Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-hóa-dân-gian. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-hóa-dân-gian. Hiển thị tất cả bài đăng

31/08/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : Chúng tôi đã cùng tham gia "Hội thi ăn cơm khỏe" thời Bình Thành (2003)

Bây giờ đang là thời Lệnh Hòa - về niên hiệu Lệnh Hòa (Reiwa) bắt đầu khi nào thì trên Giao Blog có thể xem lại ở đây và ở đây.

Trước Lệnh Hòa là thời Bình Thành. Chúng tôi lưu học ở thời Bình Thành, những năm tháng đáng nhớ nhất của mỗi chúng tôi là ở thời Bình Thành. Về một mùa xuân thời Bình Thành, lúc cùng nhau đi du lãng giữa rừng hoa anh đào năm đó, thì đọc lại ở đây.

24/04/2024

Học giả Tô Ngọc Thanh vừa qua đời (1934-2024)

Thầy Tô Ngọc Thanh vừa ra đi vào ngày 24 tháng 4 năm 2024, hưởng thọ 91 tuổi.

Đầu tiên là điểm tin chính thức trên các báo chí chính thống.

28/03/2024

Tháng 3 với lễ hội "Cầu Mùa 豊年祭 " ở ngôi đền danh tiếng Tagata 田縣神社

 Đây là một ngôi đền ở tỉnh Aichi (Nhật Bản).

Tên ngôi đền là Tagata (âm Hán Việt của chữ "Tagata" là "Điền Huyện"), nên trong tiếng Việt trước đây có khi được gọi là "đền Điền Huyện". 

Tagata là một ngôi đền cổ danh tiếng (có tên trong sách Diên Hỷ thức  - được biên soạn vào đầu thế kỉ X (năm Diên Trường 5, tức năm 927).

Trong khuôn viên đền Tagata có nhiều hình dương vật. Dương vật là linh vật của ngôi đền.

13/09/2023

Ghi nhớ về một buổi học - môn "Văn hóa Dân gian Nhật Bản" bắt đầu được giảng dạy

Có một trùng hợp, đó là trùng vào bối cảnh chung khi hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023). 

Việc trùng hợp vẻ như rất ngẫu nhiên, chúng tôi không để ý đến nữa ! Nhưng nhìn rộng ra, với bối cảnh lớn hơn, thì sẽ thấy là không ngẫu nhiên. Bởi đã có một quá trình chuẩn bị rất lâu dài, về nhân lực, về quan hệ học thuật của học giới hai nước, về bối cảnh quốc tế và khu vực, và về học sinh (cấp độ đại học).

Từ rất nhiều năm trước, tôi đã để ý và viết nhanh về mối quan hệ giữa nhóm trí thức của phong trào Đông Du (lãnh đạo bởi các lãnh tụ Cường Để - Phan Bội Châu) với nhóm Chương Thái Viêm (có nhiều người) của Trung Quốc tại Tokyo hồi đầu thế kỉ 20. Một quan tâm của họ, bên cạnh công việc cách mạng dân tộc, chính là học thuật chung của Đông Á, trong đó có "Văn hóa Dân gian" (Dân tục học). Có thể tính đó là một khởi điểm.

22/05/2022

Văn nghệ Thứ Bảy : Geisha ở quán ăn sẵn sàng phục vụ khách tới bến - viết từ tư liệu điền dã dân tộc học

Gần đây, Giao Blog có điểm tin về Geisha liên quan đến các tiểu thuyết và tự truyện, xem lại ở đây

Dù là tiểu thuyết (bán rất chạy) hay tự truyện (cũng bán chạy không kém), thì đó đều là truyện kể về Geisha ở vùng cố đô Kyoto (quận Gion), gắn với một Geisha nổi danh là Mineko (sinh năm 1949, lúc làm nghề thì có thu nhập tới nửa triệu USD một năm).

Còn Geisha ở vùng chủ nhân Giao Blog đã làm điều tra dài hạn trong các năm đầu thế kỉ XXI thì chỉ là Geisha quê mùa nằm giữa hai tỉnh Fukuoka và Saga, chủ yếu phục vụ anh em thợ mỏ của vùng khai thác than thời Chiêu Hòa mà thôi (về vùng khai thác than ấy, trên Giao Blog có thể xem ở đây hay ở đây).

1. Có khi là một Geisha được chính bố đẻ đem bán đi để cốt có tiền uống rượu. Họ đến khu vực làng xóm ấy từ nơi rất xa, để tựa như mai danh ẩn tích.

Họ đến làm việc trong các quán ăn hay các quán trà ở địa phương vùng mỏ. Các phu mỏ sẽ tới. Các ông chủ mỏ cũng tới. Trong các chủ mỏ nổi danh thời Chiêu Hòa đã đến các quán trà vùng mỏ này có ông Ito-Den-emon, Giao Blog đã đề cập nhanh ở đây (tháng 7 năm 2014).

18/10/2021

Tín ngưỡng phồn thực ở Nhật Bản – Một vài liên hệ với Việt Nam (bài Lưu Thị Thu Thủy)

Bài đã đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội.

Tác giả gọi các vị thầy cúng ở các ngôi đền Nhật Bản là "linh mục Shinto". Cụ Yanagita nhà chúng tôi được tác giả kéo ngang vào một chút như một vị khách bí ẩn ! Vân vân.

Bởi vậy, có thể nói, tác giả không có chuyên ngành gì cụ thể. Chỉ nên xem đây như một bài báo giới thiệu nhanh.

07/08/2021

Học giả Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh (1934-2021) vừa từ trần

Tôi gọi cho cụ từ Hà Nội bằng điện thoại lần đầu tiên, có lẽ là năm 2009. Hẹn cụ nhiều lần sẽ gặp ở xứ Thanh, nhưng rút cuộc đều không thành hiện thực. 

Có một số lần cụ gọi ra Hà Nội từ rất sớm, chắc khoảng 5h sáng. Cụ khoe là vừa đun nước, làm một ít việc lặt vặt trong nhà, rồi nhớ ra cái bản sách đồng ấy hay mới tra cứu được cái gì đó hay hay, nên gọi ra.

20/06/2021

Kỉ niệm 1 năm ngày mất của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020) : trò chuyện về văn hóa dân gian

Học giả Phan Đăng Nhật đã trút hơi thở cuối cùng vào buổi sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020. Xem lại tin của năm 2020 ở đây.

Trò chuyện về Văn hóa Dân gian của ông được Truyền hình Quốc hội cử phóng viên tới phỏng vấn, rồi phát vào đầu năm 2018.

Cuộc trò chuyện đầu tiên với phóng viên, theo kí ức của tôi thì được thực hiện tại nhà riêng vào dịp mùa đông năm 2017. Hồi đó, sức khỏe của ông đã sa sút nhiều, rất hay phải vào bệnh viện. Những cuộc phỏng vấn của Truyền hình Quốc hội được thực hiện ở khoảng giữa những lần vào viện.

28/07/2020

Ta xây dựng đời ta - trường hợp Nhật Bản : năm 1954, điện khí hóa mạnh mẽ ở nông thôn

Sắp tới, trong chương trình học tập, tôi dự tính sẽ cho các em học sinh ôn lại những chặng đường "ta xây dựng đời ta" của người Nhật Bản, mà là qua tư liệu rất sinh động: phim tài liệu. Học sinh là người Việt Nam, người Nhật Bản, và có thể là quốc tịch khác.

22/07/2020

Tròn một tháng học giả Phan Đăng Nhật đi xa : đọc lại những dòng chữ cuối cùng của ông

Học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020) đã nhẹ nhàng rời xa cõi tạm vào lúc 10h50 sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020. Chiếu sang âm lịch là ngày 2 tháng 5 năm Canh Tý. Đã đưa các tin ở đây hay ở đây.

Bây giờ sắp là 10h30 sáng ngày 22 tháng 7 năm 2020, và âm lịch cũng là 2 tháng 6 năm Canh Tý. Như vậy là vừa tròn một tháng người đã đi xa.

Vào chiều tối ngày 20 tháng 6, tức là trước ngày mất chỉ hai ngày, người vẫn rất minh mẫn, vẫn đi lại trong phòng làm việc một cách bình thường. Cả nhà vẫn có chút lo lắng về cái nắng nóng dữ dội của mùa hè cộng với covid năm nay, nhưng không mảy may nghĩ là có bất trắc gì có thể xảy ra trong thời gian gần. Thấy con cháu sang chơi, cụ rất vui vẻ nhỏm dậy và hỏi thăm xem tình hình mọi người thế nào, rồi nói tôi lấy hộ một hộp cà-phê nguyên chất ở trên giá sách xuống.

21/07/2020

Lễ "gác bút" của "cây bút" Nguyễn Xuân Kính

Học giả Nguyễn Xuân Kính năm nay bước vào tuổi 69 (theo cuốn Các tác gia nghiên cứu Văn hóa Dân gian do chính ông làm chủ biên bản in năm 1995, thì  ông sinh năm 1952, tại Thái Bình). 

Ông là Giáo sư chuyên ngành Văn học, từng du học và nhận học vị Phó Tiến sĩ (sau này đổi thành Tiến sĩ) tại Liên Xô. Trong rất nhiều công trình khoa học đã công bố, ông được biết đến nhiều nhất với các nghiên cứu về ca dao người Việt (tiêu biểu là cuốn Thi pháp ca dao in lần đầu năm 1992, và đặc biệt là bộ Kho tàng ca dao người Việt - đồng chủ biên với Phan Đăng Nhật). Ông nhiều năm liền là Viện phó rồi Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa (trước đây là Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian).

Sau mấy năm chính thức nghỉ hưu theo chế độ hiện hành, vào trung tuần tháng 7 năm 2020, ông đã tổ chức gọn nhẹ tại nhà riêng một lễ tạm gọi là "gác bút".

19/07/2020

Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam : Đại hội đại biểu toàn quốc 2020

Hiện đang diễn ra đại hội của Hội, tại Hà Nội. Mấy năm trước, thì là đại hội kì trước, có thông tin từ nhà văn Nguyễn Thúy Quỳnh (Thái Nguyên), đọc lại ở đây (tháng 5 năm 2015).

Hiện xem nhanh một ít ảnh lấy từ các nguồn cá nhân mới đưa lên mạng xã hội (fb và zalo cá nhân).

27/06/2020

Vĩnh biệt Giáo sư Phan Đăng Nhật (1931-2020) - tin tức hạ tuần tháng 6 từ các nơi

Về cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu văn hóa dân gian của Giáo sư Phan Đăng Nhật, thì đã có khá nhiều học giả đàn em viết bài từ lâu, trong đó có những bài khái lược, có những bài rất công phu.

Một điểm đặc biệt cần nhấn mạnh về Phan Đăng Nhật chính là ở đây. Tức là, đã có rất nhiều học giả đàn em viết rất sớm và chuyên sâu về ông cùng các công trình nghiên cứu. Không phải là theo lệ thường: sau khi qua đời rồi, người ta mới bắt đầu viết về người quá cố.

09/06/2020

Thầy Ngô Đức Thịnh với quê hương : dòng họ và phụ mẫu

ngọn đèn của cha
vẫn đang tiếp cháy trong con
hiện lên đầu dãy đèn đường đêm nay, và nối những đêm mai
(trích từ bài Ngọn đèn, thơ Ái Vân Quốc, 2007)

Ở bản in sau này, bộ Đạo Mẫu (tức bộ sách Đạo Mẫu Việt Nam hay Đạo Mẫu ở Viêt Nam) của thầy Ngô Đức Thịnh, thường có một lời đề tặng ở trang bìa lót dành cho phụ mẫu.

Chẳng hạn, ở bộ sách đó bản in năm 2009 tại Nxb Tôn giáo, được chia thành 2 tập đều đóng bìa cứng (tập 1 thì gam màu đỏ, còn tập 2 thì gam màu vàng), ngay bìa lót tập 1 ghi "Kính dâng hương hồn Thân Mẫu". Hay bản in năm 2010 thành một tập bìa đen, bởi Nxb Tôn giáo - Công ty sách Từ Văn, thì ở bìa lót cũng ghi "Kính dâng hương hồn thân Mẫu".

1. Chúng tôi đã tới thăm quê của thầy Thịnh nhiều lần, mà lần đầu tiên là mùa hè năm 2009. Tức là khoảng 11 năm về trước. Lần đó, người anh trai lớn của thầy vẫn còn khá khỏe chân, đưa chúng tôi đi thăm nhà thờ họ Ngô. Người anh đi trước, cậu em trai theo sau, rồi là nhóm chúng tôi. Theo lệ thường, thì tôi hay chạy lên phía trước lia máy ảnh để ghi kỉ niệm, rồi lại tụt lại phía sau.

Nhà thờ họ Ngô còn giữ được khuôn viên có tường bao khá rộng rãi và bề thế, một nếp nhà cổ với mái ngói xưa cũ cùng cửa mặt trước là gỗ bức bàn, một cái cổng chính mới xây cất lại trên đề dòng chữ Hán Ngô đại tông từ (từ đường dòng họ lớn Ngô). Chú ý chữ "tông từ" (nhà thờ dòng họ).

07/06/2020

Một công trình khoa học cuối cùng về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam của Giáo sư Ngô Đức Thịnh

Những năm tháng cuối cùng, do phải vật lộn với bệnh tật ngày một trầm trọng, ông không còn xuất hiện nhiều ở những hội thảo hội nghị nữa (đọc ở đây), nhưng vẫn tham gia hay chủ trì một số công trình khoa học.

Một trong số đó là công trình Hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc, vốn là đề tài cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, thực hiện trong các năm 2017-2018 (tháng 1/2017 - tháng 12/2018), nghiệm thu năm 2019, dự thi giải thưởng năm 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.

Công trình đó do tôi làm chủ nhiệm, với 7 thành viên (thầy Ngô Đức Thịnh là một trong đó), đã nhận giải Nhì A năm 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Khi nhận giải, đã đưa tin nhanh ở đây.

Như vậy, đây là công trình tập thể mà thầy Ngô Đức Thịnh tham gia với tư cách một thành viên. Có thể xem đó là một trong những công trình khoa học cuối cùng về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam của ông.

18/03/2020

Thông tin tuyển sinh đại học của Trường Đại học Việt Nhật (từ tháng 9 năm 2020)

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2020, Trường Đại học Việt Nhật (viết tắt là VJU) - một trong 7 đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội - sẽ tuyển sinh chương trình đào tạo đại học (cử nhân).

Bậc đào tạo sau đại học (chương trình thạc sĩ) thì đã mở được mấy năm. Khóa mới nhất hiện nay là khóa 4 (2019-2021).

08/02/2020

Một ca bệnh đặc biệt trong đại dịch : từ Mác đến hậu duệ 200 năm

Sắp tới, đúng chuyên môn hẹp, mình sẽ có một nhóm làm việc trong khuôn khổ giáo dục khai phóng, cùng nhau luận bàn về chủ đề "Cha đẻ ngành Văn hóa Dân gian Nhật Bản với các đồ đệ là phái theo chủ nghĩa Mác".

Các đồ đệ vốn là đảng viên Đảng Cộng sản Nhật Bản sau này đã bị hấp dẫn bởi một cây đại thụ về Văn hóa Dân gian. Họ đã đến bái sư làm đệ tử. Đúng hơn thì ông đã hút các đồ đệ ấy về bên mình. Ông đã che chở cho họ về mặt tinh thần, như là một gà mẹ xòe cánh ôm lấy lũ con lúc trời đổ mưa và bất đầu sấm chớp.

Một mối lương duyên kì lạ và thú vị.

Các thứ đó sẽ đề cập đến sau. 

Bây giờ, trong đại dịch Cô Vi 2020 (n-CoV) thì một ca bệnh đặc biệt đã được phát hiện, là chủ nghĩa Mác với hậu duệ mặt trời ở Đại Việt sau 200 năm. Trực tiếp là những thảo luận xung quanh "đảng" và "dân tộc" liên quan đến bài báo mở màn năm mới của cây lí luận lão thành đại diện cho Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là Nhị Lê.

01/02/2020

Khẩn cầu thần linh đuổi đại dịch Corona, ở đền lớn tại Nara (Nhật Bản)

Việc cầu nguyện các đấng thần linh đuổi bệnh dịch, thì rất phổ biến và cũng rất đỗi bình dị ở Nhật Bản. Truyền thống này đã có hàng ngàn năm nay.

Hồi đầu thế kỉ XXI, mình ngồi tập hợp tư liệu cũ của lãnh chúa Karatsu để viết phần về "cầu đảo đuổi bệnh dịch" trong các ngôi đền lớn ở địa phương. Tư liệu của lãnh chúa khá thú vị. 

Hồi đầu thế kỉ XXI, thì mình cũng đã có khảo sát thực tế tại địa phương về việc khấn thần linh đuổi dịch SARS. Có những buổi lễ thì rất đông người tham dự, nhưng có khi chỉ có hai cha con ông thầy cúng và mình ! Mình lúc đó thành ra chân giúp việc, làm cái nọ lấy cái kia, nhưng không quên đặt máy ghi âm và chụp ảnh !

Bây giờ, đầu năm 2020, đại dịch Corona cũng đã lan đến Nhật Bản. Người bệnh đầu tiên được xác nhận là thuộc tỉnh Nara.

Ngôi đền lớn Kasuga ở Nara thì từ ngày 31/1 sẽ tiến hành cầu nguyện đuổi đại dịch. Nhà đền sẽ cầu nguyện liên tục vào sáng và tối mỗi ngày, cho đến khi đại dịch được đẩy lui hoàn toàn.

Truyền thống văn hóa lâu đời, theo đúng như lí thuyết của ngành văn hóa dân gian Nhật Bản.

16/01/2020

Sách chuyên khảo về văn hóa Việt Nam bằng tiếng Trung Quốc của học giả Nguyễn Chí Kiên (Bền)

Tên chính thức là Nguyễn Chí Bền (với một số bút danh như Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Nhị Hà). Các dịch giả người Trung Quốc đã dịch nghĩa chữ "Bền"  (vững bền) sang chữ Hán là "Kiên" (vững chắc), nên viết đầy đủ bằng chữ Hán là: Nguyễn Chí Kiên 阮志坚.

Chữ "Bền" có thể viết được bằng chữ Nôm, nhưng không viết được bằng chữ Hán, nên các dịch giả đã linh hoạt dịch nghĩa.

Ở một trường hợp khác, là tên của bà Nguyễn Thị Doan (nguyên Phó Chủ tịch nước), thì được phía Trung Quốc viết thành âm gần giống là Nguyễn Thị Duyên. Tạm gọi là dịch âm.

Đại khái sách của học giả Nguyễn Chí Kiên (Bền) được xuất bản bởi Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, vào năm 2012, như dưới đây.