Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/05/2014

Vào tiệm thịt chó Bào Hương trong khu phố mang tên "Nhật ký trong tù" thấy các ông Hoàng Tranh, Lê Xuân Đức, và Hoàng Tuấn Công

Nguyên tác chữ Hán (sẽ đưa bản chụp nguyên gốc và kiểm tra chữ sau):
芭鄉
過果德時吃鮮魚
過芭鄉時吃狗肉
可見一般迎解人
生活有峙也不俗

Phiên âm Hán Việt:
Bào Hương cẩu nhục
Quá Quả Đức thì ngật tiên ngư,
Quá Bào Hương thì ngật cẩu nhục;
Khả kiến nhất ban đệ giải nhân,
Sinh hoạt hữu thì dã bất tục.


Dịch ra tiếng Việt (của Đỗ Văn Hỷ):
Qua Quả Đức thì chén cá tươi,
Qua Bào Hương lại xơi thịt chó;
Cho hay bọn giải tù nhân này,
Cách sống đôi khi cũng sành đó.

Động đất lớn ở Vân Nam (30/5/2014), quân đội Trung Quốc vào cuộc cứu trợ nhân dân

Vân Nam là một tỉnh vùng Tây Nam của Trung Quốc, có đường biên giới chung với Việt Nam ở khu vực tỉnh Lào Cai - tỉnh có ông đại biểu quốc hội Phạm Văn Cường vừa mới lên diễn đàn than rằng (23/5/2014): "ngày hôm kia Trung Quốc đã ép người dân khi nhập cảnh trở lại Việt Nam phải ký vào bản đồ thừa nhận Hoàng sa của Trung Quốc mới cho qua" và "thế mới khó các đồng chí, Trung Quốc thâm nho tới mức độ cực kỳ. Cố tình làm mất uy tín của dân tộc và sỉ nhục mình mới cho về" (hiện nay, chưa cơ quan nào đứng ra xác nhận và công bố kết quả về điều ông đại biểu này phát ngôn).

30/05/2014

Tư liệu video 2008 của BBC Việt ngữ : Bà Bảy Vân phu nhân cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nói về Hoàng Sa và Trường Sa

Bà Bảy Vân nói tóm lại rằng: "Thì bây giờ, Trung Quốc nó nói cái đó là khỏi bàn, bởi vì đã có văn bản ký rối. Nhưng mà hổng phải, cái đó trong tình anh em, nghĩa là để cho ổng [Trung Quốc] làm trong khi mình chưa làm thôi. Vì mình còn đánh ở trong này, đâu có lực đâu mà làm ngoài đó".

BBC Việt ngữ mới đưa lên mạng đoạn tư liệu sau (thật ra là đưa lại):



Chiến tranh thế giới lần thứ Ba tựa như đã được cụ Khổng Tử tiên báo khi giáng đàn từ năm 1932

Đại chiến Thế giới 2 đã nổ ra (1939-1945). Tựa như ai đó đã bảo: cụ Trạng Trình của xã Lí Học ở An Nam dự đoán về cuộc chiến ấy từ hồi thế kỉ XVI (lúc cụ từ quan nhà Mạc và về ẩn ở am Bạch Vân). Ý là cụ nhìn xuyên tới 4 thế kỉ.

Nhiều người lại dẫn bà Vanga ở Bungari (1911-1996), bảo rằng khoảng năm 2010 thì đại chiến lần thứ 3 kiểu gì cũng sẽ được phát nổ.

Ít ai biết rằng, vào thập niên 1930, lúc mà trên toàn cõi Đông Dương thuộc Pháp rất thịnh việc cầu cơ - hầu đồng, thì Đức Khổng Phu Tử ở Trung Hoa đã giáng xuống một đàn. Năm ấy là 1932. Ngài tựa như đã cho thơ báo trước về tai họa của đại chiến 3 sẽ tới, loài người tự tiêu diệt nhau.

Bài thơ ban này gióng giả hồi chuông cảnh tỉnh về cái lần thứ ba, cuộc thứ ba, trận thứ ba. Xin trích một đoạn ở đầu:




Tân Cương xa xôi, nhưng không hề xa lạ với người Việt

Từ khoảng đầu năm 2011, tức là từ 3 năm về trước, chúng tôi đã có kế hoạch đi du lãm Tân Cương. Chúng tôi muốn đến thủ phủ Urumqi (còn phiên âm là Wulumuqi), vào Bảo tàng Tân Cương để nhờ hướng dẫn, rồi sẽ đi làng An Nam ở cách đó không xa:



Nguyên chú: Tỉnh Tân Cương (Xinjiang) và thủ phủ Urumqi

trên bản đồ Trung Quốc (giáp Mông Cổ, Nga, Kazakstan)

29/05/2014

Đề cập mang tính nhân tiện của tổng thống Obama về tình hình Biển Đông và hành động của Trung Quốc (28/5/2014)

Thấy báo chí Việt Nam chạy tít đại khái như "Tổng thống Obama cảnh báo sẵn sàng đáp trả sự gây hấn của Trung Quốc", tưởng gì to tát. Dẫn thử một đoạn, mà đoạn này nghe có vẻ sướng tai nhiều người:

"Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua cảnh báo rằng, quân đội nước này sẵn sàng đáp trả "sự gây hấn" của Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông và ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trong quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh."




Nhưng thực ra, chỉ là như sau: vào ngày hôm qua, nhân lúc phát biểu trong lễ tốt nghiệp của Trường Sĩ quan Lục quân, tổng thống Mĩ có nói về Biển Đông, về Trung Quốc, về Nga - Ucraina, và về nhóm khủng bố vùng Trung Đông.

Về cơ bản, liên quan đến Biển Đông, ông Obama vẫn chủ trương đấu tranh bằng biện pháp ngoại giao giữa các nước láng giềng với Trung Quốc.

28/05/2014

Video ngày 23/5/2014 : Công thư 1958, cựu hoàng Bảo Đại, và chuyện về hai ông anh trong hội nghị San Francisco 1951

Trong khi chờ đợi bản dịch phát ngôn của Tần Cương vào ngày 26/3 tại Bắc Kinh (phản luận lại phát biểu của phía Việt Nam vào ngày 23/5), thì hãy xem video trực tiếp ngày 23/5.

"Công thư" thì đọc ở đây. Còn hội nghị SF thì đọc ở đây.



Sau cuộc họp báo của phía Việt Nam vào ngày 23/5 này, Tần Cương đã xem video tại Bắc Kinh và phản luận vào ngày 26/5, rằng (Hà Nội thật) "hoang đường" và "đáng buồn cười".

Vẫn về Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 : "người nào cho rằng Việt Nam dễ thắng trước tòa là người đó chưa hiểu bài toán" (Dương Danh Huy, 2013)

Có thể xem một bản chụp khác của báo Nhân Dân ở đây

Vẫn về Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 (mà bây giờ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đột nhiên sửa đi thành "công thư"), từ năm 2013, sau những bàn thảo riêng, có một bàn chung giữa các vị trong nhóm Dương Danh Huy.

27/05/2014

Giàn khoan Trung Quốc đã kết thúc giai đoạn 1, vì thế, di chuyển địa điểm, để chuẩn bị vào giai đoạn 2

Nguyên chú (tạm dịch): Quân đội Việt Nam đồn trú tại Tây Sa (tức Hoàng Sa)
资料图:越军位于西沙的礁堡

Đó là tin mà tờ Yomiuri của Nhật vừa đưa lên (xem toàn văn ở dưới). Tin do phóng viên thường trú tại Bắc Kinh khai thác từ công ty con thuộc Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc.

Tần Cương - Cục trưởng Cục Báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - gọi các phát biểu vào ngày 23/5 của phía Việt Nam là "hoang đường" và "đáng buồn cười" !

Hồng Lỗi, Tần Cương, Hoa Xuân Oánh,... là những cái tên khá quen thuộc trong nhóm phát ngôn viên của phía Trung Quốc. Trong đó, Tần Cương hiện là nhân vật chủ chốt bởi từ năm 2012 là Cục trưởng Cục Báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (cũng có thể hiểu là Vụ trưởng Vụ Báo chí). Ông ta xuất hiện ở những tuyên bố quan trọng của phía Trung Quốc. Hồng Lỗi và Hoa Xuân Oánh hiện là Phó Cục trưởng. 

Tần Cương bảo phát ngôn của nhóm Lê Hải Bình (Bộ Ngoại giao Việt Nam) là "hoang đường" và "đáng buồn cười", thì có thể xem đó như quan điểm chính thức của giới chóp bu Trung Quốc đối với Việt Nam.

26/05/2014

Ký ức về đền Cẩu Nhi trong lòng hồ Trúc Bạch những năm 1940s (bài Lý Khắc Cung)



Giàn khoan HẢI DƯƠNG và hoa hậu ĐẠI DƯƠNG 2014 : "Em muốn là người Trung Quốc hãy mở giàn khoan đó ra và...để đất nước Việt Nam của em ngày càng xinh đẹp hơn"

Tiếp tục phản đối Trung Quốc trên chính đất Trung Hoa : Tin của Reuter về biểu tình tại Hồng Kông (25/5/2014)


Và bây giờ, theo Reuter, hôm qua (25/5), có khoảng 200 người chủ yếu là người Việt đã biểu tình ở Hồng Kông để phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Nguyên chú: A Vietnamese national living in Hong Kong shouts slogans during a protest against China's territory claim in Hong Kong May 25, 2014.
Ở Hồng Kông, theo luật của Anh và bây giờ là đặc khu, có thể tự do lập hội và tự do biểu tình (phải theo đúng trình tự pháp luật). Rất nhiều hội hay tổ chức đoàn thể của người Trung Quốc đại lục hiện nay phải tới Hồng Kông để xin giấy phép (vì đại lục không chấp nhận tự do lập hội).

Căn nguyên đích thực của các cuộc bạo loạn tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh gần đây (quan điểm của báo chí Hương Cảng)

Chỉ sau rất ít ngày, phiên tòa dành cho các phần tử được xem là cầm đầu các cuộc bạo loạn gần đây đã được mở ra. Khẩn trương hiếm thấy. Chẳng hạn, như vừa loan: "Ba năm tù cho kẻ kích động đập phá doanh nghiệp ở Bình Dương" (25/5/2014). Có nghĩa là: bạo loạn có kẻ chủ mưu, có phần tử phá hoại lợi dụng biểu tình yêu nước.

24/05/2014

Trung Quốc cũng vừa ra tay với Nhật Bản : Đưa tàu vào khu vực lãnh hải đặc quyền EEZ ở Okinawa

Đó là tin vừa phát của đài truyền hình NHK.

Theo tin này, vào khoảng lúc 6 h 40 chiều ngày hôm nay, 24/5/2014, tàu khảo sát hải dương của Trung Quốc mang tên "Khoa học - No.1" đã xâm phạm vũng lãnh hải đặc quyền của Nhật Bản, thả một vật thể gì đó xuống.

Thấp thoáng bóng dáng của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, tựa như dùng giàn khoan làm cú lật Tập Cận Bình (quan điểm của bình luận gia Thạch Bình)

Thạch Bình 石 平 là một người Trung Quốc hiện đang cư trú ở Nhật Bản. Anh là một bình luận gia chuyên về Trung Quốc, tác giả của những cuốn sách như Vì sao tôi lại từ bỏ Trung Quốc, hay 9 chính trị gia đã phá hỏng quan hệ Nhật - Trung,... Các sách đều viết bằng tiếng Nhật, xuất bản tại Nhật.

Gần đây, anh viết một bài phân tích sắc sảo mang tựa đề "Ông lớn khuất mặt của Trung Quốc nào đã gài bẫy sự kiện giàn khoan gây xung đột với Việt Nam" (toàn văn xem ở phần lưu tư liệu).

Đại ý, Thạch Bình bàn rằng, sự kiện giàn khoan hiện nay là tính toán sai lầm mọi mặt của phía Trung Quốc. Và ông lớn đứng đằng sau sự kiện này muốn tạo ra một thất bại về ngoại giao, để truy cứu người chịu trách nhiệm chính là ông Tập Cận Bình - người đang ra sức truy quét nhóm tham nhũng trong nội bộ Trung Quốc.

Nổi lên ở sau cái màn khuất mặt ấy, tựa như thấy bóng dáng ông Giang Trạch Dân và đệ tử Tăng Khánh Hồng 曾庆红 (người vốn đã từng phụ trách ngành dầu khí Trung Quốc, và từng là Phó Chủ tịch nước Trung Hoa).

Ông Tập Cận Bình và ông Tăng Khánh Hồng

"Công thư" là cái gì, Đảng và Chính phủ hai nước vốn chỉ biết "Công hàm" thôi

Mấy ngày nay, phía Bộ Ngoại giao Việt Nam đột nhiên sử dụng từ "công thư" (CÔNG THƯ). Rất đột nhiên, và quả thật, khách quan mà nhìn, thì không thể nói khác đi rằng, đó là một cách dùng từ tùy tiện đến khó hiểu của những người đại diện cho bộ mặt ngoại giao của đất nước.

Ngay từ đầu, vốn đó là "công hàm". Hai năm rõ mười như thế này (báo Nhân Dân năm 1958, lấy lại ảnh từ entry cũ):




Báo chí Đài Loan đã đưa tin sự kiện lão bà 67 tuổi tự thiêu trước Hội trường Thống Nhất để phản đối giàn khoan ngoài khơi của Trung Quốc

Nhiều báo Đài Loan (và báo Nhật) đã đưa tin. Nguồn tin là được dẫn lại theo báo chí Việt Nam. 


Nguyên chú: Nội dung một trong 6 tờ biểu ngữ của bà Mai được công an thu giữ tại hiện trường.
(Ảnh: An Nhơn)

23/05/2014

Gia đình gốc Hoa họ Khâu ở Thái Lan bị hạ bệ : cựu nữ thủ tướng Khâu Anh Lạc vừa bị phái đảo chính bắt giam

Ở blog cũ, tôi đã viết về gia đình gốc Hoa có truyền thống làm Thủ tướng ở Thái Lan. 

5月23日、タイ軍事政権は首都バンコクの軍施設に出頭したインラック前首相とその家族2人を拘束した。軍当局者がロイターに対し明らかにした。写真は1月21日、バンコクで記者団の質問に答えるインラック氏(2014年 ロイター/Athit Perawongmetha

Đó là gia đình họ Khâu, mà người anh Thạc-xỉn chính là Khâu Đạt Tân. Và cô em gái thì là Khâu Anh Lạc. Hôm nay, phái đảo chính đã cho bắt toàn bộ những người đã từng tham chính của gia đình họ Khâu (vì e rằng họ sẽ đào tẩu ra nước ngoài).

"Trung Quốc ép người dân phải ký vào bản đồ mới cho nhập cảnh" (đề nghị xác nhận ngay tin nóng của Đại biểu Cường ở Lào Cai)

Đại biểu quốc hội Phạm Văn Cường vừa cho biết như vậy (theo tin trên báo Thanh Niên, 23/5/2014).

Nguyên văn:

"Với vị trí của một tỉnh vùng biên, ĐB Cường cho biết dù yên tâm với động thái của Đảng, Nhà nước nhưng các cử tri cũng khá lo lắng. Vừa qua phía Trung Quốc có nhiều động thái hoạt động quân sự, dân sự sôi động hơn ở vùng biên khiến người dân không biết thực hư, lo ngại.

Vẫn theo ĐB Cường, ngày hôm kia Trung Quốc đã ép người dân khi nhập cảnh trở lại Việt Nam phải ký vào bản đồ thừa nhận Hoàng sa của Trung Quốc mới cho qua. Dẫn lại bài học từ 1979, ĐB Cường đề xuất phải chuẩn bị mọi phương án, tình huống xấu nhất, không thể bị động, bất ngờ. “Thế mới khó các đồng chí, Trung Quốc thâm nho tới mức độ cực kỳ. Cố tình làm mất uy tín của dân tộc và sỉ nhục mình mới cho về", ĐB Cường bức xúc"

Cụ Nguyễn Ái Quốc đã làm lễ cho linh hồn bà con về Tây Phương Cực Lạc là Mạc Tư Khoa, chứ chưa bao giờ mong về Quảng Châu hay Dương Châu

Lão nằm mơ nước Nga là một hình tượng văn học Việt Nam, phản ánh tâm thế một thời của người Việt phái vô sản, được nhà thơ Tố Hữu tạo tác ra. Lão đó có thể là Lão Hạc có con Vện mà bố nó thì đi lính cho Pháp chưa về, ông cụ cứ dài cổ đợi con và chăm thằng cháu chính là Vện. Cho nên, có thể cụ thể thêm nữa, để thành "Lão Hạc nằm mơ nước Nga".

Đó là giấc mơ.

Còn trong thực tế, thì vào năm 1940, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã cầu nguyện cho linh hồn dân Việt Nam được tiếp dẫn tới Mạc Tư Khoa của Stalin.

22/05/2014

Hồi cố lại năm 2011 : Công ty Dầu khí Quốc gia ONGC của Ấn Độ, và con tàu HQ - 012 mang tên Lý Thái Tổ hiện ở đâu ?

Hồi đầu thế kỉ 20, nhà tư bản dân tộc Bạch Thái Bưởi đã giỏi giang lấy lại được quyền kinh doanh vận chuyển đường sông về cho người Việt Nam, từ tay người Pháp và nhất là tay của người Hoa. Trước khi ông nổi lên, vận chuyển đường sông của Việt Nam dĩ nhiên nằm trong tay họ. Ông đã mua lại tàu Pháp, sửa chữa và gia cố, rồi đặt tên lại toàn bộ, đều là tên các anh hùng dân tộc cả: Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ, Ngô Quyền,...(phải đề tôi tìm lại bài viết đã công bố của tôi, từ thập niên 1990s, về Bạch Thái Bưởi).

Vào tháng 8 năm 2011, Việt Nam cũng đã tiếp nhận con tàu HQ-012 với tên gọi tựa như tàu ngày trước của Bạch Thái Bưởi, là: Lý Thái Tổ.


21/05/2014

Đăng lại entry cũ từ 2009 (2): Trung Quốc ra yêu sách để thử lòng Nhật Bản, ông Tập Cận Bình đề nghị cho gặp Thiên Hoàng một cách phá lệ gây đại bất bình

Bài đã đăng tháng 12 năm 2009, khi ấy ông Tập Cận Bình còn chưa lên Chủ tịch nước, mà đã gây một vụ chấn động. 

Đó là: Tập Cận Bình bắt buộc phía Nhật Bản phải ngậm đắng phá lệ để cho ông gặp bằng được Thiên Hoàng Nhật Bản mà chỉ báo trước có vài ngày (thông lệ là phải báo trước 1 tháng).

Ảnh vốn của tờ Sankei (Nhật Bản) nhưng hiện nay đường link đã hỏng, phải lấy lại từ bản lưu gốc

Phong cách này, thêm một lần nữa, đã thể hiện rất rõ trong vụ giàn khoan đang mọc lên sừng sững ở Biển Đông hiện nay (tháng 5 năm 2014).

Tạm gọi là "phong cách bóp thử gân cốt đối phương" của ông Tập.

Doanh nhân Hồng Kông biểu tình trước Lãnh sự quán Việt Nam (có cả biểu ngữ "Việt Nam cút khỏi Nam Hải")

Theo Thành Báo ở bài vừa lên, có 8 công ty của Hương Cảng (Hồng Kông) bị thiệt hại trong đợt công nhân Việt Nam bạo loạn vừa qua.

Có khoảng 20 doanh nhân Hương Cảng đã đến trước cổng Lãnh sự quán Việt Nam lại Hương Cảng, trương biểu ngữ đề nghị chính phủ Việt Nam bảo vệ sinh mệnh và tài sản của người Hoa, trừng trị những phần tử bài Hoa quá khích.

Tuy nhiên, nhìn kĩ, thì thấy người Hương Cảng cũng ở vào trạng thái quá khích đấy chứ ! Sẽ thấy các biểu ngữ bằng tiếng Hoa là: "Việt Nam cút khỏi Nam Hải", "Chủ quyền Nam Hải không cho xâm phạm",...


Trung Quốc có thể tốc chiến để nuốt toàn bộ Trường Sa (tức Nam Sa, trong nhãn quan Đông Sa - Trung Sa - Tây Sa - Nam Sa của Bắc Kinh)

Một bài vừa xuất hiện trên Thành Báo (Hương Cảng) với tựa đề như vậy - dịch thoát ý. 


Nguyên chú: Quần đảo Nam Sa bị nhiều nước Đông Nam Á chiếm lĩnh, trong đó, Việt Nam chiếm 2/3 - các điểm màu tím trên bản đồ (gồm 28 đảo)
被東南亞部分國家侵佔的南海島嶼,越南侵佔了三分之二。(地圖紫點所示)

20/05/2014

rời Vũng Áng về Hải Nam, rồi tỏa đi các tỉnh : hơn 3500 công nhân Trung Quốc đã lên bờ (ngày 20/5/2014)

Một thời gian trước, tôi đã từng đón một đoàn khách đi từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến Hà Nội. Họ phải đi xe ô-tô từ Hải Nam vào đất liền thuộc hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông, rồi từ đó, đi vào Việt Nam (qua Lạng Sơn, xuôi xuống Hà Nội). Lúc về, thì đi theo đường cũ.


Dòng chữ trên băng rôn màu đỏ: "Hoan nghênh công nhân viên Trung Quốc làm việc tại Việt Nam đã trở về nhà an toàn" (cập cảng Hải Khẩu ở Hải Nam, 20/5/2014)

Ngày hôm nay, 20/5/2014, hơn 3500 công nhân Trung Quốc đã cập bến Hài Nam. Họ đã lên tàu từ Vũng Áng (Hà Tĩnh, Việt Nam), vào ngày 19/5. Sau khoảng 20 tiếng đồng hồ thì tới Hải Nam.

Từ Hải Nam, họ lại sẽ đi tiếp về các tỉnh trong nội địa Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Vân Nam,...).

Đăng lại entry cũ từ 2009 (1) : Sau bác Hồ Cẩm Đào, ai sẽ là người lái con tàu Trung Quốc ?

Bài đã đăng trên blog Yahoo, từ ngày 15/9/2009, lúc đó, ông Tập chuẩn bị kế ngôi vị của ông Hồ.

Từ đây trở xuống là chép nguyên xi lại.

Tập Cận Bình và Bạc Hi Lai (nguồn ảnh)

19/05/2014

Chiến sự có thể bộc phát vào ngày 4 tháng 6, tình hình rất giống với năm 1979 (phân tích của học giả Hoàng Đông)

Hoàng Đông 黃東 là học giả có tiếng trong giới quân sự vùng Đông Bắc Á, hiện là Hội trưởng Hội Khoa học Quân sự Áo Môn (Trung Quốc).


Nguồn ảnh

Trung Quốc đang điều quân áp sát biên giới Việt - Trung ? (tin của tờ Đại Kỷ Nguyên, dẫn theo mạng Hoa Nhài)

Chưa rõ thực hư. Có thể là thật, mà cũng có thể chỉ là đòn gió của quân khu Quảng Châu.

Hiện tại, báo chí Nhật và một số nước khác đều đang đặt nghi vấn: Trung Quốc đang điều động quân đội áp sát vùng biên giới với Việt Nam: Nam Ninh, Bằng Tường, Sùng Tả, Phòng Thành, Côn Minh (giáp hai tỉnh Lào Cai và Cao Bằng), thật hay giả ? 

Trên mạng Trung Quốc, xuất hiện khá nhiều hình ảnh quân đội với xe tăng và vũ khí hạng nặng đang có mặt tại các địa điểm nói trên. Tất cả đều rất gần biên giới.

Nguyên chú (tạm dịch): Ở huyện Thượng Tư thuộc cảng thị Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, ngày 17/5/2014 (2014 /05/17 广西防城港市上思县)

Ngày 19/5, có khoảng 4 ngàn công nhân Trung Quốc rời cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh về nước (tin và ảnh của phóng viên Tân Hoa xã)

Cảng Vũng Áng - thuộc địa bàn của huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh - được biết đến với tên gọi quốc tế là Vung Ang Port. Người Trung Quốc thì dịch ra thành một cái tên vừa quen vừa lạ, là cảng Vĩnh An (Vĩnh An cảng 永安港).

Theo tin của mạng Tân Hoa (xem toàn văn ở dưới), vào ngày 18/5/2014, đoàn công tác liên bộ của Trung Quốc do Trợ lí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lưu Kiến Siêu dẫn đầu đã tới Hà Tĩnh, đi thăm hiện trường tại khu công nghiệp Vũng Áng, thăm hỏi công nhân.


Đoàn công tác của Trung Quốc thị sát cảng Vũng Áng, 18/5/2014
(ảnh của phóng viên Tân Hoa xã)



Trước đó, đoàn đã tới làm việc cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (hội đàm với Phó Chủ tịch Đặng Quốc Khánh). Hai bên đã thống nhất phương án đưa công nhân Trung Quốc về nước.

Đoàn cũng đã đến thị sát cảng Vũng Áng, bàn việc với những người quản lí cảng.

Theo kế hoạch, ngày 19/5/2014, sẽ có khoảng 4000 công nhân Trung Quốc lên tàu về nước từ cảng Vũng Áng.

18/05/2014

Biểu tình phản đối Trung Quốc trên 22 tỉnh thành, phương hướng của chính phủ đã thay đổi, và Trung Quốc đưa 5 tàu tới Hà Tĩnh đón người về nước

Theo báo chí Đài Loan, thì tính đến hôm nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã có 22 tỉnh thành nổ ra biểu tình phản đối Trung Quốc.

Phóng viên của tờ Sankei (Nhật Bản) cho biết: bắt đầu từ hôm nay, ngày 18/5, nhà đương cục Việt Nam đã thay đổi phương hướng đối với biểu tình phản đối Trung Quốc. Những hôm đầu thì vẻ như thừa nhận ngầm (vì pháp luật không thừa nhận biểu tình), nhưng do sự cố đáng tiếc tại Bình Dương - Đồng Nai - Hà Tĩnh, nên hiện đã cứng rắn trở lại.


Nguyên chú của BBC Hoa ngữ (tạm dịch): Cảnh sát phong tỏa khu vực gần Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, cấm quay phim chụp ảnh
河內警方封鎖中國使館附近街道並禁止拍攝

3 ngàn người Trung Quốc đã về nước dưới sự giúp đỡ của Đại sứ quán Trung Quốc (Việt Nam bảo không, Trung Quốc bảo có)

Liên quan đến tin này, hôm qua, báo chí Việt Nam đã đưa. Phía Việt Nam phủ nhận thông tin. Cụ thể như sau (báo Kiến thức):

"Vào 17h chiều nay 17/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức cuộc họp báo quốc tế về tình hình an ninh trật tự tại Bình Dương, Hà Tĩnh. Chủ trì cuộc họp báo có: ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Đỗ Nhật Hoàng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an); ông Đặng Minh Khôi, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao; ông Trần Văn Nam, phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; ông Đặng Quốc Khánh, phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

(...)

Ngoài ra, tại cuộc họp báo, nhiều thông tin sai sự thật cũng đã bị phản bác công khai như thông tin Tổng Bí thư Việt Nam đề nghị sang gặp gỡ với Tổng Bí thư Trung Quốc nhưng đã bị từ chối hay thông tin Trung Quốc đưa công nhân về hoặc thông tin cho rằng lực lượng công an đã bị động, chậm chạp trong việc giải quyết sự việc…" (Ngày đăng : 18:27 17/05/2014 (GMT+7)).

Tin nhắn truyền đạt yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ: "biểu tình" và "biểu tình trái pháp luật"

Động thái dưới đây cho chúng ta thấy một nhận thức rõ ràng: Việt Nam nên sớm có Luật Biểu tình. Một trong những nguyên nhân của bạo loạn liên tiếp tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh mấy ngày qua, nên được xem là: chưa có Luật Biểu tình.

Từ ngày 15/5 đến 17/5/2014, có 3 tin nhắn vào điện thoại di động của tôi. Đều là tin do nhà mạng gửi (199).

Đầu tiên, là nhắn tin không dấu, vào 15/5 (thứ Năm, lúc 9 h 42 khuya):

17/05/2014

Video biểu tình ở Hà Tĩnh (tin của các đài truyền hình Nhật Bản : TBS, NHK)

Hai đoạn video của NHK và TBS.

Để tham khảo : Thiệt hại của các công ty, cơ quan Nhật Bản do bị đập phá các năm 2010 và 2012, không được Trung Quốc đền bù nghiêm túc

Trung Quốc và Đài Loan đều cùng đưa ra yêu cầu phía Việt Nam phải đền bù cho những thiệt hại mà khối doanh nghiệp của hai nước này đã hứng chịu do bị đập phá thời gian vừa qua (ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh,...). 

Trung Quốc vẫn chỉ coi Đài Loan là một tỉnh của mình, tức tỉnh Đài Loan, chứ không công nhận là quốc gia ngang cấp, nên mọi phát ngôn chính thức của Trung Quốc vẫn tỏ vẻ khinh miệt. Chẳng hạn, nếu gọi ai đó là Bộ trưởng của Bộ gì đó thuộc Đài Loan thì Trung Quốc đều "dìm hàng" bằng cách cho luôn vào trong ngoặc kép (như "Bộ trưởng Bộ Ngoại giao", "Thứ trưởng Bộ Ngoại giao",...).

Phía Nhật Bản, tựa như mách nước cho Việt Nam, đã đưa một vài nét chính về việc Trung Quốc chầy bửavô trách nhiệm trong đền bù cho Nhật Bản do cũng đập phá tương tự vào năm 2010 và 2012. Nguyên nhân các vụ đập phá kinh hoàng đó cũng bắt đầu từ tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Đập phá ở Bình Dương (5/2014)
Rất đau lòng là chúng ta cũng chỉ luẩn quẩn hệt như những chàng AQ bên làng Mùi mà thôi. Không hơn gì. Đáng hổ thẹn.

Nhưng trót ra rồi. Thì đành thế thôi. Phải đền bù là đáng rồi.

Tuy vậy, Nhật Bản tỏ ra bất bình (xem bài báo dưới đây, của tờ Sankei), ở chỗ: Trung Quốc đã vô trách nhiệm và chầy bửa với các thiệt hại lớn hơn nhiều lần do dân chúng Trung Quốc gây ra vào năm 2010 và 2012, thì bây giờ, cũng chính là Trung Quốc ấy lại lên mặt, cao giọng hùng ngôn liên tục, suốt mấy ngày qua, đòi Việt Nam đền bù.

Người hùng Bến Thượng Hải vừa bị dân phòng Bắc Kinh bắt tại trận khi đang mua dâm (tối 15/5/2014)

Người hùng Bến Thượng Hải đó là Đinh Lực - đàn em kết nghĩa, sau này thành kẻ tử thù, của đại ca Hứa Văn Cường trong bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Trung Quốc là Tân bến Thượng Hải (Bến Thượng Hải mới).

Hai anh em Hứa Văn Cường và Đinh Lực (Hoàng Hải Ba đóng) trong Tân bến Thượng Hải
Tôi thường chỉ nhớ tên anh ấy là Đinh Lực - theo tên nhân vật. Chứ rất ít khi nhớ đến tên thực, là Hoàng Hải Ba (黄海波).

16/05/2014

Quân đội Trung Quốc phủ nhận tin đang động binh ở hai tỉnh giáp biên giới Việt Nam (Quảng Tây và Vân Nam)

Sáng sớm hôm nay, 16/5/2014, tờ Hoàn Cầu đã đi bài có tựa đề (tạm dịch): Phía quân đội Trung Quốc phủ nhận tin bộ đội biên phòng Trung Quốc ở giáp biên giới Trung Việt hoãn nghỉ để bước vào chiến đấu

Tuy vậy, bài báo này, đưa thêm một cái hình xe tăng chình ình như thế này:

Theo nguyên chú của tấm ảnh, thì biết đây là hình xe tăng ở Quân khu Lan Châu (Trung Quốc), tức là quân khu ở phía các tỉnh Tân Cương, Cam Túc, Thanh Hải,....

Bùa cứu mệnh lúc này: "Tôi là người Đài Loan"

Theo tin của tờ Jiji (Nhật Bản), mới lên mạng lúc hơn 7 h tối qua (15/5/2014), thì: Bộ Ngoại giao của Đài Loan cho biết, họ đã chế tác những miếng dính ghi dòng chữ bằng tiếng Việt Nam "Tôi là người Đài Loan" để phân phát cho người Đài Loan đang ở Việt Nam.

14/05/2014

Các nhà thực nghiệp và thương gia Đài Loan phải bỏ chạy về nước, vì sợ bạo loạn của công nhân tỉnh Bình Dương

Đến giờ này, 10 h kém sáng 14/5/2014, chưa thấy tin của báo chí Trung Quốc đại lục. Nhưng báo chí Đài Loan thì đã xuất hiện tin về bạo loạn của công nhân tỉnh Bình Dương. Một số người Đài Loan đã bỏ chạy về nước, hoặc vội vã lánh sang Nam Vang (Cam-bốt).



Chưa rõ thực hư ra sao, nhưng bài báo dưới đây cho rằng, có tin đồn là đã có 7 cán bộ người Trung Quốc đại lục bị chết.

Tựa như báo Thanh Niên đã vừa xóa bay mất bài "Hàng ngàn công nhân nghỉ làm, tuần hành phản đối Trung Quốc gây hấn" ?

Đang thấy nhiều địa chỉ trên mạng đưa tin về sự quá khích của hàng ngàn công nhân Việt Nam tại Bình Dương: tự hè nhau xông vào đập phá trong các công ty liên quan đến Trung Quốc hay Đài Loan - vốn chính là nơi làm việc của họ. 

Xem thêm ở đây

Hiện chưa biết đó có phải là sự thực hay không ?

Nếu đúng như vậy, thì thật sự đáng phê phán. Hành động của đội ngũ công nhân Việt Nam này có thể làm hỏng hết mọi cố gắng lúc này của Việt Nam, và cho thế giới thấy: Việt Nam không khác gì Trung Quốc !

13/05/2014

Người phản luận về công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 là Ngô Viễn Phú (cựu lưu học sinh Đại học Quốc gia Hà Nội) đi đâu mất rồi ?

Lời dẫn: Năm 2012, trên blog Yahoo, tôi đã đề cập đến một bài viết của ông Ngô Viễn Phú - học giả Trung Quốc, chuyên về luật Việt Nam, từng là du học sinh ở Việt Nam. Bây giờ, blog ấy, như nhiều người đã biết, đã bị bay mất do hệ thống blog Yahoo bị đóng cửa.

May tìm lại được bài cũ của tôi lưu trên blog Những viên phấn màu. Xin chép lại về blog tôi.

Tuy nhiên, kiểm tra lại các đường link cũ của Ngô Viễn Phú thì đã không còn. Tựa như Ngô Viễn Phú đã tự xóa bỏ, hay sao đó tôi không rõ.

Xã luận với giọng điệu quen thuộc của tờ Phượng Hoàng và Hoàn Cầu (Trung Quốc): Tây Sa (Hoàng Sa) là lãnh thổ thần thánh từ cổ chí kim của Trung Quốc, và trước 1975 thì Hà Nội đã công nhận thuộc Trung Quốc

Hai tờ Phượng HoàngHoàn Cầu của Trung Quốc vẫn quen với giọng điệu như vậy trong bài xã luận vừa lên sáng nay, 13/5/2014.

Bài xã luận đó mang tiêu đề (tạm dịch): Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với Tây Sa, Việt Nam đừng tự đem đầu ra hứng nhục (xem toàn văn ở dưới). Từ đầu chí cuối, đậm đặc giọng điệu như vậy.

Nguyên văn câu "Tây Sa là lãnh thổ thần thánh từ cổ chí kim của Trung Quốc": 西沙是中国自古以来的神圣领土.

Nguyên văn câu "trước năm 1975, Hà Nội đã từng tuyên bố rằng quần đảo Tây Sa là thuộc Trung Quốc": 河内曾在1975年以前公开声明西沙群岛属于中国.

12/05/2014

Quan điểm, và tiết lộ, của phía Trung Quốc : Công ty Trung Quốc đã bắt đầu làm việc ở khu vực đó từ 10 năm trước, tháng 5 năm 2013 đã cho thăm dò

Báo chí Trung Quốc đã đưa tin về việc Việt Nam trong mấy ngày qua, trên cả nước, liên tục xuống đường phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Nguyên chú (Giao dịch): Dân chúng Việt Nam giương cao biểu ngữ thể hiện sự bất bình đối với hoạt động tranh chấp của Trung Quốc ngoài biển
高舉標語的越南民眾,對中國在爭議海域的活動表示不滿
Quan điểm của Trung Quốc được nêu trong bài báo là (dẫn lại quan điểm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm trước): vùng biển đó chỉ cách đảo chính của quần đảo Tây Sa của Trung Quốc 17 hải lí, nên nghiễm nhiên thuộc lãnh hải Trung Quốc ! 

Đồng thời, báo giới Trung Quốc cũng tiết lộ rằng: công ty khai thác dầu của Trung Quốc đã bắt đầu tới vùng biển đó từ 10 năm trước. Đến tháng 5 và 6 năm ngoái, tức khoảng 1 năm trước, đã bắt đầu thăm dò dầu. Giàn khoan lần này ra khoan thử là tiếp tục công việc đang triển khai !


Chiếc chuông chùa lạ kì, tự biết bảo vệ lấy mình, ở Vị Xuyên - Hà Giang (chùa Sùng Khánh, đúc năm 1705)

Chiếc chuông hiện được bảo quản tại Làng Nùng. Tên làng là Nùng, nhưng không có hộ nào người Nùng, mà chỉ có người Tày. Về chiếc chuông thú vị này, vào năm 2012 (sách in năm 2013), tôi đã từng có dịp đề cập:

Đọc cụ thể tại nguồn trên mạng ở đây
Các việc khác chưa từng động bút.

Bây giờ, thấy trên Gia đình có bài dưới đây (lên mạng vào tháng 3/2014), vớt về lưu.

11/05/2014

Người Việt ở Đài Loan cũng tổ chức biểu tình phản đối bành trướng Trung Quốc, ngay trên đất Đài Bắc

Báo chí chính thống trong nước đã điểm tin bà con người Việt hôm nay, 11/5/2014, biểu tình tại Nhật Bản và Đức.

Tôi muốn bổ sung thêm tin của bà con ở Đài Loan:
Nguyên chú (tạm dịch): Có khoảng gần một trăm người Việt, ở ga Đài Bắc

Tổ chức biểu tình chống chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, ngay tại Đài Loan, có ý nghĩa lớn. 

Ý nghĩa đó tăng lên gấp bội, nếu ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu,..., tức là ngay tại Trung Quốc đại lục, cũng có hoạt động tương tự của bà con người Việt.

Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, ... đồng loạt, với qui mô khoảng 1 vạn người

Lần đầu tiên các đô thị lớn của Việt Nam cùng đồng loạt phản đối Trung Quốc. Cũng là lần đầu tiên báo chí chính thống tường thuật trực tiếp.

Đó là miêu tả cho ngày 11/5/2014, của phóng viên Ito - người đã viết tin cho cuộc biểu tình đầu tiên do một nhóm nhỏ thực hiện trước Đại sứ quán Trung Quốc chiều 9/5/2014.

Phóng viên Nhật Bản ước tính vài ngàn người. Còn báo chí chính thống thì ước khoảng 1 vạn (dẫn theo bài báo của Ito ở dưới).

Ảnh của tờ Nikei (Nhật Bản)

10/05/2014

Sự khác thường chưa từng thấy của báo chí Đại Việt : Đưa tin về biểu tình ở Nam Bộ ngày 10/5/2014

Sự bất thường ấy đã được báo chí nước ngoài chú ý, và điểm ngay. Chẳng hạn tờ Sankei của Nhật Bản vừa đưa bài "Biểu tình chống Trung Quốc ở Nam Bộ Việt Nam, báo chí quốc doanh bất ngờ đưa tin" (xem toàn văn ở dưới).

Báo Nhật đưa tin về biểu tình chống Trung Quốc : chiều 9/5 đã có nhóm nhỏ 20 người ở Hà Nội, ngày 10 và 11 sẽ tiếp tục

Báo chí Nhật (xem toàn văn ở dưới) đã đưa tin lúc 0 h ngày 10/5/2014. Tin do kí giả Ito (đang ở Hà Nội) viết. Theo đó, có mấy điểm chính sau.

1. Chiều 9/5/2014, một nhóm nhỏ khoảng 20 người đã tập trung ở trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc xoắn trộm dầu của Việt Nam. Ở ngoài biển khơi, Trung Quốc và Việt Nam vẫn đang ăn miếng trả miếng.

2. Qua mạng internet, người ta đang kêu gọi biểu tình với qui mô lớn cả ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 10 và 11/5/2014.

3. Chính quyền có vẻ sẽ ủng hộ ngầm cho những cuộc biểu tình này. Có thể sẽ không có việc bắt giữ người biểu tình.

08/05/2014

Đoàn Trung Quốc được mời tới Điện Biên Phủ kỉ niệm tròn 60 năm (tờ QĐND)

Đoàn chủ yếu gồm người thân trong gia đình các tướng lãnh đã giúp Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp (gia đình các ông Vi Quốc Thanh, Trần Canh,...) và gia đình tướng Nguyễn Sơn. Nhân kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhận được lời mời của phía Việt Nam, đoàn đã tới thăm Điện Biên Phủ.

Thời gian là cuối tháng 4 năm 2014.

Đại khái như sau (ảnh chụp tại Điện Biên Phủ, do phóng viên báo QĐND chụp):


Đó là nội dung của một bài báo trên mảng tiếng Trung của tờ Quân đội Nhân dân (của Việt Nam). 

Bài báo có tiêu đề là 奠边府——搭建越南-中国密切友好关系的桥梁 (tạm dịch: Điện Biên Phủ - Cây cầu kiến tạo quan hệ hữu hảo mật thiết Việt Nam - Trung Quốc). 

Trung Quốc điều 80 tàu, và Việt Nam cũng đã huy động 29 tàu

Hai con số trên (80 và 29) vừa thấy xuất hiện trên báo chí Nhật. 



Trung Quốc vốn luôn cậy đông. Nhưng đông mà đạn bắn ra từ nòng pháo toàn là cát (dĩ nhiên lẫn với đất và sỏi) như thời quân đội Mãn Thanh giao tranh với quân đội Nhật Hoàng hơn 100 năm trước, thì phỏng ích gì. 

Nếu Việt Nam đưa ra 92 tàu hay 129 tàu, thậm chí là 229 tàu, thì không rõ Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao (điều kiện cho phía Việt Nam : đảm bảo pháo phải bắn ra đạn thật, chứ không phải cát).

Những thước phim vô giá về cuộc kháng chiến trường kì 9 năm của cả dân tộc (1946-1954) : Điện ảnh Nga Xô, sản xuất năm 1955

Phim do phía Nga Xô dựng và phát hành từ năm 1955. Trong đó, có những đoạn là do nhà quay phim Việt Nam là Quang Huy thực hiện - một người mà hiện nay, hầu như rất ít người còn biết đến.

Một dân tộc quả thực đã "rũ bùn đứng dậy sáng lòa":

Cùng tháng Năm, cách nhau 8 năm : Bạn anh Dặm ở Hà Nội (2006) và ở Hoa Kì (2014)

Anh Nguyễn Đình Dặm đang vá quần đùi cho người bạn tù (ở Việt Nam, 2010s)

07/05/2014

So sánh Việt - Nhật : Số người tử vong trong dịp nghỉ dài ngày (cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2014)

Gần như trùng với dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 ở Việt Nam, hàng năm, tại Nhật có tuần lễ vàng. Năm nay, tuần lễ vàng ở Nhật bắt đầu từ 26/4 và kéo dài đến hết ngày 5/6/2014. Dân chúng Nhật được xả hơi trong dịp này, hoặc đi du lịch hoặc nghỉ ngơi thư giãn.

Bây giờ, so sánh một chút về con số cụ thể, giữa hai nền giao thông cách xa nhau một trời một vực.

1. Theo thống kê chính thức của Việt Nam thì dịp nghỉ lễ năm 2014 này là như sau:

"Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trong 4 ngày nghỉ Lễ (30/4 – 3/5) cả đã xảy ra 193 vụ TNGT làm chết 99 người bị thương 127 người."

Báo chí Trung Quốc ngày 7-5-2014 : Việt Nam kỉ niệm 60 năm chiến dịch Điện Biên Phủ, cựu chiến binh nói về vai trò quan trọng của Trung Quốc

Hình ảnh trên báo chí Trung Quốc sáng ngày 7/5/2014:
Nguyên chú (Giao dịch):
Ảnh tư liệu, hình miêu tả trang phục của đội quân du kích Bắc Việt, phần vũ khí trang bị
là do Trung Quốc sản xuất

(Nguyên văn lời chú thích ảnh:  资料图:北越游击队装束示意图,武器装备部分是中国制造)