn riêng để ở ngoài sân, ngoài hành lang hay ở giữa phòng khách nhà mình ở. Trên bàn cúng các vị nên trải vải đỏ. Những ngày mùng 1, ngày rằm... ta nên cúng cho các vị thần bằng chính lương tâm của mình không đòi hỏi lễ lạt quá lớn, có sao thì cúng như vậy.
Ngày 23 tháng Chạp là ngày trọng đại để làm lễ tiễn Thần Táo Quân về Trời tấu sớ nên mọi nghi lễ cần làm bài bản và thịnh soạn.
Dưới đây là cách chuẩn bị nghi lễ một cách đầy đủ nhất theo tư vấn của GS Lương Ngọc Huỳnh:
Nghi lễ: 
Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân hoặc nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ.
* Lưu ý:
1- Hướng Bắc là làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế.
2- Hướng tây bắc là làm lễ thờ các vị Đại Tiên
3- Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc các vị Thánh.
4- Hướng Nam là làm lễ thờ các vị Thần linh.
5- Hướng Tây là làm lễ thờ Phật.
6- Hướng Đông Nam là hướng của Người.
7- Hướng Đông Bắc là hướng của Quỷ.
8- Hướng Tây Nam là hướng của Ma vong.

Lễ vật gồm có:
- Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.
- Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.
- Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.
- Một mâm lễ gồm Gà trống trắng, xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau.
Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc. Màu vàng mang lại sự bình an.
Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.
- Một mâm hoa quả " ngũ quả" đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.
- Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm:
Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân.
Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa.
Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.
- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.

* Lưu ý: không đốt tiền âm phủ vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn người âm nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.
- Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.
- 9 cây cây nến đỏ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục.
- Thắp 9 nén nhang.
- Quỳ xuống lễ 9 lễ.
Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Văn khấn cúng tiễn như sau: (Ta viết văn khấn vào một tờ giấy sớ màu đỏ hoặc màu vàng)
Kính lạy Thượng Đế. 
Kính lạy Ngũ Đế. Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.
Kính lạy các vị đại tiên.
Kính lạy: Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng.
Trung đàm thần tướng thiên thiên binh.
Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.
Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ, thần tài hạ đàn chứng giám
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm.... Là ngày thần Táo quân về trời tấu sớ.
Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú... với tấm lòng thành kính con xin sửa soạn lễ vật, cùng sơn hào hải vị, tiền vàng, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời tấu sớ lên Ngọc Hoàng Đại Đế.

Kính lạy Sơn Thần, Long Thần, Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ hạ đàn chứng lễ. 
Trong năm qua nhờ ân phúc của Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên và các Ngài mà chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, vận khí hanh thông mọi việc đều như ý.
Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính biết ơn và xin được tiễn chư ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị Thần Tiên, toàn gia quyến chúng con xin vô cùng cảm tạ ân đức của Thượng Đế cùng chư ngài đã che chở cho chúng con trong suốt năm qua.

Nay kính mong Thần Táo Quân gợi ý lên Tam Thanh Ngọc Hoàng Đại Đế cầu xin Thượng Đế khai ân minh xét để sang năm mới Kỷ Hợi 2019, đất nước con được thái bình, quê hương con được giàu đẹp, gia tộc và gia đình con luôn được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng, vận khí hanh thông, vạn sự như ý.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị Đại Tiên, cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con. 

Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế. Con xin tỏ lòng biết ơn và xin đa tạ. 
(Con xin đa tạ, con xin đa tạ, con xin đa tạ!)
* Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần.
* Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi.
* Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

Ghi chú:
Trong văn khấn không nói đến Phật. Vì lễ cúng Táo Quân là nghi lễ của Thần Tiên. Không phải nghi lễ của Phật Giáo. Mọi người không nên hiểu lầm.
Những gia đình có điều kiện thì làm được như vậy. Ai không có điều kiện thì thần tiên không bắt buộc phải lễ nghi trịnh trọng. Tuỳ theo hoàn cảnh của mình mà làm, có sao thì ta làm vậy, cốt ở tấm lòng thành kính là được.

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

 VietNamNet xin tư vấn một số bài cúng ông Công ông Táo được nhiều người hay dùng.
Nhật Linh (tổng hợp)

https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/bai-cung-ong-cong-ong-tao-theo-van-khan-co-truyen-viet-nam-424328.html

2.










Văn cúng ông Công ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp chuẩn nhất

Phúc Khánh | 









Văn cúng ông Công ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp chuẩn nhất

Để cúng ông Công ông Táo đúng bài bản, bên cạnh việc chuẩn bị về lễ vật, mâm cỗ, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn.

Cùng tham khảo 3 bài văn khấn cúng ông Công ông Táo phổ biến.
1. Văn khấn ông Táo bằng chữ Nho (chữ Tàu)
Nam Quốc….. ……………………………………….
*Tỉnh….. …………………………………………….
*Thị….. ………………………………………..
*Địa danh.Phường,Xã,Thôn ………………………..
*Đệ tử……………..Tên…………………
Hôm nay ngày ……Tại ………
Tấu thỉnh Thổ Công táo quân thiên đình, tam giới, thần thánh chư thiên.
Thiên phủ, địa phủ, thủy phủ. Nhạc phủ vạn pháp thần thông. Tấu thỉnh Thổ Địa thần kỳ, Thành Hoàng xá lệnh. Cung duy Thổ Công Táo Quân thiên đình.
Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Thổ Gia Thổ Trạch Tứ Phương Ứng Giáng.
Thỉnh Môn Thần, Phúc Sự. Thỉnh Tĩnh Thần Thanh Thủy. Thỉnh Hỏa Thần Thượng thiên
Thỉnh Bếp Thần Linh Hỏa. Thỉnh Vua Bếp Tam Tài. Thỉnh Xí Thần. Thỉnh Khố Cung Thần trông nom trông gia nhân. Thỉnh Ngũ Phương Ngũ Đế.
Hỏa hóa ngân lưỡng tống táo vương. Thượng thiên hảo sự quảng tuyên dương. Phụng đạo tụng kinh
Kì thao thanh bình đệ tử…… Phàm cư đại trung hoa…tỉnh…thị…hiệu. Kim nhật kiền thành. Dĩ hương chúc thanh sái chi nghi kính cáo
Cửu thiên trù phủ tôn thần chi vị tiền viết duy:
Thần linh thông thiên phủ. Trạch phái nhân hoàn. Công sùng viêm đế. Đức bị dưỡng quần sinh.
Đệ tử mỗi niên tứ quý. Ngưỡng lại tôn thần bảo hữu. Nhật thực tam xan. Toàn cảm đại đức khuông phù.
Thánh đức quảng bác. Thốn tâm nan báo. Nhật thường chi gian. Ngôn hoặc phi lễ. Hành hoặc phi nghi. Trù tạo chi tế. Hoặc phần mao cốt. Hoặc đôi uế ô.
Bất tri cấm kị. Mạo phạm táo quân đại vương. Hàng tai trí họa. Dĩ trí gia trạch bất an.
Kinh doanh bất thông. Nhân đinh bất vượng. Sinh súc bất lợi. Thường sinh tật bệnh chi tai.
Đệ tử hạp gia kiền niệm. Bặc kim đại cát lương thần.
Phụng tụng táo vương phủ quân chân kinh nhất quyển
Bổ tạ linh văn nhất hàm.
Thành khẩn lễ bái.
Thượng phụng
Cửu thiên nhạc trù tư mệnh
Thái ất nguyên hoàng định phúc . Phụng thiện thiên tôn vị tiền. Phục nguyện đại thi xá hựu.
Vĩnh tăng phúc lộc. Phùng hung hóa cát. Phổ ước an ổn. Thánh từ động hồi. Chiêu cách văn sơ
Thiên vận…niên….nguyệt….nhật.
Văn cúng ông Công ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp chuẩn nhất - Ảnh 1.
Lễ cúng ông Công ông Táo.
2. Bài văn cúng ông Công ông Táo bằng tiếng Việt
Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. 
Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
3. Bài khấn nôm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…
Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:
(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. 
Người người no ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cẩn cốc (vái 4 vái).
4. Bài cúng ông Công ông Táo (Theo GS Lương Ngọc Huỳnh)
Kính lạy Thượng Đế
Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.
Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng
Trung đàm thần tướng thiên thiên binh
Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã
Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm... Bính Thân. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ
Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú...
Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.
Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.
Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!
(Con xin đa tạ, Con xin đa tạ, con xin đa tạ)
* Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần
* Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi
* Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. 
Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.
http://soha.vn/van-cung-ong-cong-ong-tao-ve-troi-ngay-23-thang-chap-chuan-nhat-20190126150825937.htm



1.



 Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và phu nhân cùng bà con kiều bào thực hiện nghi thức thả cá chép tại hồ Hoàn Kiếm.

XEM CLIP:
Trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2019, chiều nay, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và phu nhân cùng đông đảo bà con kiều bào đã thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng đoàn vào đền Ngọc Sơn dâng hương
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng đoàn dâng hương ở đền Ngọc Sơn 
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và phu nhân cùng bà con kiều bào thực hiện nghi thức thả cá chép
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân hỏi thăm người dân 
Tổng bí thư, Chủ tịch nước và phu nhân cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo
Xuân Quê hương 2019 gồm nhiều hoạt động hướng về cội nguồn như dâng hương tại điện Kính Thiên, nghi thức thả cá chép truyền thống…
Theo lịch trình, chiều nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tiếp đoàn kiều bào. Tối nay, chương trình giao lưu nghệ thuật “Xuân Quê hương 2019”  với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước diễn ra ngay sau khi Tổng bí thư, Chủ tịch nước chúc Tết bà con kiều bào và đánh trống khai xuân tại Trung tâm hội nghị quốc gia.
Xuân Quê hương là chương trình thường niên do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức, dành cho kiều bào ở khắp nơi trên thế giới trở về quê hương đón Tết Nguyên đán. Đây là sự kiện được cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài quan tâm và chờ đón.
Những người con xa xứ xúc động dâng hương tại điện Kính Thiên

Những người con xa xứ xúc động dâng hương tại điện Kính Thiên

 Ông Trần Năng Huệ, Việt kiều Úc lần thứ 2 tham dự Xuân quê hương. Theo ông, dù ở phương trời nào, những ....
Thái An - Xuân Quý - Phạm Hải
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-va-phu-nhan-cung-kieu-bao-tha-ca-tien-ong-tao-505128.html


0.

Quan niệm đúng về Táo Quân của người Việt
Ngày 23 tháng Chạp là một ngày quan trọng trong Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Trong sự giao thoa văn hóa, rất nhiều người hiểu sai về hình tượng Táo Quân và cho rằng Ông Táo có nguồn gốc từ Trung Quốc.
quan niem dung ve tao quan cua nguoi vietHơn nửa tỷ đồng cho 30 giây quảng cáo trong chương trình Táo quân 2019
Tết của nền văn minh lúa nước có nguồn gốc từ nền văn minh Lạc Việt phía Nam sông Dương Tử, trải gần 5000 năm lịch sử. Dù hình thức giống nhau nhưng sâu tận gốc rễ là một nền tảng tri thức của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.
Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
quan niem dung ve tao quan cua nguoi viet
Nhiều người đang hiểu sai hình tượng Táo Quân.
Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.
Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả. Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ Ly trong Kinh Dịch.
quan niem dung ve tao quan cua nguoi viet
Quẻ Ly cùng 3 quẻ Đoài, Khôn và Tốn.
Ông Táo hay Thần Bếp của dân gian Trung Quốc là Ông Thần Lửa tên là Chúc Dung trong khi hình tượng Táo Quân của Việt Nam là "Hai Ông Một Bà": Thổ Công, Thổ Địa, Thổ kì. Hai hào Dương tượng trưng cho hai Táo Ông và hào Âm trượng trưng cho táo Bà. Đây cũng chính là hình tượng của Ông Đầu Rau trong Bếp Việt cổ và trong bát quái thì đây chính là Quái Ly - Hỏa. Quái Ly có một hào Âm ở giữa và hai Hào Dương, chủ quái là Âm nên quái này thuộc Âm. Trong Âm Dương Ngũ Hành thì Bếp thuộc Âm, thuộc về người Phụ nữ. Rõ ràng chúng ta thấy được ý nghĩa của hình tượng Táo Quân -Thần Bếp từ nền văn hóa Việt Nam khác hẳn với Thần Lửa là đàn ông của văn hóa Trung Quốc.
quan niem dung ve tao quan cua nguoi viet
Hình ảnh Táo Quân trong tranh dân gian Đông Hồ.
Táo Quân của Trung Quốc thiên về mê tín hơn là tính Minh Triết. Đó có lẽ là do thất truyền trong qua trình tiếp biến văn hoá Việt Tộc. Hình tượng Cá Chép không thể thiếu trong cặp quẻ Ly-Khảm bị thay thế bởi to-tem Ngựa của Hán tộc (Mongoloid). Bộ ba 2 ông Táo và 1 bà Táo bị thay thế bới danh xưng Đông Trù Tư Mệnh và cặp đôi Tô Cát Lợi và Vương Thị… Theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, người đã sống và đi nhiều nơi tại Trung Quốc và Mông Cổ thì lý do là vì lối sống du mục của tổ tiên Hán tộc không có hình tượng căn bếp với ‘3 ông đầu rau’ mà bếp lò của nhà lều truyền thống phương Bắc là một dạng bếp đắp kín với ‘ông khói’ thông lên mái lều để hút khói. Trên mặt bếp khoét một lỗ tròn to để nấu nướng. Đó là khác nhau căn bản từ thực tế cuộc sống cho điến minh triết của thần Táo. Và với lối sống du mục, một năm dời nhà 2, 3 lần theo mùa và thời tiết cho phù hợp với đối tượng chính yếu là đàn gia súc, thì tín ngưỡng thần Táo coi sóc và báo cáo sự việc xảy ra trong cả năm đối với Hán tộc phương Bắc là vô nghĩa. Điều này chỉ đúng với không gian văn hoá Bách Việt (và Lạc Việt) nền văn minh và văn hiến 5000 năm ở đồng bằng Dương Tử đến Việt Nam, mà trong đó Lạc Việt vẫn còn lưu giữ. Đó là một di sản văn hoá quý báu mà cha ông ta để lại.
quan niem dung ve tao quan cua nguoi viet
Tranh thờ Táo Vương (?) của TQ không thể tìm thấy những ý nghĩa mang giá trị Minh Triết hay Văn hiến.
Một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy và trong những di sản văn hóa phi vật thể của nền văn hiến Việt chính những bức tranh dân gian. Chúng ta thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con. Đây chính là mô tả "Thiên Nhất Sinh Thủy, Địa Lục Thành Chi", cũng giống như bức tranh một Lợn mẹ cùng 5 lợn con.
Và hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Việt Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế.
Ngày 23 tháng Chạp, Ông Táo về trời.
Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày 30? Ngày này là ngày mà lý học Đông phương cho là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy Táo quân lại chọn đúng ngày này lên trời liệu có sái không? Sách cổ chữ Hán chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường". Nguyên Giám đốc TTNC Lý học Đông Phương, Chủ tịch hội khoa học Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã chứng minh trong truyền thống dân gian Việt thương nhắc đến các ngày KỴ trong tháng, là ngày nguyệt kị. Có câu thơ rằng:
Mùng 5/ 14/ 23. Đi chơi cũng lỗ, huống là đi buôn.
Vì sao ông cha ta lại kiêng những ngày này và bắt đầu bằng số 5? Đây chính là độ số trung cung của Hà Đồ và Lạc Thư. Đồ hình này chia làm 9 ô - gọi là cửu cung và ô ở giữa có con số 5.
Chu kỳ lặp lại của số 5 chính là 9. Và các bạn cũng nhận thấy rằng ngày 14 tức 5 +9, ngày 23 tức là 14 + 9. Đây cũng chính là chu kỳ vận động trở về trạng thái ban đầu liên quan đến cion số 5 ở trung cung (Ô giữa) - Ông cha ta thường bàn rằng: những ngày mùng 5/ 14/ 23 là những ngày của VUA ĐI. Trong cổ thư - kinh Thư - cũng xác định ô giữa mang độ số 5 là ngôi Hoàng Cực. Vị trí trung tâm thuộc về VUA. Đến đây, các bạn cũng nhận ra: Ngày 23 liên quan đến VUA BẾP - Chính là Táo Quân.
quan niem dung ve tao quan cua nguoi viet
Cửu cung.
Tháng Chạp, chính là tháng kết thúc một năm theo chu kỳ của trời đất . Đây chính là điều mà ông cha ta chọn ngày 23 - theo chu kỳ trạch nhật cuối cùng của năm - thuộc về HOÀNG CỰC - là 23 tháng Chạp, Cho nên chọn làm ngày VUA BẾP (HOÀNG CỰC) lên Trời.
Biểu tượng của "Táo quân cưỡi cá", cũng chính là biểu tượng của quẻ Hòa Thủy vị tế, kết thúc chu ký 64 quẻ trong hệ thống Hậu Thiên của một năm..
Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp kẻ chợ , thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt.
Kỳ diệu thay nền văn hiến Việt. Mong rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho tập Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.
quan niem dung ve tao quan cua nguoi viet
Mũ Ông Công Ông Táo trên khắp chợ cùng quê trong nền văn hiến Việt còn đến ngày nay.
Trong bài viết có trích dẫn tư liệu từ bài viết "Minh triết Việt trong sự tích ông Táo" của Giám đốc TTNC Lý Học Đông Phương -Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
Việc giải mã táo Quân với quẻ Vị Tế của nhà Nghiên Cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh với nick Thiên Sứ cũng một phần giải mã bản quyền Kinh Dịch và Phong Thuỷ Lạc Việt. Lễ tiễn Táo quân là sự tổng kết một năm ứng với ý nghĩa của quẻ thứ 64 trong dịch học, khởi đầu chuỗi ngày Tết của hệ thống Âm Dương lịch Việt tộc, ngày Chạp mộ, dựng cây Nêu, chuẩn bị hoa Mai hoa Đào…là sự khởi đầu của Tết. Cùng với những thiết chế văn hoá Lạc Việt đúc kết từ nền văn minh Lúa nước như Âm Dương lịch và 12 Con Giáp thuần nông. Thiên Can Địa Chi, Thiên Viên Địa Phương, Hồng Phạm Cửu Trù… và rất nhiều truyền thuyết dân gian… góp phần khẳng định bản quyền di sản Việt tộc đối với cả một hệ thống thiết chế, định chế, phong tục… hình thành nền Văn Hiến Việt mà đa phần lâu nay cử tưởng là của Trung Quốc hay Hán tộc phương Bắc North Mongoloid.
quan niem dung ve tao quan cua nguoi viet
Hình người trên trống Đồng Lạc Việt với mũ có hình đầu rồng (Bên phải) và hai dải mũ cao vút.
Trong di sản văn hoá Tết của Việt tộc, chúng ta không chỉ có ăn Tết hay chơi Tết, mà hơn thế là sự thăng hoa và siêu nghiệm chạm đến những giá trị văn hoá Tâm linh: yêu mến đất trời, giao hoà vạn vật, tri ân công cụ lao động và vật nuôi, chia sẻ thành quả lao động, kính bái ông bà tổ tiên và những người khuất mặt. Dù giàu hay nghèo, sang hay hèn, Tết đều mang lại niềm hân hoan của hạnh phúc, thăng hoa của tâm hồn.
Một vài sáng kiến của ai đó đòi đẹp bỏ Tết Việt, nhập vào ngày Tết Dương lịch của phương Tây là một lối suy nghĩ rất thiển cận và rất nguy hiểm vì nó triệt tiêu di sản hàng nghìn năm của Ông Cha chúng ta, triệt tiêu bản quyền di sản Việt tộc vì có lẽ họ cho rằng Tết là phát xuất từ Trung Quốc mà chưa hiểu rằng Tết là di sản quý báu nhất của nền văn minh Nông nghiệp, là tiêu biểu của Văn hiến Việt Nam.
Hoàng Triệu Hải
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
https://vietnambiz.vn/quan-niem-dung-ve-tao-quan-cua-nguoi-viet-118571.html?fbclid=IwAR3K362kpQnrGSSKGDtXEluBFr2yRe7F_KdHCo1ovdHFRAECKNqfDlxEukk
..




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.