Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/07/2019

Cúng cho "người đang sống", đúng hơn phải là cúng cho "hồn người đang sống"

Quan niệm của Tày Nùng hiện nay khác với Kinh. Cũng có thể là Kinh đã mất phong tục tiếp xúc với hồn người đang sống. Phong tục ấy chỉ còn thấy được ở người Tày Nùng.

Nên giới báo chí người Kinh thì thấy làm lạ.

Cũng bởi vậy mà chưa gọi đúng tên. Không phải "cúng cho người đang sống", mà thực ra phải là "cúng cho hồn người đang sống". Hồn, thì có hồn sốnghồn chết (ma quỉ). Mọi vật đều có hồn.

Đi một ít bài của phía báo chí. 

Loạt đầu tiên theo thứ tự năm tháng từ xưa đến nay.

Bổ sung thì dán ở dưới.




---



1. Năm 2014

Kỳ lạ chuyện cúng cho người sống




09:30 17/04/2014


Cách thành phố Hà Nội non 70km, xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang hiện lên như một ốc đảo với những đồi vải xanh mướt. Nơi này, gần như tách biệt hẳn với thế giới chen chúc ồn ào khói bụi của thành phố. Tách biệt bởi vô số cầu tạm chòng chành dẫn lối. Tách biệt bởi những con đường đất đỏ lép nhép như thử thách những ai không đủ kiên nhẫn thâm nhập vùng đất này. Trong “ốc đảo” nhỏ bé và dị biệt này, người Nùng vẫn bảo tồn một tục lệ rất đỗi lạ lẫm và thú vị”: Cúng cho người sống!






2. Năm 2016






(PLO) -Cách Hà Nội hơn 100km, xã Tam Dị (Lục Nam, Bắc Giang). Nơi đây gần như một “ốc đảo” tách biệt hẳn với cuộc sống chen chúc, ồn ào của đô thị, với hàng trăm người dân tộc Nùng làm ăn sinh sống từ bao đời nay. Trong “ốc đảo” nhỏ bé và dị biệt này, người Nùng vẫn còn giữ tục lệ thờ cúng thú vị: Cúng cho người sống và không cúng giỗ ông, bà, tổ tiên.

Chuyện lạ: Cúng cho người sống, không cúng giỗ ông bà tổ tiên
Một buổi lễ “cúng sống” của người Nùng

Báo hiếu cha mẹ
Trong văn hóa truyền thống của người Việt, việc cúng giỗ người khuất và thờ phụng ông bà tổ tiên đã trở thành một nét văn hóa đẹp, tỏ lòng thành kính đối với người đã khuất. Tuy nhiên, ở thôn Bãi Lời (xã Tam Dị, huyện Lục Nam, Bắc Giang) lại có phong tục độc đáo, không cúng giỗ ông bà, tổ tiên. 
Người dân trong thôn đa phần là người dân tộc Nùng, con đường đất đỏ dẫn vào thôn với những cây cầu tạm bợ, trời nắng thì bụi mù, trời mưa trơn trượt. Người dân chủ yếu sống nhờ nghề trồng dứa, trồng lúa và chăn nuôi thêm lợn, gà,... Đời sống kinh tế thiếu thốn, khó khăn, nhưng truyền thống văn hóa vẫn được người dân nơi đây gìn giữ, bảo tồn, trong đó có tục thờ cún lạ.
Theo các già làng trong thôn, tục lệ "cúng sống" của người Nùng xuất phát từ lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Người Nùng, cũng như các dân tộc khác, con gái khi "xuất giá tòng phu" phải toàn tâm toàn ý gánh vác công việc nhà chồng. Những công việc đó đã khiến những người phụ nữ không còn thời gian để về thăm cha mẹ đẻ.
Đến khi cha mẹ già, ốm bệnh hoặc đột ngột nhắm mắt xuôi tay thì lúc ấy, con gái chỉ biết khóc lóc tiếc thương, nhưng bố mẹ cũng không thể nào sống lại được, không thể thưởng thức được những miếng ngon con gái mang đến nữa. Chính vì vậy, người Nùng đã đặt ra tục lệ "cúng sống" và nhất thiết phải do con gái đứng ra tổ chức.
-
Theo quan niệm người Nùng, từ khi 60 tuổi trở đi, những người Nùng với điều kiện đã lập gia đình, có con cháu thì bắt đầu được tổ chức lễ "cúng sống".
Lễ "cúng" được tổ chức trùng với ngày tháng sinh của các cụ. Nhưng không nhất thiết mỗi năm tổ chức một lần như "cúng giỗ" cho người đã mất.
Lễ "cúng sống" chỉ được tổ chức vào một năm thật thích hợp do “thầy then” (thầy cúng của người Nùng) chọn. Còn với những người sống độc thân, thì cho dù thọ hơn trăm tuổi cũng chưa được tổ chức lễ lần nào, người dân trong làng gọi những người đó là “chưa trưởng thành”. 
-
Bà Trương Thị Tý (70 tuổi) từng tham gia nhiều buổi lễ cúng trong làng lý giải về tập tục kỳ lạ này: “Xuất phát từ quan niệm “sống cho ăn, tới khi chết còn ăn sao được nữa”, nên thay vì tổ chức cúng giỗ, đốt vàng mã, hằng năm vào ngày mất của bố mẹ, đồng bào Nùng lại chọn cách tổ chức sinh nhật cho bố mẹ. Chúng tôi tin rằng, người đã chết không thể ăn và thưởng thức nên việc cúng gà, lợn, trâu, bò sẽ không còn cần thiết và ý nghĩa”. 
Theo bà Tý, khi bố hoặc mẹ bước sang tuổi 60, các con, cả trai và gái sẽ có tránh nhiệm tổ chức sinh nhật cho bố mẹ, trong đó con gái đã đi lấy chồng sẽ có trách nhiệm chính lo về tài chính. Ít nhất các con sẽ phải tổ chức cho cả bố và mẹ mỗi người ba lần, có thể liên tiếp trong ba năm liền, cũng có thể ngắt quãng tùy vào điều kiện kinh tế và sự thống nhất của các con. 
Gia đình nào có bao nhiêu con gái đã lập gia đình sẽ lần lượt phân chia tổ chức lễ cho bố mẹ, mời họ hàng, làng xóm đến ăn mừng cùng gia đình. Trong trường hợp không có con gái hoặc ít thì mới đến lượt con trai làm việc này. Nếu gia đình nào bố mẹ chưa được các con tổ chức sinh nhật hay mới tổ chức được 1, 2 lần đã qua đời, điều này được xem là gia đình đó phúc mỏng và không hạnh phúc, yên ấm.
Quan niệm “trưởng thành” độc đáo
Theo quan niệm người Nùng, từ khi 60 tuổi trở đi, những người Nùng với điều kiện đã lập gia đình, có con cháu thì bắt đầu được tổ chức lễ "cúng sống". Lễ "cúng" được tổ chức trùng với ngày tháng sinh của các cụ. Nhưng không nhất thiết mỗi năm tổ chức một lần như "cúng giỗ" cho người đã mất.
Lễ "cúng sống" chỉ được tổ chức vào một năm thật thích hợp do “thầy then” (thầy cúng của người Nùng) chọn. Còn với những người sống độc thân, thì cho dù thọ hơn trăm tuổi cũng chưa được tổ chức lễ lần nào, người dân trong làng gọi những người đó là “chưa trưởng thành”. 
Lễ "cúng sống" theo tiếng Nùng gọi là "khay khoăn" (nghĩa là mở cửa hồn). Người Nùng gọi hồn là "khoăn" (khi hồn còn gắn bó với thể xác, còn khi hồn thoát khỏi thể xác gọi là "phi"). Tổ chức "cúng sống" cho bố mẹ là cầu chúc để hồn không bỏ đi, bố mẹ được thượng thọ hơn. Nội dung các bài khấn "then" trong lễ cúng chúng tôi được các bô lão trong thôn dịch nôm na đại ý là cầu mong "khoăn" luôn hòa hợp với "phi".
Trong buổi cúng lễ, con cháu liên tục mang gạo để "thầy then" cho vào một chiếc rổ con gọi là lễ "Pủ lường", nghĩa là góp lương thực vào kho để bồi dưỡng sức khỏe cho bố mẹ sống lâu. Lễ cúng gần như trở thành một đêm lễ hội trong xóm. "Nghệ sĩ" là các “thầy then” ôm đàn tính hát say sưa và những khán giả say mê ngồi vây quanh sân khấu.
Sau một đêm miệt mài, “thầy then” kết thúc công việc, khách mời cùng ăn uống chia vui với gia đình, cầu chúc sức khỏe cho các ông, bà. Vào ngày này, các bậc cha mẹ được "cúng sống" thường cố gắng ăn uống thật nhiều để đáp lại lòng hiếu thảo của con gái.
Theo quan niệm của người Nùng, người nào được con cháu tổ chức lễ cúng với số lượng càng nhiều thì càng có phúc. Bà Trương Thị Tý từng rất ngưỡng mộ một cụ ông khác trong làng vì “mới” 76 tuổi nhưng đã được con gái làm cho 8 lễ "cúng sống".  
“Người ta được năm "hợp" thì người ta làm thế được, nếu như cố ý làm khi không được tuổi thì chỉ rước thêm họa vào nhà thôi. Mỗi khi được con tổ chức lễ cho các bậc cha mẹ ai nấy đều vui vẻ, tự hào lắm", bà Tý kể.
Cùng với phong tục lễ “cúng sống” mà đồng bào Nùng còn lưu giữ tới ngày nay, không thể không nhắc tới tập tục chôn người chết trong chiếc quan tài đóng từ những mảnh ván cong, hay mảnh ván có hình dạng tam giác ghép lại. 
Giải thích về tập tục này, nhiều người dân trong thôn cho biết, cũng giống người Kinh, đồng bào Nùng dùng gỗ, xẻ lấy 6 tấm ván thẳng để đóng quan tài chôn cất người đã khuất. Nhưng 6 tấm ván chỉ được dùng cho những trường hợp đã xây dựng gia đình. 
Còn đối với những người chết, dù thọ 100 tuổi đi chăng nữa, mà chưa lập gia đình thì vẫn bị coi là người chưa trưởng thành, do vậy họ chỉ được chôn cất trong chiếc quan tài đóng từ những mảnh ván cong, ghép từ nhiều mảnh gỗ hình tam giác. Và thông thường những trường hợp này sẽ được đưa đi chôn cất chỉ trong “ngày một, ngày hai”.
"Bất cứ gia đình nào có người chết đều tuân thủ theo sự chỉ dẫn của “thầy then” để chôn cất người chết, gia đình và họ hàng tuyệt đối gia chủ không được tự tiện quyết định. Có người một tuần, thậm chí 10 ngày mới được đưa đi, nhưng có người chỉ hôm trước, hôm sau.
Riêng các thầy cúng có một sức mạnh và quyền năng hơn người, khi chết để ít nhất 4 ngày trong nhà, trong lễ tang có một số nghi lễ đặc biệt mà người thường không có", ông Trương Văn Tân (trưởng thôn) chia sẻ.
Có ý kiến cho rằng người Nùng có một niềm tin khá “thực dụng” nhưng mang nghĩa tích cực, không thể đánh giá vì họ không đi theo truyền thống thờ cúng tổ tiên như đại đa số các dân tộc khác là sự phản cảm. Họ trân trọng hiện thực và có niềm tin tốt đẹp vào một tương lai sau khi đã chết đi.
Thay vì tốn kém tiền bạc để tổ chức những đám giỗ linh đình, khóc lóc thương xót thảm thiết sau khi cha mẹ đã rời khỏi trần thế thì người Nùng lại chăm sóc chu đáo cho bậc sinh thành ngay khi còn sống với một tư duy chất phác, giản dị.
Theo các già làng trong thôn, tục lệ "cúng sống" của người Nùng xuất phát từ lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Người Nùng, cũng như các dân tộc khác, con gái khi "xuất giá tòng phu" phải toàn tâm toàn ý gánh vác công việc nhà chồng. Những công việc đó đã khiến những người phụ nữ không còn thời gian để về thăm cha mẹ đẻ.
Đến khi cha mẹ già, ốm bệnh hoặc đột ngột nhắm mắt xuôi tay thì lúc ấy, con gái chỉ biết khóc lóc tiếc thương, nhưng bố mẹ cũng không thể nào sống lại được, không thể thưởng thức được những miếng ngon con gái mang đến nữa. Chính vì vậy, người Nùng đã đặt ra tục lệ "cúng sống" và nhất thiết phải do con gái đứng ra tổ chức.







3. Năm 2019


Kỳ lạ làm chục mâm cỗ, ăn uống linh đình 'cúng' người sống ở Bắc Giang


 Không cúng giỗ cho người đã khuất, người dân tộc Nùng ở Bắc Giang lại tiến hành làm cỗ, báo hiếu cho cha, mẹ khi họ đang có mặt trên cõi đời.

Cúng Thổ công có rượu, thịt mang về
Người Nùng sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang… Ở mỗi địa phương, dân tộc này lại có những phong tục, tập quán độc đáo riêng.
Tại Lạng Sơn, ông Hoàng Văn Làng, trưởng thôn Nà Han (xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) cho biết, mỗi bản người Nùng ở đây đều có một đình, miếu để thờ cúng Thành hoàng, Thổ công và là nơi sinh hoạt chung của dân bản.
Hàng năm, người Nùng ở thôn Nà Han cúng Thổ công vào mùng 2 Tết. Người dân mang lễ đến miếu thắp hương. Mâm lễ gồm gà luộc, bánh chưng, bát cơm, chai rượu, hương, bánh kẹo… Họ tỏ lòng biết ơn sau một năm mùa màng bội thu và mong năm mới thời tiết thuận hòa, thuận lợi cho làm ăn.
Kỳ lạ làm chục mâm cỗ, ăn uống linh đình 'cúng' người sống ở Bắc Giang
Ông Hoàng Văn Làng, trưởng thôn Nà Han. Ảnh: Nguyễn Thảo
‘Những dịp này, người dân cũng góp tiền làm cỗ, sau đó tập trung ăn uống tại miếu. Mỗi gia đình, sau khi cùng nhau ăn, được mang về nhà một bát nhỏ thịt và ít rượu. Chúng tôi thường xào qua số thức ăn đó, đặt lên bàn thờ để dâng tổ tiên’, ông Làng nói.
Ngoài dịp đầu năm, vào các ngày 3/3, ngày 5/5, ngày 6/6, 15/ (âm lịch)..., người Nùng ở đây cũng tổ chức họp mặt, ăn uống.
Khi đồng ruộng có nhiều sâu bọ cắn lúa người Nùng cũng làm lễ cúng gọi là lễ khử trùng. Không chỉ xin mùa màng bội thu, vào các dịp đám cưới, ngày vui người dân cũng đến miếu để mong điều may mắn trong đời sống hôn nhân.
Cũng theo người dân tộc Nùng, ở đây, một bữa cơm khác khá quan trọng của họ là bữa cơm xua đi những rủi ro dịp cuối năm. Mâm cơm này nhiều món thịt, măng, rau, nhưng không thể thiếu thịt vịt.
Theo quan niệm của người Nùng, thịt vịt là món món ăn để kết thúc một năm, xua đi những điều xui xẻo và sang năm mới đón nhận nhiều điều tối đẹp.
‘Cúng’ cho người sống
Nếu như người Việt làm mâm cúng cho người đã khuất nhằm tỏ lòng biết ơn thì tại Bắc Giang, dân tộc Nùng lại có tục lệ đặc biệt là không làm giỗ cho người đã khuất.
Anh Văn Hoan (SN 1987, xã Tam Dị, Lục Nam, Bắc Giang), cho biết, thay vì làm cỗ linh đình cúng người chết, người Nùng ở đây có tục ‘cúng’ cho người sống. Đó là việc con cái làm sinh nhật cho cha mẹ.
Họ tin rằng, người đã chết không thể ăn và thưởng thức nên việc làm mâm cỗ cúng linh đình sẽ không có ý nghĩa. Thay vì nhớ ngày để cúng giỗ bố mẹ, ông bà tổ tiên sau khi họ mất đi, con cháu sẽ phải nhớ ngày sinh của bố mẹ để tổ chức sinh nhật.
Kỳ lạ làm chục mâm cỗ, ăn uống linh đình 'cúng' người sống ở Bắc Giang
Một ngôi nhà của người Nùng. Ảnh: Nguyễn Thảo
Ông Đào Văn Quảng, Phó chủ tịch UBND xã Tam Dị, cũng thông tin thêm: ‘Việc tổ chức sinh nhật tùy theo điều kiện từng gia đình, có thể làm to, nhỏ khác nhau’.
Gia đình có điều kiện kinh tế khá có thể làm mấy chục mâm cỗ, con cháu về ăn uống linh đình. Gia đình không có điều kiện chỉ làm 1, 2 mâm sum họp, cho cha mẹ vui lòng.
Việc làm sinh nhật cho cha, mẹ cũng không đều đặn hàng năm và cũng có gia đình làm, gia đình không.
‘Sau khi người thân chết, người Nùng tiến hành làm đám ma, chôn cất. Hàng năm, người dân ở đây chỉ đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh, không cúng giỗ hàng năm như người Kinh’.
‘Xã Tam Dị có 18 nghìn dân, trong đó có khoảng 4 nghìn người dân tộc Nùng. Trước đây, người Nùng có những phong tục tập quán khác biệt như trong các đám cưới, cô dâu sau khi có con mới về nhà chồng hay họ làm đám cưới linh đình ăn uống 2, 3 ngày liên tục.
Tuy nhiên những tập tục đó giờ không còn nữa, người Nùng dần dần sinh hoạt văn hóa như người dân tộc Kinh’, ông Quảng cho biết.
Vị Phó Chủ tịch xã cũng thông tin thêm: ‘Kinh tế của người Nùng ở xã Tam Dị ngày nay khá hơn do họ có nhiều ruộng nương, rừng và hiện tại số lượng người đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… nhiều.
Ví dụ thôn Bãi Lời, xã Tam Dị, do kinh tế khá nên 500 hộ dân ở đây đã góp kinh phí, mua đất để làm sân bóng riêng cho thôn, góp tiền mở các giải bóng đá, bóng chuyền, hội hát then… khiến đời sống vật chất, tinh thần của người Nùng ở đây trở nên sôi động hơn’.
Hot girl mặc váy dân tộc nổi đình đám năm 2015 giờ ra sao?

Hot girl mặc váy dân tộc nổi đình đám năm 2015 giờ ra sao?

4 năm sau ngày được chú ý nhờ bức ảnh xinh xắn, Lê Thu Hương đã lập gia đình và có một cậu con trai ....
Ngọc Trang - Nguyễn Thảo

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.