Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-tưởng-Trung-Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-tưởng-Trung-Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

07/09/2021

Ngắm nhìn thế giới qua bóng đá đương đại : những cầu thủ nhập tịch của đội tuyển Trung Quốc

Tôi đang xem trận đấu bóng đá giữa đội tuyển Trung Quốc và đội tuyển Nhật Bản. Xem qua ứng dụng TV 360 độ trên điện thoại, kênh VTV6.

Đang là phút 74, tỉ số là 1-0 nghiêng về phía Nhật Bản.

Thú vị nhất là sự xuất hiện của nhiều cầu thủ Âu Mĩ mới nhập tích vào đội tuyển Trung Quốc.

25/08/2021

Tư tưởng Tập Tử (thầy Tập) hướng đến phổ cập ở Trung Quốc hiện nay

Về tư tưởng Tập Cận Bình ở Trung Quốc đang từng bước tiến đến Tập Tử (giống như cách nói Khổng Tử, Mạnh Tử, tức các thầy làm ra tư tưởng), từ góc nhìn bình dị, tôi đã ghi vào năm 2018, trên Giao Blog, ở đây. Đó là cảm nhận thực tế tại Trung Quốc từ năm đó.

Lùi về năm 2017, thì xem lại ở đây.

Năm 2021, thì xem tin cũ ở đây (kỉ niệm 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921-2021). Bây giờ là cập nhật tình hình mới nhất của năm 2021. Đang là tháng 8, thế giới vẫn đang phải vật lộn với covid-19.

Mở đầu là một tin của báo chí Trung Quốc.

06/11/2017

Biệt phủ vườn đào của anh Mã Vân, tức Jack Ma, ở xứ sở thần tiên Hàng Châu

Tên Trung Quốc của anh là Ma Yun马云, tức Mã Vân theo âm Hán Việt. Một chàng trai Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang).

Người Trung Quốc có câu nổi tiếng: "Trên có thiên đường, dưới có Hàng Châu".

20/07/2017

Truy điệu Lưu Hiểu Ba (bài Shibata, ngày 20/7/2017)

Bài của Shibata 柴田 ở Học viện Aichi 愛知学院大学 (Nhật Bản), vừa lên mạng.

Shibata là người đã có thâm niên trong nghiên cứu các nhà hoạt động dân chủ ở Trung Quốc. Ông chỉ ra những chỗ độc đáo của Lưu Hiểu Ba khác với các nhà hoạt động khác. Đồng thời, Shibata cũng chỉ ra hạn chế của Hiến chương 08 do nhóm Lưu khởi xướng.

06/04/2015

Tượng bác Mao ở thành phố Trường Sa (Trung Quốc)

Tượng đã khánh thành vào năm 2009 sau 2 năm thực hiện (xem toàn văn bài báo trên trang của ĐCSTQ). Hình tượng Mao Chủ tịch thời trẻ. Tại quê hương Hồ Nam của ông.

Tượng cao 32 m, dài 83 m, rộng 41m. Ngụ ý bác Mao năm 32 tuổi (tức năm 1925). 32 m và 32 tuổi, 83 m và 83 năm (từ 1925 đến 2007). Số 41 thì chưa rõ.

16/06/2014

Báo chí Trung Quốc lớn tiếng ca ngợi PHONG CÁCH THIÊN TỬ của người anh em với ông chủ tiệm bánh ở Hồ Nam (gia tộc họ Tập)

Gần đây, người ta đã "tìm được" người anh em như vậy, ở một tiệm bánh thuộc tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), trong đại gia tộc họ Tập.

Hôm nay, truyền thông Trung Quốc nhất loạt ca ngợi phong cách của người anh em với ông chủ tiệm bánh.

Toàn văn đọc ở dưới, còn ý chính thì phong cách của người anh em này, được chỉ ra như sau. Tạm gọi là phong cách thiên tử.


Cha và con (nguồn)

Mà trước khi đọc các điểm ở đây (quan điểm của báo chí Trung Quốc), nên ngó qua bài của bác Thiên Lý bên Đại Việt (đã đi mấy hôm trước): Thiên tử nhứt ngôn (tôi mạn phép tự tiện chữa chữ Nhất trong nguyên bản của bác Lý thành Nhứt).

14/06/2014

Bản đồ Tây Sa do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vẽ năm 1947 : Nhìn rõ đảo Vĩnh Hưng (đảo vốn có chùa Hoàng Sa)

Chùa Hoàng Sa, tức Hoàng Sa tự, là do phía chính quyền Bảo Đại dựng trên đảo Vĩnh Hưng vào thập niên 1930 (ít nhất là đến năm 1932 thì chưa có). Chùa không sư, không đậu phụ.

Ngày hôm nay, nó trở thành miếu cô hồn, hay miếu huynh đệ. Vẫn được ngư dân hiện sinh sống trên đảo tiếp tục duy trì nhang khói vào tư rằm mồng một.

Có thể thấy đảo Vĩnh Hưng, và hai nhóm đảo Tuyên Đức - Vĩnh Lạc, trên bản đồ Tây Sa quần đảo do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch vẽ, vào năm 1947. Xem cụ thể ở dưới, và nên đối chiếu với cái của năm 2014 (cũng thấy rõ hai nhóm Tuyên Đức và Vĩnh Lạc).

Kích chuột để xem với cỡ lớn hơn

Những số 4 có ý nghĩa: 1947 (tàu Tưởng), 1974 (tàu Mao), 2014 (tàu Tập). 

10/06/2014

Bản đồ Tây Sa, và đường biên giới áp sát đảo Lý Sơn, do Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố, trong chiến lược hù dọa láng giềng

Với sự nhập nhèm, không tử tế, không đàng hoàng như là một đại quốc trong thế giới hiện đại, phía Trung Quốc, mà đại diện là Bộ Ngoại giao, vừa công bố các tài liệu liên quan đến việc họ khẳng định chủ quyền ở Tây Sa và Nam Sa. Trong đó, có một phần là "hồ sơ" về công hàm Phạm Văn Đồng 1958 (đã nói đến ở entry hôm qua).

Ở vùng trời mạng và trời tin tức, thì ra sức tố cáo ngược (vừa đánh người vừa kêu ầm lên là tôi bị chúng nó bắt nạt !).

Ở vùng trời biển Tây Sa (tức Hoàng Sa) thì đưa giàn khoan khủng để xoắn dầu (hai ngôi sao đỏ trong bản đồ mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố là chỉ 2 địa điểm đã hạ đặt giàn khoan).

Còn ở vùng trời biển Nam Sa (tức Trường Sa), thì đang "lấn biển khai hoang" ở liền mấy chỗ.

09/06/2014

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang chơi trò gì ?

Việc ngày hôm qua, và hôm nay, báo chí Trung Quốc đồng loạt nhắc lại bài báo trên trang nhất tờ Nhân Dân ngày 6/9/1958 (mà tôi đã đi ở entry trước), chính là từ nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại qui trình như sau, không phải ai khác, chính Bộ Ngoại giao Trung Quốc (là nguồn cho tất cả):

(1). Ngày 4/9/1958, phía Trung Quốc tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí.

(2). Ngày 6/9/1958, trang nhất báo Nhân Dân của phía Việt Nam đã đăng toàn văn tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí của Trung Quốc.

(3). Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng kí công hàm công nhận quyết định về hải phận đó của Trung Quốc.

(4). Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân của phía Việt Nam đăng toàn văn công hàm Phạm Văn Đồng (theo nội dung bài báo đó, cũng biết: bản thân công hàm đã được trao ngày 21/9/1958 qua con đường ngoại giao chính qui).