Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thánh-Trần. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thánh-Trần. Hiển thị tất cả bài đăng

22/03/2024

Học giả Vũ Ngọc Khánh (1926 - 2012) và cuốn "Đạo Thánh ở Việt Nam" (2001)

Cuốn sách được thầy Vũ Ngọc Khánh hoàn thành vào tháng 9 năm 1999. Ở tập bản thảo đánh máy vi tính và đóng bìa mềm hôi đó, tại trang 93, ông viết lạc khoản: "Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 1999". Toàn số 9.

Bản thảo nói trên gồm có 94 trang khổ A4, cộng thêm mấy chục trang phụ lục, để toàn bộ là 115 trang.

10/03/2024

Tứ Bất Tử và Đức Thánh Trần - vì sao Đức Thánh Trần không có trong Tứ Bất Tử

Đây là câu hỏi của bạn Lương Thị Mai Anh gửi vào trang Văn hóa Tín ngưỡng "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa" trong ngày 10/3/2024.

Trang Văn hóa Tín ngưỡng "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa" đã được khai trương từ hạ tuần tháng 2 năm 2024, xem ở đâyở đây (ngày 21/2/2024). 

Sau câu hỏi của Mai Anh thì có các trao đổi, và đi đến thống nhất chung trong ngày là: chìa khóa của bộ Tứ Bất Tử là "trường sinh" và "bất tử", bởi vậy việc liên tục "chuyển thế" hay "đầu thai chuyển thể" (sinh hóa hóa sinh) là đặc điểm chung của các vị thần trong bộ Tứ Bất Tử. 

Bạn Việt Vũ đã đưa ra lí giải trên (tạm tóm gọn lại vậy). Tại sao Đức Thánh Trần không có trong Tứ Bất Tử, thì Việt Vũ cắt nghĩa là: "Hưng Đạo Vương tuy công lao lừng lẫy nhưng có thác đi, cũng không có phép lạ tái sinh chuyển thế đâu cả, nên không thể gọi là bất tử được".

21/09/2021

Rằm tháng Tám năm 2021 : Mẫu và Thánh phán xử

Hôm nay, ngày 21 tháng 9 năm 2021, là đúng ngày Rằm tháng Tám nông lịch.

1. Rằm tháng Tám hàng năm là kỉ niệm ngày sinh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong tín ngướng dân gian Việt Nam (ví dụ xem ở đây).

Rằm tháng Tám hàng năm cũng là ngày Đại yến hội Diêu Trì cung (thỉnh mời Phật Mẫu và 9 vị tiên nương theo hầu xuống hạ giới) trong cộng đồng tín đồ đạo Cao Đài (ví dụ xem ở đây hay ở đây). 

Thú vị là, theo nghiên cứu của chúng tôi, trong 9 vị tiên nương theo hầu Phật Mẫu thì vị thứ 5 là Liễu Ngũ Nương - được phía Cao Đài xem là một hóa thân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh (xem ở đây).

Sau ngày rằm, đến 20 tháng 8 nông lịch hàng năm, thì là ngày tiệc của Đức Thánh Trần.

"Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ".

2. Năm nay, năm 2021, trước ngày rằm, cả Mẫu và Thánh đều bị một nhân vật liều lĩnh xúc phạm (xem nhanh ở đây). Đó là nhân vật Lương Gia Long, mà Giao Blog đã quan sát từ lâu (ví dụ xem ở đây). Họ Lương tự xưng là Ngọc Hoàng Thượng Đế từ lâu nay, và trước rằm tháng 8 năm nay thì đã sai khiến cả Đức Thánh Trần và trừng phạt các Thánh Mẫu.

3. Cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Thánh đã kịp thời lên tiếng. Bây giờ, đúng vào dịp rằm tháng 8, là vào cuộc của phía chức năng thực thi Luật di sản văn hóa và  Luật tín ngưỡng tôn giáo.

10/01/2021

Trong hậu cung ngôi đình, có tượng Bác Hồ và dàn vũ khí nhà Trần

Cuối tuần, chúng tôi đi khảo sát một số điểm ở gần bờ sông Tô Lịch.

Bây giờ, thật tiện, tôi không phải mang la bàn và bản đồ nữa, vì tất cả được tích hợp vào chiếc smart-phone rồi (tôi dùng B-phone - đã nói nhanh ở đây). Bản đồ hiện dùng thì có định vị toàn cầu, nên có điểm tiện lợi hơn bản đồ vẫn dùng xưa nay.

Trong các điểm, có một ngôi đình. Dĩ nhiên là đình ở rất gần với bờ sông Tô.

07/11/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : đến với sông Kỳ Cùng và chợ đêm Kỳ Lừa

Đang là thượng tuần của tháng 11 năm 2020. Tiết trời mát mẻ. Chúng tôi lên mạn Bắc, du lãng xứ Lạng.

1. Người ở xứ Lạng bày cho cách nói đùa khi cùng du lãng phố đi bộ Kỳ Lừa mới khai trương hồi tháng 10 năm nay, rằng: Kỳ Lừa thì là "kỳ lừa", mà cũng là "lừa cho đến kỳ cùng mới thôi".

Ban ngày thì tới công sở trong thành phố Lạng Sơn ở bên kia cầu, buổi tối thì về mặc áo chàm phong cách Tày đứng bán những món quà vặt cùng với ông xã ở bên trong cái xe bán hàng di động có mái che nhỏ. Một mặt là cán bộ của tính, một mặt khác thì là thương nhân trong phố chợ đêm Kỳ Lừa.

09/10/2017

Về việc phụng thờ Đức Thánh Trần ở đền Ngọc Sơn - Hà Nội (qua tư liệu Vũ Thế Khôi)

"Theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bộ Tuyên truyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã làm lễ giỗ Trần Hưng Đạo tại Nhà Hát lớn Hà Nội và trong cả nước vào 25 tháng 9 năm 1945 (tức đúng vào ngày giỗ là 20 tháng 8 âm lịch)."

"căn cứ các văn bia trong đền Ngọc Sơn và bài ký “Hồ sơn thắng hội tự” của Phó bảng Nguyễn Văn Siêu, chúng tôi đã nêu ý kiến rằng Đức Thánh Trần chỉ bắt đầu được hội Hướng Thiện đưa vào thờ trong Đền Ngọc Sơn sau khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội năm 1882 và phá bỏ đền Hựu Linh thờ Trần Hưng Đạo ở thôn Hà Thanh trên bờ đông của hồ Hoàn Kiếm."
(Vũ Thế Khôi 2007 - 2017)

06/10/2017

Diễn xướng hầu thánh tại Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc 2017

"Với những trình diễn của các thanh đồng tấu trình lên Đức thánh các sở nguyện về việc sát quỷ trừ tà, cầu tự, xin thuốc chữa bệnh, cầu duyên, ngày nay là diễn xướng của các thanh đồng dòng Tứ phủ cầu tài, cầu lộc."