Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-giáo-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-giáo-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

11/09/2022

Kiến giải của học giả Nhật Bản về luật tôn giáo Nhật Bản hiện hành - thầy Shimazono bàn về Giáo hội Thống Nhất

Thầy Shimazono là một trong những tâc giả mà chủ nhân Giao Blog thích đọc, thích trích dẫn, và có giao lưu ở ngoài đời thực.

Thầy Shimazono (sinh năm 1948) xuất thân trong một gia đình có truyền thống Y học, nhưng ông đã chọn con đường khoa học xã hội (văn hóa dân gian, văn học dân gian, tôn giáo học). Ông nguyên là Giáo sư của Đại học Tokyo (chuyên ngành Tôn giáo học - Lịch sử Tôn giáo thuộc Khoa Văn học), hiện là Giáo sư của Đại học Sophia (Khoa Thần học).

Nhân sự kiện nguyên thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị ám sát bởi một phần tử có liên quan đến tôn giáo mới (gọi là Giáo hội Thống nhất), thầy Shimazono đã đưa ra quan điểm của mình với tư cách một nhà tôn giáo học.

10/07/2022

Tạp chí "Vấn đề Tôn giáo" số 32 (số mùa thu 2020) - Chính quyền Abe Shinzo và vấn đề tôn giáo

Là một số tạp chí cũ, của hai năm về trước. Đó là số chuyên đề "Chính quyền Abe Shinzo đã như thế nào với giới Tôn giáo" (hay dịch sát nghĩa là: Với giới Tôn giáo, chính quyền Abe Shinzo đã là cái gì vậy ?).

08/07/2022

Vĩnh biệt chính trị gia Abe Shinzo (1954-2022) : thủ tướng (nguyên thủ tướng) đầu tiên bị ám sát từ sau năm 1945

Theo thông tin chính thức, nguyên thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã từ trần tại Nara vào ngày hôm nay - Thứ Sáu ngày 8/7/2022. Ông bị ám sát khi đang diễn thuyết ủng hộ tranh cử tại Nara. Hung thủ đã bắn hai phát đạn từ phía sau lưng: một vào cuống họng, một vào lồng ngực. 

Nguyên thủ tướng được đưa vào cấp cựu tại Bệnh viện Nara, nhưng đã không qua được cơn nguy kịch

17/01/2020

Quan niệm sinh tử thay đổi nhanh : cầu siêu cho chó và cho người máy

Học giả Hayashi (Nhật Bản) đã ghi chép những thay đổi trong 25 năm qua mà bà trải nghiệm tại Nhật Bản.

Những thập niên gần đây (cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21) việc cầu siêu cho chó mèo từ chỗ đặc biệt, dần dần trở thành chuyện bình thường ở Nhật Bản. 

Nhớ lại, thì khoảng 15 -16 năm về trước, một lần ở đại hội nghiên cứu thường niên của Hội Xã hội học Tôn giáo Nhật Bản, tổ chức ở Đại học Viện Quốc học (Tokyo), có một báo cáo gây chú ý là về cầu siêu cho chó ở Nhật Bản lúc đó. Lúc đó, tôi mới gia nhập hội này, tham gia đại hội nghiên cứu lần đầu tiên. Lần đại hội ấy, có hai người Việt Nam tham gia - đều đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ (anh TMĐ từ Osaka lên và tôi thì đã ở Tokyo sẵn). Hai anh em Việt Nam lần đầu tiên gặp nhau, sau phần buổi sáng thì cùng đi ra bên ngoài lúc giải lao trưa, buổi chiều thì anh ấy về lại Osaka. Báo cáo về câu siêu cho chó là chương trình buổi chiều.

Bây giờ, còn là cầu siêu cả cho máy móc, mà tiêu biểu là cho người máy.

24/11/2019

Giáo hoàng thăm Nhật Bản 2019 : kỉ niệm 470 năm, 100 năm và 70 năm

Nhật Bản chỉ có 44 vạn người (tức dưới nửa triệu người) là tín đồ Thiên Chúa Giáo, chiếm 0,3% dân số toàn quốc.

Về cơ bản, Nhật Bản là thần quốc (thần đạo từ cổ xưa), mà cũng là Phật quốc (Phật giáo với rất nhiều tông phái). Thần và Phật tích hợp vào nhau, nên khái quát nhất là đất nước của Thần Phật.

Tới một nước mà chỉ có rất ít giáo dân như vậy, nên lần tới thăm Nhật Bản của Giáo hoàng La Mã vào cuối tháng 11 này (từ 24 đến 26 tháng 11 năm Lệnh Hòa thứ nhất), đang được truyền thông Nhật Bản và quốc tế chú ý.

Nhìn tổng thể, như chính đương kim Giáo hoàng cho biết: ông đến Nhật Bản như một thôi thúc mang tính mơ ước từ khi còn trẻ, ông ngưỡng mộ và cũng ngẫu nhiên trùng tên với linh mục đã đến Nhật Bản năm 1549 (vị linh mục này cũng đã tới Việt Nam lúc đương thời). Từ 1549 đến nay, là tròn 470 năm.

06/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : một Thứ Bảy đầu tiên mở màn Lễ hội Mùa Hè

Đó là chuỗi lễ hội diễn ra vào mùa hè để mong Thần Phật phù hộ độ trì mà vượt qua được cái nóng như nung. Nước Nhật hiện đại bậc nhất thế giới, nhưng cũng là nước Nhật truyền thống biết lưu giữ những di sản quí báu của cha ông.

Cứ mùa hè tới, là thế nào, cũng sẽ chui qua vòng cỏ huyền thoại để mong nhận được sức mạnh độ trì của Thần Phật mà sống vượt qua mùa hè.

Khắp nơi trên nước Nhật, bắt đầu khoảng từ hôm nay, các đền chùa sẽ đặt ở cửa lớn một vòng cỏ huyền thoại bắt nguồn từ thần thoại lập quốc.

12/06/2019

Vượt qua biển lửa của nắng hè : mùa của các học hội trên toàn quốc

Ấy là chuyện của học giới Nhật Bản. Mỗi dịp hè tới là như vậy. Bây giờ, đang là thượng tuần tháng 6, từ giờ hết cả mùa hè, sẽ là liên tiếp các đại hội nghiên cứu thường niên của các học hội (hàng năm, các học hội định kì mở không gian để các nhà nghiên cứu tới trình bày và trao đổi nghiên cứu mới, hội trường được luân chuyển hàng năm tới các nơi trên toàn quốc).

Có những mùa hè, đám thanh niên chúng tôi tham gia vào công việc tiếp đón của đại hội nghiên cứu thường niên (hoặc là đại học của tôi được chọn làm hội trường, hoặc là phía chi bộ học hội cử,...). Cái nắng và nóng dữ dội những lần đó, bây giờ vẫn nhớ !

23/03/2019

Một nhánh hóa tà giáo của Phật giáo Nhật Bản : mãi năm ngoái, giáo tổ mới thực sự chịu tử hình

Tà giáo do giáo tổ Asahara sáng lập cuối thập niên 1980 ở Nhật Bản được gọi là Aum Chân lí giáo. Hồi tôi lần đầu tiên tới Nhật Bản thì là lúc truyền thông rộ lên các thông tin về hai nhánh tà giáo trong Phật giáo Nhật Bản lúc đó, mà một trong đó là Chân lí giáo của Asahara. Lúc đó, về cơ bản là qua báo giấy và ti-vi mà thôi. Mạng toàn cầu đã phát triển ở Nhật Bản, nhưng chưa bùng nổ như bây giờ.

Giáo tổ của Chân lí giáo đã bị bắt và giam giữ tới 20 năm.

Mãi tới tháng 7 năm 2018, án tử hình đối với vị giáo tổ này mới được thi hành (khi đó, ông 63 tuổi). Xem cụ thể hơn ở đây.

Asahara và các đệ tử thì khẳng định rằng tôn giáo của mình là chính pháp, là chân lí. Bởi vậy, mới là Chân lí giáo. Hiện nay, tại một số nước Đông Âu vẫn có tín đồ theo Chân lí giáo của Asahara.

02/08/2018

Thánh Mẫu của người Nhật : hoàng hậu Thần Cung và Lễ hội Mùa hè

Hoàng hậu Thần Cung là một hoàng hậu độc đáo trong hệ phả thời kì cổ đại của hoàng gia Nhật Bản. Về thực chất, bà từng lên ngôi nhiếp chính khi vị thiên hoàng chồng bà đã mất sớm trên đường đi chinh phạt vùng Triều Tiên ngày nay. Rồi bà lên làm tướng tổng chỉ huy, tiếp tục cuộc chinh phạt.

Bà thành Thánh Mẫu của người Nhật. Hướng các ngôi đền thờ bà thường nhìn ra biển Nhật Bản, cũng tức là nhìn về phía Triều Tiên và Trung Quốc.

Những ngôi đền thờ bà thường có những pho tượng Thánh Mẫu độc đáo.

29/07/2018

Một ngôi chùa Việt trên đất Nhật : "Chùa Việt Nam" tại tỉnh Kanawaga

Tỉnh Kanagawa nằm bên cạnh thủ đô Tokyo. Ngôi chùa được một nhà sư lưu học Nhật Bản ở lại và kiến thiết vào cuối thập niên 1990.

Hiện tại, trên khắp nước Nhật có khoảng năm sáu ngôi chùa Việt. Nhưng nếu mang tên "Chùa Việt Nam" (tên chùa lấy luôn tên nước) thì là duy nhất, tọa lạc ở tỉnh Kanagawa. Bản thân cái tên cũng cho thấy sự "mở đầu" của chùa Việt trên đất nước Phù Tang.

Thú vị là hoành phi (đại tự), câu đối đều viết bằng chữ quốc ngữ. Không sử dụng chữ Hán.

17/07/2018

Thay những "dải rơm bện lớn" (shime-nawa) tới hơn 5 tấn, ở đền Nhật Bản, bằng cách nào ?

Mình chưa có dịp trực tiếp chứng kiến cảnh thay những shime-nawa lớn đến nhường này, tới 5 hay 6 tấn, mà là được bện từ rơm mới. Loại lớn thế này cũng được bện bằng máy hay hỗ trợ của máy, chứ không thể làm thủ công. Hình ảnh của đại shime-nawa đã đưa lên từ hồi tháng 1 năm 2015 (ở đây).

Cũng là bởi vì không phải năm nào cũng thay đại shime-nawa. Thường phải 5 hay 6 năm thì các ngôi đến lớn ấy mới thay. Dĩ nhiên là phải dùng cần cẩu, để lấy cái cũ ra, rồi lại đưa cái mới vào. Vị chi phải làm việc cả một ngày. Người xem thì thường rất đông.

06/07/2018

Án tử đối với khai tổ Asahara của giáo phái Chân Lí Aum (Nhật Bản) vừa được thi hành

Thông tin các nơi cho biết: giáo tổ Asahara (63 tuổi) của "Aum Chân Lí giáo" (Nhật Bản) vừa bị hành quyết vào ngày hôm nay, Thứ Sáu ngày 6/7/2018, sau nhiều năm sống trong tù. Án tử hình.

Aum Chân Lí giáo là một tôn giáo mới, được tính là thuộc hệ Phật giáo ở Nhật Bản. Được thành lập năm 1989. Bị đình chỉ năm 2000. Hiện Aum được truyền bá ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản (tín đồ ở Nga hình như là đông nhất).

02/07/2018

Trái bóng và con quạ thần 3 chân : Hãy cùng người Nhật đến những ngôi đền thiêng cầu nguyện cho đội tuyển quốc gia

Biểu tượng của bóng đá Nhật Bản là con quạ thần 3 chân, tiếng Nhật gọi là "Yata-garasu 八咫烏やたがらす". Nhìn vào bộ quần áo đấu của đội tuyển Nhật Bản sẽ thấy hình con quạ thần 3 chân này. Thật ra, phải nói rõ là: con quạ có 3 chân làm lính cho các vị thần.

02/01/2018

Ni sư 95 tuổi ra tiểu thuyết mới "Vận mệnh"

Đó là ni sư Seitouchi, sinh năm 1922, đã sống qua 3 đời vua: Đại Chính, Chiêu Hòa, Bình Thành.

Bà nổi danh là một nhà tiểu thuyết lớn của Nhật Bản đương đại. Đã viết liên tục trong 70 năm. Khi đang viết dở cuốn tiểu thuyết Vận mệnh thì ni sư bị ngã bệnh. Gần đây, đã hồi phục, trở lại ăn nhiều thịt và bắt đầu có cảm giác thích với rượu.

Theo chính lời tự bạch của bà, khi tuổi trẻ đã từng ruồng con nhỏ cùng chồng để bỏ trốn theo trai. Chính vì "lí lịch" ấy mà khi bà muốn xuất gia, các chùa đều một mực từ chối ! Mãi tận đến năm 1973, khi đã ngoài 50, bà mới được một chùa theo phái Thiên Đài thâu nạp. Sau khi xuất gia, vẫn hẹn hò với bạn trai, trang điểm và ăn thịt.

01/01/2018

Ngày đầu năm mới, đi lễ đền là Di sản Văn hóa Thế giới

Đang là ngày 1 tháng 1 của năm mới ở Nhật Bản. Người Nhật gọi là gantan (tức Nguyên Đán). Nhiều gia đình ở khu vực nhà cũ trước đây của tôi đang đi lễ cụm đền thờ là Di sản Văn hóa Thế giới.

29/11/2017

Đêm lạnh, nhìn đống lửa ngun ngút ở tít xa, trong thời khắc "đợi các thần trở về"

Trong truyền thuyết, những ngày này, các thần ở làng đi về thủ đô họp Hội nghị Trung ương hàng năm. Các việc lớn của đất nước Nhật Bản vào năm 2018, sẽ được bàn định.

Bởi vậy, ở các vùng quê, hiện đêm nay, đang là thời khắc không có thần. Các thần đi vắng cả. Không có ai trông giữ làng quê.

02/07/2017

Lễ "mở cửa hang" ở ngôi đền lớn trong vùng, từ 4 h sáng

Lễ Mở cửa hang gắn với lớp truyền thuyết cổ của người Nhật Bản (về nguồn gốc tộc người), thì từ điều tra thực tế, tôi đã công bố một bài viết bằng tiếng Việt vào năm 2008 (in trong sách Nxb KHXH 2008).

Đó là lễ Mở cửa hang gắn với kịch Kagura ở một địa điểm khác, qui mô nhỏ hơn.

Còn bây giờ, là giới thiệu về Mở cửa hang ở chính ngôi đến lớn trong vùng, qui mô lớn (về ngôi đền này, đã đi một số entry, như ơ đây). Mở cửa hang được thực hiện từ lúc 4 h sáng (hôm nay, và cũng như mọi năm), với khoảng 300 quan khách xếp hàng vào lễ thần ở bên ngoài.

13/02/2017

Trường Trung học Phổ thông ở Nhật Bản : Cầu nguyện an toàn trước khi đi dã ngoại

Trường quê chuẩn bị cho học sinh đi dã ngoại ở trong nước và nước ngoài.

Từ ngày 16/2/2017, học sinh và giáo viên sẽ xuất phát.

Bởi vậy, hôm nay (13/2), nhà trường tổ chức cầu nguyện an toàn theo nghi thức thần đạo trong khuôn viên trường.

03/12/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : Chúng tôi thanh tẩy trong trời tuyết đêm, bằng Kanmisogi

Đã sang tháng 12, là nhớ về Kan-misogi (đọc là Kan mi sô gi, lễ thanh tẩy trong trời tuyết lạnh, mà là vào ban đêm).

Hôm nay, đăng lại một entry đã viết và post trên Yahoo Blog vào tháng 12 năm 2009. Tức là tới 7 năm về trước.