Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải-Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải-Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

08/12/2024

Nhà Búp và nhóm tác phẩm "Duyên 2", kỉ niệm 5 năm và ra sách (Hải Phòng, 8/12/2024)

Tóm tắt (tin tham khảo của báo chí):

"Năm 1976 - 1990, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng các em thiếu nhi có năng khiếu văn học nghệ thuật vào các tháng hè, các tác phẩm của học sinh lớp bồi dưỡng được đăng tải trong chuyên mục Búp trên cành thuộc Tạp chí Văn học Nghệ thuật tỉnh. Năm 2014, học viên của các lớp bồi dưỡng đã tập hợp, phát động nhiều cuộc sáng tác, tham gia các cuộc thi về văn học nghệ thuật."

"Tập thơ và văn xuôi "Duyên" tập 2 do Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành. Tác phẩm bao gồm 219 bài viết, bao gồm 193 bài thơ, 26 bài văn xuôi thuộc nhiều chủ đề của 72 tác giả nguyên là học sinh lớp bồi dưỡng, trong số này, có 3 tác giả hiện là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Đây là tác phẩm tiếp nối của tập thơ và văn xuôi "Duyên" tập 1 được ra mắt vào năm 2023."

23/02/2023

Sau 10 năm, đọc tiếp câu chuyện Tiên Lãng - Hải Phòng và giải thưởng văn chương Đoàn Văn Vươn

Năm 2012, tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn nổ ra trên vùng đất Tiên Lãng (Hải Phòng). Với tư cách người quan sát, Giao Blog đã lưu tư liệu ở đây.

Sau 11 năm, đọc tiếp câu chuyện Tiên Lãng. Hiện người nông dân Đoàn Văn Vươn đã ra tù và tiếp tục công việc ngày xưa, từng bước phát triển kinh tế gia đình.

Sau 11 năm, người tổ chức trận đánh của lực lượng công an Hải Phòng (vây bắt Đoàn Văn Vươn) hồi năm 2012 là Giám đốc Đỗ Hữu Ca thì hiện đã bị khởi tố và tạm giam với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

21/02/2023

Cao Đài ra Bắc --- một tổng quan đương đại (2022-2023)

Ở miền Bắc, tại thời điểm hiện tại có hai dòng Cao Đài: 1). Tòa thánh Tây Ninh (Tây Ninh, hộ pháp Phạm Công Tắc); 2). Bản chỉnh đạo (Bến Tre, giáo tông Nguyễn Ngọc Tương).

Đại khái có một hình ảnh đại diện như sau cho dòng Tây Ninh: hình ảnh tại tòa thánh Tây Ninh vào đêm Hội Yến Diêu Trì 2022 (dâng lễ cho Đức Phật Mẫu và cửu vị tiên nương, được tổ chức vào Rằm tháng Tám hàng năm).

Mở rộng thêm, là hình ảnh trong Đại hội Nhơn sanh 2022.

07/02/2023

Minh Thệ năm 2023 : cập nhật và bình luận sau lễ hội

Về hội Minh Thệ ở Hải Phòng, trên Giao Blog, có thể đọc nhanh lại ở đây hay ở đây. Bài viết đầu tiên về Minh Thệ của chủ nhân Giao Blog là năm 2011, bản công bố đầu tiên là trên báo giấy Kinh tế và Đô thị. Bài viết học thuật đầu tiên thì công bố trên tạp chí Văn hóa Dân gian (số 1 năm 2012, xem ở đây).

Một phần kết quả nghiên cứu được báo cáo tại hội thảo quốc tế tại Quảng Châu năm 2012 (có thể đọc nhanh ở đây và ở đây).

Tôi luôn sử dụng là "Minh Thệ" (chữ "Thệ" mang dấu nặng). Nhưng bây giờ, trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lại ghi là "Minh Thề" (chữ "Thề" mang dấu huyền). Xem nhanh ở đây.

17/09/2022

Văn nghệ Thứ Bảy : ra Hải Phòng trải nghiệm "cam Đồng Dụ, vú Đồ Sơn"

Đồng Dụ và Đồ Sơn là những địa danh thuộc Hải Phòng ngày nay.

Những lần trước, du lãng khu vực Đồ Sơn và Cát Bà, chủ nhân Giao Blog đã ghi nhanh ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2019).

Sao lại là "cam" của Đồng Dụ, và ứng với cam ấy là "vú" của Đồ Sơn. "Cam" là cam gì, và "vú" là vú gì ? Có người thì nói tránh đi thành "cam Đồng Dụ, thú Đồ Sơn" (xem bài của trang Phật tử Việt Nam ở dưới).

15/12/2021

"Cái khó làm ló cái khôn" - công nghệ mạng mang đến khả năng đặc biệt lớn cho hội thảo từ xa

Sáng nay, Thứ Tư ngày 15 tháng 12, ở đầu cầu Hà Nội, tôi đã bày tỏ sự xúc động khi thấy hình ảnh hai vị lão thành hiện lên ở đầu Hải Phòng. Một người là học giả chuyên về sử Hải Phòng và sử nhà Mạc - bác Ngô Đăng Lợi đã hơn 90 tuổi ! Một người là cán bộ lão thành của huyện Kiến Thụy và hiện là một người nắm giữ nhiều tri thức về lễ hội dân gian - bác Phạm Đăng Khoa đã 87 tuổi.

Hai vị tham gia hội thảo kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Một số người tham gia trực tiếp thì ở đầu mối chính là Hà Nội, còn chủ yếu là tham gia trực tuyến (từ nhiều nơi trong Việt Nam và nước ngoài). Hai vị lão thành của Hải Phòng ngồi trước màn hình máy tính ở nhà riêng tại Hải Phòng rồi trình bày tham luận hay phát biểu qua mạng !

Đó là một lợi thế rất lớn của công nghệ mạng. Chuyện bình thường của mấy năm covid kéo dài này rồi (ví dụ xem lại ở đây), thế nhưng, khi thấy hai vị lão thành trên dưới 90 tuổi tham gia hội thảo, các vị vẫn cực kì minh mẫn và sắc sảo, thì tự nhiên dâng trào cảm xúc.

17/06/2019

Nước mắm truyền thống ở Cát Bà thời 1950s, và dòng họ nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Gần đây, trong một bài viết học thuật ngăn ngắn về Cát Bà (tâm điểm của huyện đảo Cát Hải - Tp. Hải Phòng), tôi có nhấn mạnh đến nước mắm Cát Hải - nước mắm Cát Bà với mùi khăm khẳm đặc trưng. Bài đó đã nói nhanh ở đây.

Nước mắm Cát Hải có mùi khăm khẳm đặc trưng, đó là kiến thức có được qua trải nghiệm cá nhân bằng các lần ra Cát Bà. Lần gần đây nhất là năm 2013, xem ở đây.

Lần ấy, lúc trở vào bờ, phải đi phà, thì ngẫu nhiên gặp hai ông khách say rượu người huyện Kiến Thụy, rõ ràng chở 10 lít nước mắm bằng can nhựa trắng trên xe máy, mà liêng biêng thế nào, lúc sang bờ kiểm tra đã vơi quá nửa (can bị rò rỉ hay bật nút đậy gì đó) ! Cả cái xe máy một mùi khẳm khẳm ! Hai ông thì nồng nặc mùi rượu, trộn lẫn với mùi nước mắm ! Nhớ rất rõ !

Bây giờ, qua sưu tập của bác Tạ Thu Phong, chúng ta có cơ hội nhìn lại cái thời 1950s nước mắm sản xuất ở Cát Hải - gắn với gia tộc họ Đoàn. Đó là gia tộc sản xuất nước mắm truyền đời, gắn với thương hiệu nước mắm Vạn Vân nổi danh một thời, cũng là gắn với nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.

Thêm một nốt nhạc nữa, để biết đến Đoàn Chuẩn trong tương quan với nước mắm Vạn Vân có mùi khẳm khẳm đặc trưng, với sóng nước Cát Bà, với các làng chài của người Việt gốc Hoa.

18/04/2019

Hôm nay, chúng tôi nói về Cát Bà và du lãng cửa sông Tam Bạc

Lại là về một chiếc cầu quay danh tiếng ở vùng đất Cảng. Đã viết về cầu quay bắc qua sông Tam Bạc trong câu chuyện về đường sắt Đông Pháp tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Lào Cai - Vân Nam, từ năm 2014. Xem cụ thể ở đây.

15/02/2019

đảo Cát Hải và Thánh Mẫu Liễu Hạnh : kiệu thờ 100 tuổi, bỗng dưng thành ra 1000 tuổi

Tin về một cổ vật liên quan đến việc thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở ngoài huyện đảo Cát Hải (gần Cát Bà, thuộc Hải Phòng). Chúng tôi đã du lãng nhanh ở các huyện đảo này nhiều năm về trước, nên tàm tạm có mường tượng thực tế.

Báo chí giật tít rất ghê, ví dụ: "Đột nhập đình lấy trộm khám thờ Mẫu Liễu Hạnh 1.000 năm tuổi".

Tức là cổ vật cả 1000 tuổi.

27/09/2018

Không thề suông, thề dối được : sai lời là thần "đả tử" (đánh cho tử)

Lời thề trước thần linh, đó là nói về hội minh thệ ở Hải Phòng (uống rượu có hòa tiết gà trước sự chứng giám của thần linh, và xin thề "không tham nhũng", "không lấy của công thành của tư")

Tôi đã viết trên blog này về mối liên hệ giữa minh thệ ở làng tới tuyên thệ ở quốc hội. Có một vận động hành lang khá thú vị, mà mới chỉ nhắc nhanh trên blog (đọc lại ở đây), còn chưa tiện dịp để viết thành văn bản chính thức có thể thành bài học thuật.

09/06/2018

Văn nghệ Thứ Bảy: tự nhiên thấy bia đá quí thời Mạc rớt xuống !

Người chủ xướng ra sự kiện hai tấm bia Mạc tự nhiên rớt xuống này là ông Nguyễn Văn Vịnh. Từ nhiều năm trước, trong liên quan đến ông Trần Đại Sỹ, tôi đã chú ý đến ông (đọc lại ở đây).

Bởi vậy, từ khá lâu, lúc nhận được một mail qua hộp thư (mail là một bức thư của một ông cụ rất bí ẩn gửi cho ông Nguyễn Văn Vịnh), tôi đã ngầm đoán ra sự thể rồi. Lúc đó, chỉ thảo luận trong nhóm một cách lặng lẽ. Không đưa ra bên ngoài.

Sau đó thì sự kiện lên mặt báo và các mạng xã hội. Trong nhóm, không ai tham gia. Chỉ quan sát.

Bây giờ là một chia sẻ gần đây nhất của ông Vịnh (do ông Đỗ Minh Tuấn thực hiện việc phỏng vấn). Để cho rộng đường dư luận.

06/05/2018

Sách về Phan Đăng Lưu tặng cho trường Phan Đăng Lưu

Cuốn sách mới nhất về Phan Đăng Lưu (trong đó, có khoảng 500 trang tác phẩm của chính Phan Đăng Lưu được sưu tập) thì đã giới thiệu ở entry trước, xem lại ở đây.

Sau khi sách ra, thì con cháu cụ Phan đã tới tặng sách cho ngôi trường mang tên Phan Đăng Lưu. Trường ở Kiến An - Hải Phòng.

09/04/2018

Bắt uống nước giẻ lau bảng và đâm thầy giáo 2018 : đã có trong thơ Trần Nhuận Minh từ 2009 - 2011

Thực sự là từ 2009 và 2011, nhà thơ Trần Nhuận Minh, qua hình tượng thơ, đã mường tượng thấy cảnh học trò cầm dao đuổi đâm thầy giáo.

Tính nhân văn của tứ thơ ấy, đến đầu năm 2018, mới được nhận ra, ở chỗ: nhà thơ tự cho mình làm bia đỡ đạn cho thầy giáo. Và kết quả: người chạy ra can ngăn học trò không cho nó đâm thầy, thì đã bị đâm thủng ngực !

01/03/2018

Lễ hội Minh Thệ 2018

Sáng ngày 1/3/2018 (Thứ Năm), tức ngày 14 tháng Giêng năm Mậu Tuất

Văn bản chính thức của Bộ Văn hóa hiện nay lại là "Minh Thề", không phải "Minh Thệ". Theo đó, các văn bản của địa phương bỗng tự nhiên đổi thành "Minh Thề". Hiện chưa rõ lí do vì sao lại thành ra "Minh Thề" như vậy.

Đội hành lễ cơ bản vẫn đúng như nhiều năm trước, hồi chúng tôi du lãng ở khu vực ấy vào ngày hôm nay (xem lại ở đây, bài đầu tiên là trên báo phổ thông tháng 3 năm 2011 --- xem bổ sung 3). Vẫn là những gương mặt đó, những con người đó. Về cơ bản không có thay đổi. Nếu có khác thì chỉ là thuộc về phần trao bằng công nhận (nên có sự tham gia của quan tỉnh, quan cấp bộ, lẵng hoa của nguyên chủ tịch nước,...).

03/02/2018

Ngày 3 tháng 2 năm 2018 : Lãnh tụ, nhà tưởng niệm, và nhà ngoại cảm

Tin mới nhất liên quan đến lãnh tụ nhà tưởng niệm, vào ngày 3 tháng 2 năm nay, thì đã đưa về đây (xem mục 5 và 6 trong phần tư liệu).

Bây giờ, nói đến nhà ngoại cảm

Đầu tiên là loạt ảnh chụp đúng ngày hôm nay, 3/2/2018, do chính nhà ngoại cảm vừa đưa lên. Sau đó, xem ảnh chụp của báo chí chính thống. Và cuối cùng là lời khẳng định của nhà ngoại cảm.

21/12/2017

Du lãng ở chiến trường xưa, gặp biển lớn ghi tên TSKH. Đoàn Hương

Tiến sĩ Đoàn Hương đang "nổi" trên không gian mạng, với những phát ngôn gây sốc trong sự kiện đề án cải cách chữ quốc ngữ của cụ Bùi Hiền (xem lại ở đây).

Chiến trường xưa gắn với ba nhân vật lịch sử lẫy lừng: Lê Đại Hành, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo. Bây giờ, cả khu rất rộng được thiết kế và xây dựng khang trang, bao gồm nhiều đền, công viên, vườn cây, bãi cọc,...