Tập hợp tin tức từ các nơi.
Đại khái có một câu chuyện về văn học nghệ thuật Việt Nam đương đại vừa được truyền đi trên không gian mạng, mà khởi nguồn là Facebook. Tôi vốn không biết chuyện gì, vì chỉ thấy ám chỉ.
Rồi tự nhiên, cũng tàm tạm hiểu ra câu chuyện gì, với những ai.
Nhưng đó là chuyện cá nhân.
Cái tôi muốn nhìn là vấn đề rộng lớn hơn, là về nghệ sĩ/văn sĩ/các loại sĩ trong văn học nghệ thuật Việt Nam đương đại. Bởi vậy, bài đầu tiên là lấy về từ trang của nghệ sĩ Ace Lê. Bạn Lê nói về một nền "nghệ thuật đại sứ quán" đã và đang thịnh hành ở Việt Nam. Có một số người gác cổng cho nền nghệ thuật ấy !
Vẫn còn trong không khí Tết Nguyên Đán năm Quý Mão 2023, đi một entry này về chương trình Táo Quân vốn đã diễn ra 20 năm liền mỗi đêm Giao Thừa.
Đại khái, thấy rất nhiều tiếng nói kêu gọi loại bỏ chương trình này từ nay trở đi. Nhóm ý kiến này mong không có Táo Quân vào Giao Thừa chuyển năm 2023 và 2024 nữa.
Tôi thì đề xuất luôn: đồng ý loại luôn chương trình Táo Quân từ năm 2023; đồng thời, cũng kêu gọi hạn chế việc thả cá chép vào dịp cúng Táo hàng năm nữa.
Hồi cố một chút, trên Giao Blog có thể đọc:
- năm 2017, người được xem là cha đẻ của Táo Quân có tâm sự ở đây,
- năm 2016, chương trình Táo Quân xoáy vào chủ đề tham nhũng và bộc bạch 13 năm đóng Táo của Vân Dung, ở đây.
Từ năm 2016, tức cách nay khoảng 6 năm, có sự kiện 17 bức tranh trở về châu Âu đều là tranh giả. Sự kiện ấy vẫn còn được dư luận nhắc lại nhiều (đọc lại ở đây). Lúc đó, họa sĩ Thành Chương xuất hiện tại trận để chỉ ra tranh mạo danh mình, nhưng nhà sưu tập vì xót của vẫn chưa tin !
Tác giả tranh đến tận nơi để xác nhận, chỉ rõ là tranh giả (mạo danh), thế mà người ta còn chưa tin ! Mà tất cả 17 bức đều là hàng nhái !
Dân Tổng hợp Hà Nội quả là có không ít dị nhân. Sau khi tốt nghiệp, chỉ trong hai khoa Văn Sử thân thiết thì có người giữ trọng trách của quốc gia thậm chí là ở ngôi cao cực phẩm, có người lại về quê làm ruộng như nông dân, có người là doanh nhân rất thành đạt, có người thành nghệ sĩ từ lúc nào không hay,...
Trong Văn nghệ Thứ Bảy tuần này, sẽ mở thêm mục Những dị nhân hiện đại mà tôi biết. Người đầu tiên, được đánh số 1 ở đây, là bác Phạm Văn Tiện.
Bác ấy vốn là dân Khoa Lịch sử cùng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với tôi hồi đó, là đàn anh hơn tôi vài năm. Nếu nhớ không nhầm thì anh Tiện thuộc K33, theo chuyên ngành Dân tộc học.