Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/02/2019

Phát ấn tiếp tục mở rộng : Đền Trần ở Thanh Hóa, rồi lư hương tượng đài Quận 1

Đền Trần ở nhiều nơi khác nhau. Không phải Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương,... Ở Thanh Hóa, cũng sẽ có phát ấn với số lượng khoảng 10.000 lá.

Thông tin từ các nơi.

(lúc đầu chỉ để ý đến Đền Trần, sau ngày 17/2/2019, thì mở rộng ra Tượng đài Đức Thánh Trần).

---


.

3. Đền Trần và tượng Thánh Trần ở Tp. Hồ Chí Minh (Quận 1)


"

YÊU CẦU CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẢ LẠI LƯ HƯƠNG TRƯỚC TƯỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN

Uống nước nhớ nguồn là truyền thống dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử, đi đến đâu tổ tiên cũng lấy tên cội nguồn đặt cho bến sông, con đường như Bến Hàm Tử, Bến Bạch Đằng, đường Chi Lăng... để nhắc nhở con cháu muôn đời không quên nguồn cội. Những người Việt dù xa đất nước vẫn đặt địa danh theo tên những vùng miền cố hương, những chiến công hiển hách của tổ tiên, cũng để nhắc nhở con cháu về cội nguồn.
Lư hương đối với người Việt là cái thiêng liêng nhất, dù đi bất cứ nơi đâu, dù nghèo khó, gia đình nào cũng làm một cái lư hương hàng ngày thắp nhang tưởng nhớ tổ tiên
Nối tiếp truyền thống đó, câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng thông báo ngày 17 tháng 2 năm 2019 kính mời các thành viên câu lạc bộ, thân hữu, đồng bào đến tượng đài ĐỨC THÁNH TRẦN ở Bến Bạch Đằng dâng hương tưởng nhớ và tri ân chiến sĩ đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc ngày 17 tháng 2 năm 1979.
Đáng giận là một số quan chức chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã hạ lệnh giăng dây ngăn khu tượng đài ĐỨC THÁNH TRẦN, đem xe vệ sinh án ngữ tượng đài, và tệ hơn là cẩu lư hương đi chỗ khác nhằm cản phá đồng bào dâng hương tưởng niệm và tri ân.
Những hành động ấy, đặc biệt là hành động dẹp lư hương tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Đức Thánh Trần Hưng Đạo ba lần đánh thắng Nguyên Mông, cẩu lư hương đi ngay trong cái ngày 40 năm trước hơn 20.000 chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc và hơn 100.000 người dân vô tội bị sát hại dã man bởi quân xâm lược Trung Quốc, là việc làm không thể biện minh. Đó là sự bất kính vô cùng nghiêm trọng đối với tổ tiên, là sự xúc phạm trắng trợn lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước và đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, không thể tha thứ. Đặt trong hoàn cảnh đất nước đang đối mặt với nguy cơ bành trướng, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc, hành động ấy khởi lên trong lòng dân mối nghi ngờ khó lòng giải toả về một âm mưu thoả hiệp, cấu kết với ngoại bang, bán rẻ lợi ích quốc gia.
Vì những lẽ trên, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh lập tức đưa trả lại Lư hương trước tượng ĐỨC THÁNH TRẦN tại bến Bạch Đằng, và truy cứu, nghiêm trị những đơn vị và cá nhân có trách nhiệm về những hành động sai phạm tại khu vực tượng đài ngày 17/2/2019 vừa qua.
Sài Gòn ngày 21/2/2019
TM câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng
Chủ nhiệm

Lê Thân
"
https://vandoanviet.blogspot.com/2019/02/yeu-cau-chinh-quyen-thanh-pho-ho-chi.html



"


 09:25 | Thứ ba, 19/02/2019
 8
Đọc tin trễ mới biết lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo đã bị cẩu đi, đúng ngày 17.2.2019  - ngày kỷ niệm 40 năm quân dân ta đánh trả cuộc chiến tranh xâm lược bởi Trung Quốc ở biên giới phía bắc nước ta. Đầu giờ chiều nay, 18.2.2019, chúng tôi ra xem tượng đài ở công trường Mê Linh (quận 1) thì thấy quả thật không những lư hương không còn mà trước tượng đài (nơi tay Đức Thánh Trần chỉ ra bờ sông) đã thấy vật chắn và dây giăng, không cho vào! 
    Ảnh chụp tượng đài Trần Hưng Đạo tại công trường Mê Linh lúc 14:30 chiều 18.2.2019 cho thấy lư hương trước tượng đã di dời. Ảnh: Phúc Tiến

    Ở đấy, có một tấm bảng to ghi rõ "Công trường đang thi công". Lạ nhỉ, công trường gì mà mới khoảng 2 giờ chiều chỉ thấy mấy bao xi măng hay đất cát gì đó,  bỏ vương vãi. Công nhân hay kỹ sư làm việc đi đâu hết rồi? 
    Theo luật, nếu thi công xây sửa gì thì ngoài bảng tín hiệu còn phải thông báo công trình này là gì? Quy mô ra sao? Ai làm? Ai đầu tư? Ai giám sát? Ngày khởi công - ngày hoàn thành? Bản vẽ phối cảnh công trình?... Huống chi đây còn là công trình công cộng, đông người qua lại, nhất là vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm. Song tuyệt nhiên, chúng tôi không thấy bóng dáng những thông tin này! 
    Thêm nữa, lư hương trước tượng đài anh hùng Trần Hưng Đạo trước nay vẫn là một phần thiết kế của công trình, có chức năng để cắm nhang tưởng nhớ người hoặc sự việc được dựng tượng, đúng theo truyền thống Việt Nam. Thiết kế này đã có 52 năm qua và không có gì sai trái về khía cạnh văn hóa, sao bỗng dưng thay đổi, đem ra nơi khác?
    Việc này có thông qua các Sở chuyên môn về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, văn hóa... hay không? Có hỏi ý kiến người dân, ít nhất là thông qua các tổ chức của nhân dân (Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội thanh niên...) hay không? Và nếu có, thì ý kiến của các sở chuyên môn và các tổ chức nói trên ra sao, thiết nghĩ cũng cần công khai cho người dân được biết.
    Đừng quên, các công trình công cộng - trong đó có tượng đài, luôn được xem là lợi ích của người dân. Người dân có quyền được biết (trước khi diễn ra các động thái của chính quyền) vì sao công trình ấy tồn tại và không tồn tại. Một hàng cây cũng phải thế chứ đừng nói là cái lư hương trước một tượng đài đã trở nên thiêng liêng với người dân - ngôi tượng để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc đã ba lần chỉ huy đánh thắng giặc phương bắc trong lịch sử. 
    Lư hương trước tượng đài anh hùng Trần Hưng Đạo trước nay vẫn là một phần thiết kế của công trình nhưng từ ngày 17.2.2019 đã bị di dời. Ảnh: Phúc Tiến

    Đề nghị lãnh đạo TP. HCM xem lại và cần có sự chấn chỉnh kịp thời việc làm của UBND quận 1 mà theo chúng tôi hoàn toàn chưa thấu tình đạt lý. Cách chọn thời điểm tiến hành di dời lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo tại công trường Mê Linh - trong khi sự tồn tại của lư hương này không hề sai trái về văn hóa, rất dễ gây ra những suy diễn bất lợi cho uy tín của chính quyền và đáng nói hơn là làm mất lòng dân vốn đã nhiều xao xuyến.
    Phúc Tiến
    Tượng đài Trần Hưng Đạo ở nhiều tỉnh, thành đều có lư hương
    Tượng đài Trần Hưng Đạo trên đảo Nam Yết, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa.
    Tượng đài Trần Hưng Đạo trên đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa.
    Tượng đài Trần Hưng Đạo tại Quảng trường 3-2, Nam Định.
    Tượng đài Trần Hưng Đạo ở An Phụ, Hải Dương.
    Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Nha Trang.
    Tượng đài Trần Hưng Đạo trên đồi Hải Minh, Quy Nhơn.
    Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Vũng Tàu.
    Nguồn ảnh: Cổng Thông Tin Điện Tử tỉnh Hải Dương; Báo Lao Động; Báo Đại Đoàn Kết; Báo Thanh Niên; Báo Tin Tức…

    "
    https://nguoidothi.net.vn/doi-lu-huong-truoc-tuong-dai-tran-hung-dao-can-sua-ngay-mot-quyet-dinh-voi-va-17390.html?fbclid=IwAR14J_xc0RXSO1fWvBhvqa4ie4Vky35pQZ8-5z1JIs77ct_RC6qaBFrBI8E



    "

    Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo được xây dựng năm 1967

    Tượng Trần Hưng Đạo nằm ở công trường Mê Linh (Q.1). Thời Pháp thuộc, công trường này được đặt theo tên Đô đốc thủy quân người Pháp và từng là Thống đốc Nam Kỳ, Rigault de Genouilly. Ban đầu tượng của vị đô đốc thủy quân cũng được đặt nơi đây.
    Năm 1955, ngày lễ Hai Bà Trưng được công nhận là ngày lễ chính thức ở miền Nam. Tháng 3.1962, chính quyền Ngô Đình Điệm khánh thành tượng Hai Bà Trưng ở công trường Mê Linh để vinh danh Hai Bà. Người dân Sài Gòn lúc đó vẫn quen gọi là tượng Hai Bà. Tượng do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ và điêu khắc Nguyễn Văn Thế thực hiện.
    Tuy nhiên, do cách điêu khắc quá mới mẻ nên sau khi khánh thành, nhiều người dân Sài Gòn thấy tượng Hai Bà có nét phảng phất giống mẹ con bà Trần Lệ Xuân. Nên sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, một số người đã tập trung ở công trường giật đổ tượng Hai Bà như muốn xóa bỏ “dấu tích” của phu nhân cố vấn tổng thống.
    Đến năm 1967, tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo do nhà điêu khắc Phạm Thông sáng tác đã được đặt tại vị trí này. Bức tượng Hưng Đạo Đại Vương cao gần 6 m, đứng trên một bục lăng trụ tam giác cao gần 10 m. Mẫu tượng do Phạm Thông thiết kế là vị Đại tướng trong y phục võ tướng, một tay tì lên đốc kiếm, một tay chỉ xuống sông và nói: “Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không bao giờ trở lại khúc sông này nữa”.
    Niềm hạnh phúc của điêu khắc gia Phạm Thông là sau này có hai phiên bản tượng Trần Hưng Đạo được đúc để gắn ở Quy Nhơn, Vũng Tàu. Sau năm 1975, nhà điêu khắc Phạm Thông sang Mỹ định cư.

    "




    13:03 - 18/02/2019

    Trung Hiếu

    Bí thư Quận ủy Q.1 (TP.HCM) Trần Kim Yến cho hay việc chuyển dâng hương, dâng hoa ở tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo về Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo nằm trong kế hoạch chỉnh trang Q.1 sau Tết.




    Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh /// Ảnh: Trung Hiếu

    Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh
    ẢNH: TRUNG HIẾU
    Sáng 18.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Ban thường vụ Quận ủy Q.1 về cải cách hành chính và ghi nhận sự hài lòng của người dân.




    Trong phần phát biểu của mình, bà Trần Kim Yến, Bí thư Quận ủy Q.1, cho hay các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở địa bàn cũng được thường xuyên tổ chức để đáp ứng nhu cầu tinh thần cho người dân và du khách.
    Các hoạt động văn hóa này thường diễn ra trước bưu điện TP.HCM, phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bùi Viện…
    “Tuy nhiên các địa điểm này cũng thường được một số đối tượng thường chọn. Ngày hôm qua (ngày 17.2 - PV) ở trước vị trí tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được trang trí lại để trở thành một thắng cảnh cho người dân đến đây tham quan. Về việc thờ cúng, dâng hương, dâng hoa, chúng tôi thực hiện chủ trương đưa việc thờ cúng đó về Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo cũng ở địa bàn quận”, bà Yến nói.
    Bà Yến còn cho hay công việc dời đã được hoàn thành vào ngày 17.2. Hiện chỉ còn một bước nhỏ sẽ đặt lư hương vào đúng vị trí ở đền thờ vào ngày 16.1 âm lịch (ngày 20.2 - PV).
    Về vấn đề an ninh chính trị, Q.1 xem đây là công tác trọng tâm, không chỉ giải quyết những vấn đề ở địa bàn quận mà còn giải quyết những vấn đề của 23 quận, huyện và những tỉnh thành khác.




    'Dời lư hương trước tượng Đức Thánh Trần': Quận ủy Quận 1 lên tiếng giải thích - ảnh 2

    Bí thư Quận ủy Q.1 Trần Kim Yến phát biểu trong cuộc làm việc với Bí thư Thành ủy TP.HCM
    ẢNH: TRUNG HIẾU
    “Một số người dân thường hay chọn Q.1 để gây sự chú ý. Do vậy công tác xây dựng lực lượng nòng cốt, triển khai công tác phòng chống tội phạm, khủng bố được quận xây dựng, quán triệt đến từng phường. Anh em cũng khá nhuần nhuyễn trong công việc này”, bà Yến cho hay.
    Trao đổi thêm sau cuộc họp với báo chí, bà Yến cho hay việc di chuyển, chỉnh trang này hết sức bình thường nằm trong kế hoạch chung chỉnh trang các địa điểm văn hóa ở quận sau tết.
    Riêng với tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo, sau khi lư hương được di chuyển thì việc thắp hương, dâng hương sẽ không diễn ra ở đây mà sẽ ở Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo.
    “Một số người cho rằng việc làm này nhạy cảm nhưng tôi nghĩ đó là việc làm bình thường và được nhiều bà con ủng hộ”, bà Yến nói.
    Hiện ở Q.1, ngoài tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo nằm ở Công trường Mê Linh (P.Bến Nghé) còn có Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 Võ Thị Sáu (P.Tân Định).

    Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo được xây dựng năm 1967

    Tượng Trần Hưng Đạo nằm ở công trường Mê Linh (Q.1). Thời Pháp thuộc, công trường này được đặt theo tên Đô đốc thủy quân người Pháp và từng là Thống đốc Nam Kỳ, Rigault de Genouilly. Ban đầu tượng của vị đô đốc thủy quân cũng được đặt nơi đây.
    Năm 1955, ngày lễ Hai Bà Trưng được công nhận là ngày lễ chính thức ở miền Nam. Tháng 3.1962, chính quyền Ngô Đình Điệm khánh thành tượng Hai Bà Trưng ở công trường Mê Linh để vinh danh Hai Bà. Người dân Sài Gòn lúc đó vẫn quen gọi là tượng Hai Bà. Tượng do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ và điêu khắc Nguyễn Văn Thế thực hiện.
    Tuy nhiên, do cách điêu khắc quá mới mẻ nên sau khi khánh thành, nhiều người dân Sài Gòn thấy tượng Hai Bà có nét phảng phất giống mẹ con bà Trần Lệ Xuân. Nên sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, một số người đã tập trung ở công trường giật đổ tượng Hai Bà như muốn xóa bỏ “dấu tích” của phu nhân cố vấn tổng thống.
    Đến năm 1967, tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo do nhà điêu khắc Phạm Thông sáng tác đã được đặt tại vị trí này. Bức tượng Hưng Đạo Đại Vương cao gần 6 m, đứng trên một bục lăng trụ tam giác cao gần 10 m. Mẫu tượng do Phạm Thông thiết kế là vị Đại tướng trong y phục võ tướng, một tay tì lên đốc kiếm, một tay chỉ xuống sông và nói: “Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không bao giờ trở lại khúc sông này nữa”.
    Niềm hạnh phúc của điêu khắc gia Phạm Thông là sau này có hai phiên bản tượng Trần Hưng Đạo được đúc để gắn ở Quy Nhơn, Vũng Tàu. Sau năm 1975, nhà điêu khắc Phạm Thông sang Mỹ định cư.
    https://thanhnien.vn/thoi-su/doi-lu-huong-truoc-tuong-duc-thanh-tran-quan-uy-quan-1-len-tieng-giai-thich-1052647.html?fbclid=IwAR2wGLSMn6dtR0usgmo4J8bb9_kU1fL89x-84lzRFxRwuZdUqTtUJAQqC_0















    Từ tượng Hai Bà đến tượng Trần Hưng Đạo 'trấn giữ' Bạch Đằng

    Trung Hiếu

    06:46 - 29/11/2015
    Tượng Trần Hưng Đạo ở công trường Mê Linh là minh chứng cho sự năng động của Sài Gòn và là chốn hẹn hò của đôi lứa ở bến Bạch Đằng nhìn ra sông Sài Gòn đầy thơ mộng.


    Tượng Trần Hưng Đạo trở thành nơi chứng minh cho sự năng động, phát triển của Sài Gòn - Ảnh: Trung Hiếu

    Tượng Trần Hưng Đạo trở thành nơi chứng minh cho sự năng động, phát triển của Sài Gòn - Ảnh: Trung Hiếu
    Tượng Trần Hưng Đạo nằm ở công trường Mê Linh, quận 1. Thời Pháp thuộc, công trường này được đặt theo tên Đô đốc thủy quân người Pháp và từng là Thống đốc Nam Kỳ, Rigault de Genouilly. Ban đầu tượng của vị đô đốc thủy quân cũng được đặt nơi đây.
    Thay thế tượng Hai Bà
    Năm 1955, ngày lễ Hai Bà Trưng được công nhận là ngày lễ chính thức ở miền Nam. Tháng 3.1962, chính phủ Ngô Đình Điệm khánh thành tượng Hai Bà Trưng ở công trường Mê Linh để vinh danh Hai Bà. Người dân Sài Gòn lúc đó vẫn quen gọi là tượng Hai Bà. Tượng do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ và điêu khắc Nguyễn Văn Thế thực hiện.
    Tượng Hai Bà Trưng được dựng trên một bệ cao ba chân, phía trước là đầu và vòi voi, tiếp nữa là hai chân voi. Tượng được giới điêu khắc đánh giá rất đẹp, nét điêu khắc đặc sắc và mới mẻ. Khi khánh thành tượng này, bà Trần Lê Xuân - phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu - với tư cách là chủ tịch của Hội Phụ nữ liên đới tới cắt băng khánh thành.


    Từ tượng Hai Bà đến tượng Trần Hưng Đạo 'trấn giữ' Bạch Đằng - ảnh 1
    Ban đầu nơi đây đặt tượng đô đốc người Pháp Rigault de Genouilly - Ảnh tư liệu
    Tuy nhiên, do cách điêu khắc quá mới mẻ nên sau khi khánh thành, nhiều người dân Sài Gòn thấy tượng Hai Bà có nét phảng phất giống mẹ con bà Trần Lê Xuân. Nên sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, một số người đã tập trung ở công trường giật đổ tượng Hai Bà như muốn xóa bỏ “dấu tích” của phu nhân cố vấn tổng thống. Nhiều người chứng kiến vụ giật đổ kể đầu hai pho tượng sau đó được bỏ lên xích lô đem đi diễu hành khắp phố, rồi không biết thất lạc nơi đâu. Từ năm 1963 đến 1967, bệ voi vẫn nằm ở công trường nhưng không có tượng nào được trưng trên đó.


    Từ tượng Hai Bà đến tượng Trần Hưng Đạo 'trấn giữ' Bạch Đằng - ảnh 2
    Năm 1962, tượng Hai Bà Trưng được đặt ở đây - Ảnh tư liệu
    Sau này, có một thời gian công trường Mê Linh được giao cho hải quân nên được đổi thành công trường Bạch Đằng. Đây vừa là quân cảng vừa là bến sông tiếp nhận tàu bè từ cảng Sài Gòn. Chuyện dựng tượng Trần Hưng Đạo cũng có nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh. Bởi ít người biết rằng bức tượng Trần Hưng Đạo nổi tiếng ở Sài Gòn suốt gần 50 năm qua lại là tác phẩm đầu tay của Phạm Thông - một chàng trai mới vừa tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Sài Gòn.
    Sau này, kể với báo chí, nhà điêu khắc Phạm Thông cho biết năm 1967, khi ông mới 24 tuổi, binh chủng hải quân của Việt Nam Cộng hòa kết hợp với Hội Đức Thánh Trần tổ chức cuộc thi tạc tượng Trần Hưng Đạo để đặt ở vị trí công trường Mê Linh thay cho tượng Hai Bà Trưng bị phá hủy trước đó. Ban đầu đồ án của ông là tượng ngồi nghiên cứu binh thư yếu lược. Nhưng khi bắt tay vào thiết kế, ý tưởng Hưng Đạo Đại Vương đứng trên cao chỉ xuống sông Sài Gòn ở vị trí bến Bạch Đằng như bây giờ thuyết phục được Phạm Thông. Cuộc thi đó có 13 đồ án tham dự và cuối cùng điêu khắc gia Phạm Thông thắng giải.
    Sài Gòn năng động và thơ mộng
    Bức tượng Hưng Đạo Đại Vương cao gần 6 m, đứng trên một bục lăng trụ tam giác cao gần 10 m. Trụ tam giác này tận dụng vị trí kiềng ba chân đã đặt tượng Hai Bà Trưng trước đó. Mẫu tượng do Phạm Thông thiết kế là vị Đại tướng trong y phục võ tướng, một tay tì lên đốc kiếm, một tay chỉ xuống sông và nói: “Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không bao giờ trở lại khúc sông này nữa”. Chính hình ảnh oai hung và tinh thần chống giặc xâm lăng mà Phạm Thông đưa ra đã thuyết phục ban tổ chức dù rằng cuộc thi đó nhiều điêu khắc gia nổi tiếng và hơn tài ông tham dự.


    Từ tượng Hai Bà đến tượng Trần Hưng Đạo 'trấn giữ' Bạch Đằng - ảnh 3
    Tượng Trần Hưng Đạo trước năm 1975 - Ảnh tư liệu
    Trong hồi ức của mình, nhà văn Phan Lạc Tiếp cho biết ngay cả điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu - người nổi tiếng với tượng Tiếc Thương - cũng tham dự cuộc thi tạc tượng Trần Hưng Đạo. Ý tưởng của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu là một mẫu tượng Đại tướng trong tư thế ngồi, tay trái đè lên đốc kiếm tay phải cầm cuốn sách, được coi như binh thư. Đại tướng quân hướng mắt về phương bắc, vừa là biểu tượng của người đi biển hướng về sao Bắc đẩu, vừa là nỗi lo âu muôn đời của người Việt về giữ yên bờ cõi biên cương biển trời. Rất tiếc mẫu thiết kế này không được chọn khiến điêu khắc gia nổi tiếng này rất buồn.


    Từ tượng Hai Bà đến tượng Trần Hưng Đạo 'trấn giữ' Bạch Đằng - ảnh 4
    Tượng Trần Hưng Đạo hiện nay. Nơi đây minh chứng cho sự phát triển của Sài Gòn khi rất nhiều cao ốc được xây dựng - Ảnh: Trung Hiếu


    Từ tượng Hai Bà đến tượng Trần Hưng Đạo 'trấn giữ' Bạch Đằng - ảnh 5
    Đây còn là nơi có nhiều du khách nước ngoài đến tham quan - Ảnh: Trung Hiếu
    Phạm Thông kể lại những người chủ trì việc dựng tượng yêu cầu ông làm việc rất nghiêm túc. Thay vì thời gian thực hiện đồ án chỉ vài tháng cuối cùng kéo dài tới gần 1 năm. Ngày khánh thành tượng, 5 giờ sáng, ông còn phải trèo lên tượng đục đẽo, sửa chữa cho tượng đạt yêu cầu.
    Niềm hạnh phúc của điêu khắc gia Phạm Thông là sau này có hai phiên bản tượng Trần Hưng Đạo được đúc để gắn ở Quy Nhơn, Vũng Tàu. Sau năm 1975, nhà điêu khắc Phạm Thông sang Mỹ định cư.
    Còn về tượng Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn sau khi hoàn thành nhanh chóng được người dân đón nhận. Công trường Mê Linh những năm về sau không chỉ nổi tiếng khi đây chính là minh chứng cho sự năng động của Sài Gòn khi các tòa nhà cao tầng đua nhau chen chúc mà còn là chốn hẹn hò của đôi lứa ở bến Bạch Đằng nhìn ra sông Sài Gòn đầy thơ mộng.




    https://thanhnien.vn/van-hoa/tu-tuong-hai-ba-den-tuong-tran-hung-dao-tran-giu-bach-dang-639510.html




    2. Đền Trần Nam Định

    17/02/2019 14:55


    TPO - Theo ghi nhận của phóng viên vào sáng 17/2, nhiều khách sạn, nhà nghỉ xung quanh khu vực đền Trần (Nam Định) có hiện tượng “cháy” phòng. Trong khi đó, một số cơ sở lưu trú tăng giá phòng nghỉ chóng mặt.


    Khách sạn Vị Hoàng, 1 trong 4 khách sạn lớn nhất ở Nam Định, với hàng trăm phòng nghỉ, cũng rơi vào tình trạng "cháy" phòng trước lễ hội Đền Trần. Vào khoảng 10h hôm nay (17/2), lễ tân của khách sạn này thông báo với khách hỏi thuê phòng: “Chúng tôi chỉ còn duy nhất một phòng đôi, giá là 1.500.000 đồng cho đêm mai (thời điểm khai hội Đền Trần). Nếu muốn đặt phòng, quý khác phải đăng ký ngay vì liên tục có khách điện đến đặt phòng cho đêm mai”. 
    Ở 3 khách sạn lớn còn lại là Sơn Nam, Lakeside 1, Lakeside 2, nhân viên lễ tân đều thông báo đã hết phòng cho ngày 18/2. Nhân viên lễ tân của khách sạn Sơn Nam chia sẻ với khách: “Chắc anh năm nay mới đi khai ấn lần đầu. Nếu muốn có phòng đẹp hôm khai ấn, anh phải đặt phòng trước đó cả nửa tháng, nếu không phải ở phòng nhà nghỉ vừa xấu, vừa đắt”.
    Lễ hội Đền Trần: Khách sạn, nhà nghỉ 'cháy' phòng, tăng giá chóng mặt  - ảnh 1Các khách sạn lớn ở Nam Định như Vị Hoàng Lakesize… đều đã "cháy" phòng
    Lễ hội Đền Trần: Khách sạn, nhà nghỉ 'cháy' phòng, tăng giá chóng mặt  - ảnh 2
    Quanh khu vực bán kính 2 km cách đền Trần, dọc trục đường 10, đường Trần Thánh Tông, khu đô thị Hoà Vượng, xã  Lộc Vượng mật độ nhà nghỉ khá dầy. Thế nhưng khi khách hỏi thuê phòng vào sáng 17/2, hầu hết các cơ sở lưu trú ở khu vực này đều trả lời giống nhau: “Đã hết phòng cho đêm mai, 14 tháng Giêng”.
    Lác đác ở khu vực này có một vài nhà nghỉ còn phòng nhưng mức giá được "hét" chóng mặt. Đơn cử, nhà nghỉ T.D còn khoảng 8, 9 phòng nhưng thông báo giá phòng ngày 18/2 là 2.000.000 đồng/phòng đôi 2 giường to, 1.000.000 đồng/phòng đôi 2 giường nhỏ, 700.000 đồng cho phòng đơn 1 giường. Theo người dân bản địa, mức giá này cao gấp 3 lần so với ngày thường.
    Một vài nhân viên lễ tân ở các nhà nghỉ còn “bật mí”: “Một số chủ khách sạn ở thành phố Nam Định chấp nhận “đánh cược”. Thời điểm này, họ đóng cửa, không nhận khách đặt phòng đêm khai ấn. Tối mai, họ mới mở cửa nhận khách lỡ độ đường. Giá phòng lúc đó là... trên trời, có khi lên tới vài ba triệu/phòng mà khách vẫn phải ở vì không còn chỗ trú chân”.
    Lễ hội Đền Trần: Khách sạn, nhà nghỉ 'cháy' phòng, tăng giá chóng mặt  - ảnh 3Phòng nghỉ ở đường Trần Nhân Tông, khu vực giáp đền Trần khan hiếm, giá tăng gấp 3 so với ngày thường
    Ở các khu vực xa đền Trần hơn như đường Trần Nhân Tông, đường 21 phía bên kia cầu Đò Quan, đường Song Hào…, số lượng phòng được đặt cho đêm mai cũng chiếm tới hơn 60%. Giá phòng dao động từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng/phòng đôi, 500.000 đồng đến 700.000 đồng/phòng đơn, cao gấp 2 lần giá ngày thường.
    Không chỉ phòng nghỉ, các dịch vụ khác, đặc biệt là hàng ăn, cũng tăng giá. Anh Trần Văn Tuấn, một du khách cùng gia đình đi lễ đền Trần ngày 16/2, cho biết: Dịp trước Tết Nguyên Đán, một quán ăn trên đường Đông A tính giá 350.000/nồi lẩu, bây giờ tăng lên 500.000 đồng.
    Lễ hội Đền Trần: Khách sạn, nhà nghỉ 'cháy' phòng, tăng giá chóng mặt  - ảnh 4Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế và tỉnh Nam Định kiểm tra an toàn thực phẩm tại khu vực đền Trần
    Chị Trần Thị Hoa, một chủ quán ăn trên đường Đông A, thừa nhận việc tăng giá là có thật. “Năm nào cũng thế, các đầu mối cung cấp thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn đều “găm hàng” từ trước khai ấn cả tuần. Giáp khai ấn họ bảo nhau tăng giá nên nhà hàng cũng phải tăng theo. Chưa kể khai ấn diễn ra nửa đêm, tiền công đầu bếp, nhân viên đều phải tăng gấp 3 họ mới chịu làm”, chị Hoa lý giải.
    Một cán bộ Quản lý thị trường của tỉnh Nam Định cho biết việc quản lý giá phòng và hàng ăn rất khó vì giá phòng, giá ăn chỉ tăng đột biến vào đêm khai ấn, khách hầu hết đặt phòng, thỏa thuận giá với chủ nhà nghỉ, khách sạn, không lấy hoá đơn và đặc biệt là không phản ánh việc bị “chặt chém” này đến cơ quan chức năng lên không có cơ sở giải quyết.
    Lễ hội Đền Trần: Khách sạn, nhà nghỉ 'cháy' phòng, tăng giá chóng mặt  - ảnh 5Công an Nam Định tổng duyệt phương án bảo vệ đêm khai ấn tại đền Trần
    Theo bà Phạm Thị Oanh, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Nam Định, Trưởng Ban tổ chức lễ hội Đền Trần, dù đã huy động tối đa lực lượng liên ngành, nhưng do lượng người đổ về trong đêm khai ấn quá lớn, lên tới vài vạn người nên khó tránh khỏi bỏ sót. Bà Oanh đề nghị: “Chúng tôi đã thông báo số điện thoại của đường dây nóng, đồng thời bố trí các chốt trực ở tất cả các điểm “nóng” trong lễ hội đền Trần. Nếu bị "chặt chém", gây khó dễ, đề nghị người dân điện vào đường dây nóng, tôi khẳng định sẽ có lực lượng chức năng đến để ngăn chặn hiện tượng này”.

    Hoàng Long

    https://www.tienphong.vn/xa-hoi/le-hoi-den-tran-khach-san-nha-nghi-chay-phong-tang-gia-chong-mat-1378556.tpo






    1.



    16/02/2019 17:48


    TPO - Vào đêm ngày 14, rạng sáng 15 tháng giêng năm Kỷ Hợi (tức đêm 18 rạng sáng 19/2), tại Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia – Đền thờ Trần Hưng Đạo, xã Hà Dương, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) sẽ tổ chức lễ khai ấn và phát khoảng 10.000 lá ấn đầu năm cho người dân và khách thập phương đến dự lễ.
    Đền thờ Trần Hưng Đạo ở làng Thổ Khối, xã Hà Dương gắn liền với những huyền tích và dấu ấn của vị Anh hùng dân tộc Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2 vào năm 1285. Tương truyền, năm 1285, người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo khi đi đánh giặc từ cửa Thần Phù đã đi theo sông Hoạt đến làng Thổ Khối. Do lực lượng yếu, Hưng Đạo Vương ẩn náu tại đây để củng cố lực lượng và để tránh sự bao vây tấn công của quân Nguyên Mông. Tháng 5/1285, khi lực lượng đã hùng mạnh, Trần Hưng Đạo tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Nguyên Mông xâm lược. Ông cùng quân và dân đã giành được những thắng lợi lớn, đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước ta.
    Để tưởng nhớ công lao của Trần Hưng Đạo, nhân dân làng Thổ Khối lập đền thờ Hưng Đạo Vương. Ngôi đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1996. Đây cũng là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo lớn nhất ở Thanh Hóa, còn giữ được nhiều di vật, hiện vật cổ, như: Long ngai, bài vị, bát hương đá, mũ thờ, kiếm… đặc biệt là chiếc ấn cổ được truyền từ đời này sang đời khác.
    Ông Nguyễn Văn Tùng- Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Hà Trung, cho biết: Từ năm 2010 trở lại đây, chính quyền địa phương cùng nhân dân làng Thổ Khối đã khôi phục và tổ chức lễ khai ấn tại ngôi đền này. Theo đó, cứ đến đêm 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ khai ấn đền Trần lại được diễn ra. Lá ấn được phát miễn phí. Còn khách đến với đền Trần, tham dự lễ khai ấn, có tấm lòng đóng góp xây dựng đền Trần thì tự nguyện bỏ tiền vào hòm công đức. Số tiền này được sử dụng theo quy định của Nhà nước.
    Hoàng Lam
    https://www.tienphong.vn/xa-hoi/den-tran-o-thanh-hoa-se-phat-10-nghin-la-an-1378337.tpo
    ..

    ---

    BỔ SUNG



    1. Thời năm 2012





     

    Đó là đề nghị của PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, khi nói về giải pháp giảm lộn xộn ở hội đền Trần (Nam Định)

    Trao đổi với PV Thanh Niên, PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn nói:
    Đầu tiên, theo tôi cũng phải gọi cho rõ đây không phải đền Trần mà là Thái miếu nhà Trần mới đúng.
    Theo tôi, cho dù lịch sử có chép về điều này hay không thì việc người ta khai ấn và đóng ấn đã tồn tại. Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là phân định rõ sự liên tục của đời sống tâm linh tôn thờ vua Trần với việc đón nhận ấn đóng ở đó. Chúng ta không nên nhầm lẫn sự kiện lịch sử với những sinh hoạt tâm linh là sự tiếp tục của lịch sử trên phương diện tâm linh. Chính vì thế, không nên sa vào việc tìm trong thư tịch có chuyện đóng, phát ấn hay không. Thực ra đây là một lễ hội đã được chuyển hóa từ lịch sử thành tâm linh. Ấn của thời Trần là ấn của vua đóng chứ. Mặc dù vậy, tôi nghĩ lễ hội này đang được chuyển hóa một cách tiêu cực, nó cho ta hình dung lệch lạc nhiều hơn là đúng đắn.






    “Giải thiêng” lá ấn đền Trần: “Lãnh đạo đừng dự lễ khai ấn nữa!” - ảnh 1
    Lễ khai ấn đền Trần 2011 - Ảnh: Ngọc Thắng
    Sự lệch lạc đó theo ông được thể hiện như thế nào?
    Nó thể hiện rõ nhất ở chỗ đã gây ra những tổn thất văn hóa.
    Đầu tiên, nó thể hiện ở tổn thất hình ảnh, truyền thống. Nó tạo ra tâm lý cầu xin một cách phi lý. Thăng quan, tiến chức, làm giàu đều là nguyện vọng. Nhưng đặt trong không gian của việc xin ấn đền Trần thì nó lại thiếu động cơ trong sáng. Cầu xin như thế trong khi những nghi lễ này vốn để an dân. Lệch lạc đó làm tổn thương hình ảnh các vua Trần. Các vua Trần ở đây đâu phải người đi bán quan bán chức.
    Thứ hai, nó tạo ra ảnh hưởng xã hội rất xấu. Bản chất lễ hội truyền thống là cộng cảm cơ mà. Nó phải tạo ra một vòng tay lớn kết nối cộng đồng chứ không phải là tranh đoạt như mấy năm qua tại đền Trần.
    Tổn thương thứ ba thấy rất rõ là tạo ra dư luận trái chiều về truyền thống. Tự dưng truyền thống trở thành nơi tranh chấp về nhận thức, rằng nó tốt hay xấu, đúng hay sai. Việc đập một chùa đã là tổn thất, làm sai lạc di sản phi vật chất còn kinh khủng hơn.
    Hiện Nam Định đã đưa ra giải pháp là sẽ chỉ phát ấn từ sáng mười lăm đến hết tháng giêng. Trong khi đó, giải pháp của Viện Văn hóa nghệ thuật là nên phát cả năm. Ông nhận định về hai giải pháp này như thế nào?
    Tôi nghĩ hai giải pháp này đều có bản chất giống nhau là nhằm kéo giãn mật độ. Nhưng việc tránh tập trung người vào thời gian, không gian thiêng rất khó. Tự thân lễ hội phải hình thành trên các không gian thiêng, thời gian thiêng, bối cảnh thiêng. Nếu anh cứ khai ấn vào nửa đêm mười bốn, rồi bảo người dân cứ về nhà đi mai ông đến, hoặc tới 16, 17 tôi phát cho thì rất khó. Khi đó, người dân sẽ bảo: không, tôi cứ chờ đúng giờ thiêng. Tự thân lễ hội đã thành trên điều này. Những năm gần đây, lãnh đạo còn đến khai ấn thì giờ thiêng càng được khẳng định.
    Nếu hoãn việc phát ấn đến sáng mười lăm, có thể người ta biết chờ đợi hơn nhưng chưa có gì khẳng định trật tự an toàn sẽ đảm bảo. Nếu giờ thiêng vẫn quy tụ ở khoảnh khắc đấy thì người ta vẫn chực chờ. Phát ấn quanh năm cũng không ổn vì dân gian đã hình thành chuyện đầu năm cầu cúng, cuối năm tạ lễ rồi.
    Vậy theo ông, giải pháp cho hội đền Trần là gì?
    Tôi nghĩ giải pháp quan trọng nhất là lãnh đạo phải gương mẫu, 3-4 năm liền không tham gia vào lễ khai ấn nữa. Có thể họ cũng có nhu cầu cá nhân nhưng phải xếp ra sau, để không tạo ra dư luận xã hội theo hướng tiêu cực. Nếu vẫn còn chuyện mười hai giờ đêm mời lãnh đạo đến đóng dấu như vinh dự của thời khắc đó thì sự đông đúc lộn xộn vẫn còn như cũ. Nếu lãnh đạo có tham gia, dân sẽ nói hà cớ gì họ không được đến. Như thế cũng là làm đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 rằng chấn chỉnh Đảng từ nền nếp sinh hoạt. Theo đó cán bộ phải gương mẫu, đảng viên càng gương mẫu, cấp cao càng phải gương mẫu trong sinh hoạt.

    Chưa thấy sử sách ghi việc đóng, phát ấn ở đền Trần

    “Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định việc đóng, phát ấn ở đền Trần không thấy sử sách nào ghi lại cả. Kiểu đóng ấn ra giấy, hay vải phát, bán cho nhiều vạn người chỉ diễn ra ở đền Trần Nam Định trong thời gian gần đây thôi. Cứ cho là quả ấn xịn đi, là loại “ấn báu”, “ấn vua ban” (như quảng bá), là tục từ xưa đi, nhưng nếu vậy, chắc chắn nó cũng chỉ khuôn trong phạm vi hẹp mà thôi. Người ta làm ra cái ấn là để đóng vào chiếu lệnh, bằng sắc, công văn, sách vở, tác phẩm...  Có ai làm ra cái ấn để đóng suông vào cái chả có nội dung gì. Lại còn từ “lá ấn”, “ấn lộc” tôi thấy nó rất lạ tai! Ngày xưa có ai nói đến từ ấn lộc, ấn vua ban không? Có bao giờ đem “ấn vua ban”, đóng phát, bán cho hàng nhiều vạn người không? Ngay thời loạn, thời mạt cũng chưa thấy sử sách ghi nhận có chuyện đó.

    Đến nay vẫn chưa thấy chuyên gia ấn chương nào đem uy tín chuyên môn của mình để đảm bảo đây là ấn cổ, ấn quý. Trong khi đó, bằng nhãn quan của người quan sát thông thường, người ta có thể thấy các bản ấn được phát, bán ở đền Trần gần đây có nhiều khả năng đóng từ một chiếc ấn được chế tác ở hàng chợ cách đây chưa lâu. Tôi nghĩ để giải tỏa mối ngờ vực của đại chúng, chiếc ấn ấy cần được chuyên gia ấn chương giám định, rồi công bố kết quả cho toàn dân biết. Nếu là đồ dởm thì phải dẹp đi, chúng ta chỉ nên bảo tồn cái gì là tốt đẹp, chân chính, là thuần phong mỹ tục mà thôi”.

    Thạc sĩ  Phạm Văn Ánh - Viện Văn học
    Ngô An
    (thực hiện)
    https://thanhnien.vn/van-hoa/giai-thieng-la-an-den-tran-lanh-dao-dung-du-le-khai-an-nua-441152.html?fbclid=IwAR3W4WiKEbS15tf0_QU38KoUqE2DN3ihg-vgXUSI93U11JgiOFPzAPhPqhk

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.