Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn fuku-oka. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn fuku-oka. Hiển thị tất cả bài đăng

28/09/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : lan man giữa mùa hoa Bỉ Ngạn, lúa chín đồng thu miền quê Itoshima 2024

Quê hương Itoshima đã bắt đầu chuẩn bị vào mùa gặt 2024.

Lúa chín trên những cánh đồng trải dài.

Những cánh đồng ấy được giữ lại từ một cuộc đầu tranh "giữ đất giữ chùa" của sư phụ chùa làng (xem lại ở đây). Tôi nhớ về tấm bia đá cỡ lớn ghi ơn công đức của nhà sư thuở trước và cũng nhớ về hình ảnh nhà sư thời nay đi cầu nguyện mỗi sáng quanh các cánh đồng.


Ai đó, năm nay, nói rằng: hoa Bỉ Ngạn là "hoa của âm phủ" ! Ôi, tư tưởng con người Nhật Bản cũng có những lưu đông khó lường ! Để cảnh tỉnh, một người khác nói: không có hoa âm phủ ! Xuống âm phủ rồi thì còn gì thấy được hoa ! Có chăng, chỉ nên nói là hoa biểu cảm cho nét buồn trong tâm tưởng của người ngắm mà thôi. Đấy là chuyện trao đi đổi lại trên cõi mạng mùa thu năm 2024, tôi liếc nhanh vào một chút mà thôi.

05/07/2024

Chùa làng đầu tháng 7 năm 2024 : Mái ngói được làm mới và một người thợ Việt Nam

Giữa những ngày nóng cực độ đầu tháng 7 ở Hà Nội, nhận được tin từ chùa làng từ bán đảo Itoshima. Bên đó cũng đang ở thời kì cực nóng, chẳng khác gì Hà Nội cả.

Phong tục từ xưa là có việc hỏi thăm nhau và động viên nhau trong những thời kì thời tiết cực đoan, ví dụ cực nóng hay ngược lại là cực lạnh. Hồi trước, chúng tôi có dùng bưu thiếp (hagaki), nội dung cũng chỉ là hỏi thăm nhau rằng "nóng quá" hay "lạnh quá" và mong bạn hãy vượt qua được thời tiết này. Sau thì email được thay thế dần cho bưu thiếp. Lâu lâu thì điện thoại qua lại.

Hôm nay thì điện thoại hỏi thăm đến từ chiều Itoshima. Ghi nhanh để khỏi quên.

08/04/2024

Thượng tuần tháng 4 năm 2024 - sakura mãn khai ở khu vực ga nhà quê Ikisan và xung quanh

Sakura lặng lẽ mãn khai vào tháng 4 của một năm covid-19, khi cả thị thành và thôn quê đều đóng cửa ở nhà không dám ra ngoài ngắm hoa, thì xem lại ở đây (tháng 4 năm 2020). Đó là nhà ga quê mùa Ikisan - nhà ga nằm trên tuyến đường sắt ven biển nối tỉnh tỉnh Fukuoka với tính Saga.

Bây giờ, vào thượng tuần tháng 4 năm 2024, cũng tại nhà ga Ikisan, thì tình hình sakura đang bung ra như thấy trong ảnh. Thấy rõ các thanh niên đang ở ga. Sự vận động không hối hả, nhưng cho ta cảm giác vui (xua tan nỗi buồn của thời kì nhà ga chìm đắm bởi covid-19). Người cầm máy, thì viết trên Fb rằng: làm nền cho sức trẻ của các thanh niên là cả trời sakura đang hãnh diện bung nở !

18/06/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 20 năm, nhìn lại ngôi đền làng Ikisan (tỉnh Fukuoka)

Hơn 20 năm trước, mà chính xác là 21 năm trước (2002-2023), tôi đã sống lâu dài để điều tra điền dã dân tộc học trong học khu Ikisan của thị trấn Nijo - một thị trấn nằm kẹp giữa hai tỉnh Fukuoka và Saga (miền Nam nước Nhật). 

Tên học khu được lấy từ tên của một ngôi làng (mỗi học khu có nhiều làng). Mà làng ấy có tên là "Ikisan". Dĩ nhiên, tên học khu thành "Ikisan".

Ngôi đền của làng nằm ở vùng rừng rậm. Đại khái, cảnh sắc của khu vực ngôi đền năm 2002 là như sau (ảnh của chủ nhân Giao Blog - lúc ấy, vừa tròn 30 tuổi):

22/05/2022

Văn nghệ Thứ Bảy : Geisha ở quán ăn sẵn sàng phục vụ khách tới bến - viết từ tư liệu điền dã dân tộc học

Gần đây, Giao Blog có điểm tin về Geisha liên quan đến các tiểu thuyết và tự truyện, xem lại ở đây

Dù là tiểu thuyết (bán rất chạy) hay tự truyện (cũng bán chạy không kém), thì đó đều là truyện kể về Geisha ở vùng cố đô Kyoto (quận Gion), gắn với một Geisha nổi danh là Mineko (sinh năm 1949, lúc làm nghề thì có thu nhập tới nửa triệu USD một năm).

Còn Geisha ở vùng chủ nhân Giao Blog đã làm điều tra dài hạn trong các năm đầu thế kỉ XXI thì chỉ là Geisha quê mùa nằm giữa hai tỉnh Fukuoka và Saga, chủ yếu phục vụ anh em thợ mỏ của vùng khai thác than thời Chiêu Hòa mà thôi (về vùng khai thác than ấy, trên Giao Blog có thể xem ở đây hay ở đây).

1. Có khi là một Geisha được chính bố đẻ đem bán đi để cốt có tiền uống rượu. Họ đến khu vực làng xóm ấy từ nơi rất xa, để tựa như mai danh ẩn tích.

Họ đến làm việc trong các quán ăn hay các quán trà ở địa phương vùng mỏ. Các phu mỏ sẽ tới. Các ông chủ mỏ cũng tới. Trong các chủ mỏ nổi danh thời Chiêu Hòa đã đến các quán trà vùng mỏ này có ông Ito-Den-emon, Giao Blog đã đề cập nhanh ở đây (tháng 7 năm 2014).

25/02/2022

Anh Hotta - nhà thực nghiệm ở thị trấn - vừa trở thành Chủ tịch Hội đồng Dân biểu Thành phố

Anh Hotta (đọc là Hột-ta) là trưởng một tiệm đồ điện tử ở thị trấn ngày xưa, nơi mà tôi làm điều tra điền dã dài hạn ở vùng nông thôn Nhật Bản. Đấy là những năm đầu thế kỉ XXI.

Đọc về anh Hotto ở lần ứng cử và trúng cử năm 2018 tại đây. 4 năm đã vèo qua.

09/10/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : nhìn về hòn đảo nhỏ hoang vu ở bên cạnh quốc lộ 202 nối tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga

Nhiều năm tháng tuổi trẻ tôi đã ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga ở miền Tây Nhật Bản. Đó là làng Ikisan với nhà ga quê mùa Ikisan, đọc lại ở đây (đã đăng vào tháng 4 năm 2020). 

Từ ga Ikisan thì xuôi xuống ga Fukae (đọc ở đây), rồi cứ thế mà đi sang Saga. Đó là chiều xuôi từ Fukuoka đi Saga, rồi có thể tới Nagasaki. Còn ở chiều ngược lại, từ ga Ikisan đi ra ga Maebaru, lại đi thêm một ít nữa là tới thành phố Fukuoka.

Đó là tuyến đường sắt. 

Còn đường bộ, thì có tuyến quốc lộ mang số 202, đã giới thiệu nhanh ở đây.

Có những mùa đông lạnh giá, nước đóng băng (như thấy ở đây). Có những mùa mận chín ở trong vườn. Có những mùa ăn măng trong rừng ở trước nhà.

18/08/2021

Tình hình Trung Đông : Afghanistan với sự trở lại của Taliban sau 20 năm

Gần đây, việc làm cho dễ hình dung về tình hình Trung Đông đối với tôi, là sự kiện thầy Nakamura đã tử nạn trên đường đi cứu trợ ở Afghanistan (xem lại trên Giao Blog ở đây). 

Chúng tôi lần đầu tiên thấy và nghe thầy Nakamura nói chuyện tại hội trường của đại học là năm 2001. 

Bây giờ là 2021, vậy vừa đúng 20 năm (2001-2021) ! Thầy Nakamura (sinh năm 1946) đã bị trúng đạn bắn tỉa ở Afghanistan vào cuối năm 2019, sau khoảng 30 năm bám trụ ở khu vực này.

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, tôi ở khu vực tháp truyền hình Fukuoka. Chính ở điểm đó, tôi đã nghe tin tòa tháp đôi của Mĩ sập xuống nhanh chóng. Rồi trở lại trường ở Tokyo, và lần đầu tiên thấy thầy Nakamura tại trường vào mùa đông năm đó.

27/03/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : 20 năm trước, chiếc máy ảnh kĩ thuật số cá nhân đầu tiên

Đó là chiếc Canon sản xuất năm 2001 tại Nhật Bản. Tôi đã mua nó vào mùa hè năm sau đó tại Bic Camera trong khu phố hàng điện tử của thành phố Fukuoka - thủ phủ của khu vực miền Tây nước Nhật.

Năm 1999, tôi vẫn sử dụng máy cơ, tức máy có phim cuộn 36 kiểu (chụp tốt thì ra được 37 kiểu ảnh). Lúc đó hay đem phim ra rửa ảnh ở một cái hiệu gần nhà ga Sugamo --- nhóm Việt Nam ở Tokyo lúc đó gọi vui là "ga con vịt", vì quả thực, chữ Hán của Sugamo có nghĩa là "tổ con vịt" thật ! Hồi đấy, do nhiều lí do, chúng tôi hay hẹn nhau ở nhà ga con vịt, rồi hay đi chơi ở xung quanh đó (xem đền chùa, vào sân chơi bóng, đi siêu thị, đi dạo,...). 

Cũng từ cuối năm 1999, tôi bắt đầu làm quen với máy ảnh kĩ thuật số. Lúc đầu thấy nó là rất tò mò ! Cứ nghĩ là tại làm sao lại không có phim nhỉ ? Không có phim thì làm sao lưu được hình ảnh ? Tức là chưa thực sự hiểu về "kĩ thuật số" và "số hóa". 

Rồi sang 2000 thì bắt đầu sử dụng máy ảnh kĩ thuật số. Nhưng vẫn mua một máy cơ cho chắc ăn (nhiều cái vừa chụp kĩ thuật số vừa chụp máy cơ, tính cho khỏi mất tư liệu !). Kể ra là chưa tin lắm vào "kĩ thuật số" và "số hóa".

22/03/2021

Hạ tuần tháng 3 ở nhà quê Fukuoka : sakura bung nở, đàn em ra trường

Hoa đào đã bắt đầu bung nở rồi kìa ! Rực rỡ và đầy sức mạnh nhường kia. Ở trước ngôi đền rìa biên thị trấn nhà quê. Ở trước ngôi chùa làng cổ kính với số tuổi tới gần một ngàn. Ở khắp nơi, trong thị trấn này, vào thời gian cuối tháng 3, sức xuân đang bật lên mạnh mẽ.

09/01/2021

Tuyết đang phủ dầy đền chùa cổ : nhìn ngôi làng xưa từ xa tít

Đó là ngôi làng Ikisan ở miền Tây Nhật Bản xa xôi. Trời mấy hôm nay đang rơi tuyết. Trắng xóa một màu (làm nhớ lại những mùa đông đã qua, ví dụ nếu gần gần ở đây hay ở đây).

Có những mùa đông ngày ấy ngôi nhà của tôi trĩu nặng mái tầng hai, bởi tuyết phủ dầy. Tôi chỉ lo mái nặng quá, không chịu được, thì sẽ sập xuống.

19/08/2020

Văn hóa công nhân Việt Nam : mở đầu với thợ mỏ

Mở đầu với một tin của đúng một tháng trước, ngày 19/7/2020. Hôm đó, mình có nói về "văn hóa thợ mỏ", với nhập đề bằng câu chuyện về những năm tháng sống trên vùng mỏ ở miền Tây Nhật Bản (ví dụ các đoạn ngắn ở đây hay ở đây).

Tức là bắt đầu bằng những câu chuyện dân dã của dân tộc học.

17/07/2020

Hãng xe buýt của quê hương đã phải đóng cửa, bởi Covid 19

Đó là hãng xe buýt Du lịch Itoshima (Itoshima Kanko), rất thân thuộc với dân chúng trong một vùng quê. Riêng với tôi, ngày xưa, đã có dịp tới gặp gỡ và giao lưu với công ty này. Khi nào thuận lợi, sẽ viết rõ về mảng quan tâm này của tôi (các công ti tư nhân khởi nghiệp ở quê hương).

Bây giờ, vào tháng 7 năm 2020, sau khoảng 40 năm hoạt động, hãng xe đã chính thức tuyên bố đóng cửa. Là do ảnh hưởng của Covid 19 đấy.

Itoshima bây giờ là thành phố, nhưng ngày trước luôn là huyện. Địa lí hành chính và địa danh có thay đổi, khi thì tách, khi thì nhập lại, nhưng từ thời Minh Trị đến nay, cái tên Itoshima (không kèm thêm gì) thì không thay đổi. Một vùng có phương ngữ riêng, mà tôi thì nghe và nói được phương ngữ ấy (đọc lại ở đây).

13/05/2020

Học tiếng quê : phương ngữ Itoshima (sách mới xuất bản)

Mình nghe và nói được tiếng quê, rồi đã thử nghiệm: về Tokyo, nói thử bằng giọng quê xem sao, mọi người hiểu lõm bõm những từ đặc chủng. Ví dụ, tiếng phổ thông bảo "te-nư-gưi" để chỉ cái khăn lau tay hay lau mồ hôi, nhưng tiếng quê thì nói luôn thành "tê-nư-gôi". Hay, tiếng phổ thông là "osoroshi-i" để biểu cảm nỗi sợ hãi, thì tiếng quê nói luôn thành "e-zu-ka". Người nghe không hiểu là phải rồi !

Tính tự mình làm ra một danh mục những từ đặc chủng ấy. Mình sưu tầm cá nhân được khoảng 1000 từ đặc chủng rồi. Thì bây giờ, tòa soạn báo địa phương (tờ Itoshima tân văn đã có lịch sử hơn 100 năm) đã vừa ra một cuốn sưu tập. Sách vừa ra vào hạ tuần tháng 3, tức là trong đại dịch Cô Vy.

Tiếng quê không phải chỉ có từ đặc chủng (chỉ vùng đó mới hiểu nghĩa), mà còn là ở ngữ pháp. Ngữ pháp cũng phải dần dần mới quen. Quen rồi thì thích !

04/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Sakura mãn khai dọc đường tàu điện nhà quê đang "cách li xã hội"

Tuyến tàu điện thân quen ấy. Chính là tuyến đường cơ bản chạy dọc biển nối thành phố Fukuoka (thủ phủ tỉnh Fukuoka) với thành phố Karatsu (thủ phủ tỉnh Saga). Ở khoảng giữa Fukuoka với Karatsu thì chính là cái ga xép nhà quê Ikisan.

Ngày xưa Ikisan là tên làng. Làng Ikisan thân thiết. Nơi mà tôi đã gắn một phần đời của mình ở đó. Chỉ cần nhìn thấy ga Ikisan, nhớ về làng Ikisan xưa và học khu Ikisan ngày nay, là tự dưng lòng thấy nao nao.

Đó là một trong những miền quê hương tha thiết của tôi.

Ngày xưa, nhà tôi ở ngay cạnh ga Ikisan. Đứng trên cửa sổ tầng hai thì luôn thấy sân ga. Luôn ý thức được là mình lúc đó đang ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga.

02/03/2020

Sắp tốt nghiệp tiểu học giữa đại dịch Cô Vy 19 - 20 ở Nhật Bản : chuyện học sinh đi bộ khoảng hai tiếng hàng ngày

Tiểu học ở Nhật Bản có 6 năm. Tức là học sinh lớp 6 thì mới tốt nghiệp Tiểu học. Ở Việt Nam thì Tiểu học chỉ có 5 năm, sang lớp 6 thì đã là lên Trung học Cơ sở.

Về cơ bản, ở các vùng quê Nhật Bản hiện nay, học sinh tiểu học đều trở dạy và đi bộ tới trường vào mỗi sáng trong kì đi học (trừ các kì nghỉ trong năm). Có khi phải mất tới khoảng một tiếng thì mới tới được trường. Có nghĩa là các cháu phải mất khoảng 2 tiếng để đi và về giữa nhà và trường mỗi ngày.

Rèn luyện sự tự lập bằng việc đi bộ chính là vậy.

Ở miền quê ấy, có những buổi tôi lặng lẽ ngắm nhìn bọn trẻ đi học buổi sáng hay trở về nhà vào buổi chiều. Các cháu đi theo đường cái quan, rồi có khi là qua những đoạn đường vắt qua cánh đồng. Ảnh chụp thì nhiều, nhưng rất ít tấm cảm thấy ưng ý. Đó là những năm đầu tiên của thế kỉ 21. Về cơ bản là đi bộ theo nhóm. Có một số bảo vệ của phía cộng đồng cư dân hay phía ban phụ huynh được rải ra trên đường đi. 

01/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Nhật Bản bắt đầu tranh cướp cả khẩu trang và giấy vệ sinh

Một vụ cà khịa ở trên tàu điện, giữa người không đeo khẩu trang và người đeo khẩu trang, tại tỉnh Fukuoka, thì đã rõ. Phong cách cảnh báo bằng còi nhà ga, thì rõ là đặc tính cách Nhật Bản rồi.

Còn vụ ẩu đả, mà tivi FNN của Nhật Bản dùng từ "đến chảy máu", thì là ở thành phố Yokohama, vào mấy ngày trước. Lúc mà khan hiếm khẩu trang, ngươi ta sẵn sàng nhảy xổ vào nhau, đánh lộn, để giành giật lấy... khẩu trang.

22/02/2020

Lâu rồi có thêm một tin vui : học sinh Việt Nam ở Đại học Nam Cửu Châu được cảnh sát thành phố cảm ơn

Lần trước, cũng đã có nam học sinh Việt Nam được cảnh sát Nhật Bản gửi giấy cảm ơn vì hành động dũng cảm. Xem lại ở đây (tháng 5 năm 2019).

Lần này là lưu học sinh Phong (33 tuổi, ở Đại học Nam Cửu Châu). Phong đã giúp cho hai vợ chồng người Nhật Bản tránh được một cú lừa tiền qua điện thoại (một hình thức lừa đảo khá thịnh hành ở Nhật khoảng 20 năm nay, mà đối tượng bị lừa phần nhiều là người già).

Lúc đó, Phong đang trong ca làm thêm ở cửa hàng tiện ích gần nơi em học. Việc làm thêm này, ngày xưa, lớp của chúng tôi cũng đã trải nghiệm, ví dụ đã kể ở đây (tháng 5 năm 2016). Lứa của chúng tôi là ngay đầu thế kỉ XXI, lứa của Phong thì đang là thập niên thứ hai.

Những người có tên Phong. Ngẫu nhiên, làm mình tưởng nhớ đến cụ lưu học sinh Việt Nam lớp đầu tiên, là Trần Đông Phong (đọc lại ở đây). Đó là lứa đầu thế kỉ XX.

Cũng tên Huỳnh Thanh Phong, cũng ở Hậu Giang, thì có cậu ấm này.