Quan điểm của cơ quan quản lí hiện nay, cập nhật đến tháng 8 năm 2023, là: không được thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam Tứ Phủ) ở bên ngoài không gian thờ tự.
Home
02/08/2023
Thờ mẫu Liễu Hạnh ở Việt Nam : Những giá trị khác biệt (bài Nguyễn Ngọc Mai)
Bài mới đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo - số 2 (230) năm 2023, trang 65-86. Bản word của bài được lấy nguyên về từ website khaitue.edu.vn (trang cá nhân của tác giả).
25/07/2023
Hội thảo quốc tế ở Trường Đại học Thăng Long - ghi nhanh
Hội thảo quốc tế Giao lưu văn hóa-văn học giữa Việt Nam và các nước Đông Á thời kì Trung - Cận đại được tổ chức trọn trong một ngày Chủ Nhật vừa rồi (ngày 23/7/2023), tại Trường Đại học Thăng Long (Hà Nội).
Hội thảo có một phiên toàn thể trọn trong một buổi sáng tại hội trường lớn, buổi chiều là dành cho các tiểu ban, cuối cùng là trở lại tổng kết tại hội trường lớn.
02/04/2023
Hội thảo khoa học tại Phủ Tây Hồ ngày 2 tháng 4 năm 2023 (Chủ Nhật)
Hà Nội đang trong tiết trời se se lạnh. Nền trời âm u. Mưa bụi bay bay.
03/03/2023
Tổ Như Trừng Lân Giác (1696-1733) và sơn môn Liên Tông
Đại khái nhà sư Như Trừng Lân Giác là người cùng thời của các nhân vật sau:
- Nguyễn Tông Quai (1693-1767) là sứ giả nhà thơ thế kỉ XVIII, nổi tiếng thơ hay và sử dụng chữ Nôm để viết thơ trên đường đi sứ nhà Thanh (có lẽ là người duy nhất viết thơ chữ Nôm trên đường đi sứ).
- Nguyễn Kiều (đại khái năm sinh gần ngang Nguyễn Tông Quai) là phu quân của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Nhà sư vốn là con trai của chúa Trịnh, lại được vua Lê gả con gái cho (tức là phò mã của vua Lê). Nhưng từ rất sớm đã đặt chí hướng xuất gia tu Phật.
Sau khi được phép xuất gia, ông xây chùa Liên Tông (là chùa Liên Phái ngày nay), mở ra sơn môn Liên Tông.
Hai ngôi chùa chính của Liên Tông hiện nay là chùa Liên Phái (Hà Nội) và chùa Hàm Long (Bắc Ninh), đều nổi tiếng là chùa nhốt vong và trị trùng tang.
Vào ngày đầu tiên của tháng 3 năm 2023, có một hội thảo về nhà sư Như Trừng Lân Giác và sơn môn do ông mở ra được tổ chức tại chính chùa Liên Phái.
03/05/2022
Trao đổi thêm về thời điểm ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ (bài Cao Thế Trình)
Bài đã in năm 2020.
Lấy bản word từ trang Thánh địa Việt Nam học.
P/S: Sau khi bài này vừa được đưa lên Giao Blog, thì tôi nhận tin báo từ học trò: thầy Cao Thế Trình đã đột ngột từ trần năm 2020. Khi đó, thầy Trình vẫn rất khỏe, thường tự lái xe đến trường. Thầy ra đi đột ngột khi vẫn còn lịch dạy nhiều môn trong học kì. Cho đến hôm nay (3/5/2022), tôi mới nhận được tin này. Người báo tin là học trò cũ của thầy Trình ở Đại học Đà Lạt.
20/10/2021
Cập nhật về bức thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của quan thượng thư và nhà cũ của Mẹ Đồng Quan
Hồi tháng 12 năm 2017, tức là cách nay tới gần 4 năm rồi, tôi đã có ghi chép nhanh Du lãng dọc bãi sông Hồng, gặp thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của thượng thư Tôn Thất Quảng.
Thời gian trôi nhanh quá ! Tôi chưa kịp đặt bút viết một chữ nào về bức thủ bút đó hay về Mẹ Đồng Quan ấy, thế mà, đã 4 mùa cây lần lượt qua đi. Trở đi trở lại nơi đó nhiều lần, mà vẫn chưa động được bút. Còn một chút cần xác nhận nữa.
Bây giờ là một cập nhật của bạn Nguyễn Phong trên Fb - một bạn dòng họ Nguyễn phát Chúa rồi phát Vua (9 đời Chúa Nguyễn và 13 đời Vua Nguyễn).
06/01/2021
Hầu đồng, nguồn cảm hứng với văn hóa, nghệ thuật (bài Phạm Tứ)
Bài của bác Phạm Tứ, vừa lên bên tờ Văn Hiến.
Có nhiều tư liệu quí, nhiều trải nghiệm thú vị đã được trình bày.
16/12/2020
Sắp tới phải sử dụng video của rằm tháng 8 năm 2017
Đây sẽ sử dụng video do thanh đồng Nguyễn Việt Trang quay tại Phủ Tổ năm đó, ở đây.
07/12/2020
Hầu bóng lên tem bưu chính Việt Nam từ tháng 12 năm 2020 : họa sĩ Nguyễn Du
Bộ tem gồm 3 mẫu và một bloc, vừa được phát hành.
13/07/2020
Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt (sách mới ra của học giả Đoàn Thị Tình)
09/06/2020
Thầy Ngô Đức Thịnh với quê hương : dòng họ và phụ mẫu
Nhà thờ họ Ngô còn giữ được khuôn viên có tường bao khá rộng rãi và bề thế, một nếp nhà cổ với mái ngói xưa cũ cùng cửa mặt trước là gỗ bức bàn, một cái cổng chính mới xây cất lại trên đề dòng chữ Hán Ngô đại tông từ (từ đường dòng họ lớn Ngô). Chú ý chữ "tông từ" (nhà thờ dòng họ).
07/06/2020
Một công trình khoa học cuối cùng về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam của Giáo sư Ngô Đức Thịnh
06/06/2020
Học giả Ngô Đức Thịnh vừa từ trần, thọ 77 tuổi (1944 - 2020)
Mấy ngày trước, tôi ngồi xử lí số tư liệu của lần đưa ông về thăm làng Ikisan ở miền Tây nước Nhật Bản vào mùa đông năm 2002 (lúc đó tôi đang làm điều tra dài hạn ở làng). Tức là tư liệu của khoảng 18 năm về trước, lúc ấy ông vẫn đang là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian - nay đã đổi tên thành Viện Nghiên cứu Văn hóa. Chuyến ấy, ông sang Nhật Bản dự hội thảo ở một nơi khác. Chúng tôi sắp xếp để ông xuống Fukuoka và tới thăm làng Ikisan trong thời gian ngắn.