Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

17/10/2023

Việt Nam phong tục : Cư tang và đạo hiếu

Đợt vừa rồi, có cho học sinh đọc tài liệu đông tây về phong tục Việt Nam truyền thống trong bối cảnh Đông Á. Ở phần chuyên khảo về bài vị thì có nhiều ý tưởng và sáng tạo mới (có luôn sản phẩm) của học sinh, làm mình bất ngờ đến thích thú !.

Về cư tang, trong đó nội dung "cư tang và đạo hiếu ở vùng Đông Á" (các nước chịu ảnh hưởng Nho giáo), thì mình có sử dụng nhanh bản viết ngắn gần đây của chính mình (chưa công bố). 

27/11/2021

"Tiên học lễ, hậu học văn": luận bàn cuối năm 2021

Bắt đầu từ là một tham luận trong hội thảo gần đây. Hội thảo khoa học do cơ quan của Quốc hội Việt Nam tổ chức.

Tham luận của học giả Trần Ngọc Thêm đưa ra lời kêu gọi hãy từ bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn".

Có một cuộc tranh luận đang nổ ra trên không gian mạng về lời kêu gọi này. Đang là cuối năm 2021. Có nghĩa là chúng ta đã kết thúc 2 thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, đang thực sự bước vào thập niên thứ 3.

Mở đầu là một bài trình bày cụ thể của học giả Trần Ngọc Thêm (đường link được học giả chỉ dẫn vào ngày hôm qua - 26/11/2021).

03/05/2020

Người Việt thờ cả Khổng Tử, cả Sĩ Nhiếp, và cả Mã Viện đấy chứ

Trong một bài viết về chữ quốc ngữ trên tuần báo Văn Nghệ (Tp. Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Ngọc Quang viết một câu xanh rờn thế này:

"Dù chữ Hán theo chân kẻ xâm lược, nhưng bản chất nó là kết tinh trí tuệ của nhân dân. Nếu được tiếp thu tự nguyện, qua giao thương trao đổi kinh tế – văn hóa thì Sỹ Nhiếp đáng dựng tượng vàng. Nhưng vì… như thế, nên sự đối xử cũng một vừa hai phải. Người Việt thờ Khổng Tử, bậc vạn thế sư biểu nhưng không thờ Sỹ Nhiếp hay Mã Viện."

Ông Quang thử bình tĩnh tra cứu một chút sẽ biết: người Việt thờ Sĩ Nhiếp ở nhiều nơi, còn tôn cụ ấy là Sĩ Vương hay Nam Giao học tổ. Mã Viện cũng được thờ ở rất nhiều làng xã.

Tôi cũng không làm sao hiểu được đoạn ông viết trên. Làm sao mà "chữ Hán theo chân kẻ xâm lược, nhưng bản chất nó là kết tinh trí tuệ của nhân dân". Vậy là thế nào. Rồi đã "xâm lược", thì lại còn "tiếp thu tự nguyện" nữa, là sao ?

28/03/2020

Ở yên và vui trong động sâu cả 10 năm (Khương Công Phụ ẩn cư tại đất Tuyền châu hồi thế kỉ 8)

Từ  0 h ngày 28/3 năm 2020, nước Đại Việt giới nghiêm.

Đang đại dịch Cô Vy, nên kể chuyện ẩn cư của người xưa.

Mà nhắc đến ở đây là chuyện về cụ Khương Công Phụ - người của thời nhà Đường (Trung Quốc), tức là sống trước thế kỉ X. Có nghĩa là sống cách chúng ta hơn cả 1000 năm. Cụ vốn là đất Việt (người đất châu Ái hồi đó) mà đã thi đỗ Tiến sĩ ở Trung Nguyên, tức tại kinh đô của Đại Đường Đông Thổ, nên được vua Đường mến mộ mà tuyển dụng.

Cụ trải qua nhiều chức quan trong triều đình nhà Đường, có lúc làm tới chức Tể tướng - tức ngang với hàng Thủ tướng bây giờ, đại khái thế.

07/12/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : gặp lại văn nhân phố phường thế kỉ 17 chuyên viết về "sắc dục"

Thế kỉ 17. Thời kì Edo của Nhật Bản. 

Đó là nhà văn kiệt xuất của thị dân thời đó, chuyên viết về sắc dục. Sắc dục đến điên đảo của thị dân Nhật Bản thời Edo, cả nam và nữ. Đó chính là Ihara Saikaku 井原西鶴(1640s - 1693). Chúng tôi thường gọi bằng âm Hán Việt là Tây Hạc cho gần gũi.

Tây Hạc = con hạc ở phía Tây. Vốn là chữ Hán 西鶴.

Vào thế kỉ 17, nước Nhật đã sản sinh ra một nhà văn kiệt xuất nhường đó về sắc dục. Năm mà Tây Hạc từ trần ở Nhật Bản, tức năm 1693, thì lại là năm Nguyễn Tông Quai chào đời ở Việt Nam. Nguyễn Tông Quai (1693-1767) là thầy của Lê Quí Đôn (1726 - 1784).

27/11/2019

Năm 2019 nhìn lại giáo dục và khoa cử Nho giáo Việt Nam từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam được tính là khoa Tam Giáo (Nho, Phật, Đạo) mở năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 của nhà Lý, tức năm 1075.

Tính từ đó, đến năm 1919 (năm khoa cử Nho giáo chấm dứt tại Việt Nam), thì là tới gần 900 năm. Có nhiều nơi tổ chức hội thảo khoa học nhân sự kiện 100 năm kết thúc khoa cử Nho giáo vào năm nay. Cuộc hôm qua, ngày 26/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là một trong số đó. Hồi mùa hè thì đã có một cuộc ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (hai cơ quan đồng tổ chức là Viện Nc Hán Nôm và Viện Sử học), xem lại ở đây.

Hôm qua, mình chủ yếu nói về niên đại 1650s.

Thập niên 1650 mang nhiều ý nghĩa với lịch sử trung đại Việt Nam. Khi đó, lãnh thổ Việt Nam ngày nay có ba đàng, là Đàng Trên, Đàng Ngoài, Đàng Trong. Gọi là thế chân vạc (hay đỉnh lập cục diện, hay three kingdoms). Mình nói về Đàng Trên là chính, trong so sánh với hai đàng còn lại. Các trang 118-161 trong kỉ yếu (toàn kỉ yếu gồm 540 trang).

21/10/2019

Người Triều Tiên tự phê phán "hiếu học Triều Tiên" : thầy Choi vừa chính thức cho đăng báo

Thầy Choi là người Hàn Quốc, đã lưu học Nhật Bản và ở lại Nhật Bản từ mấy chục năm trước, hiện giáo sư Đại học Đông Á. 

Thầy Choi là một người đàn em của ông thầy tôi (kém hai tuổi). Hai mươi năm trước, trong nhóm học tập của thầy tôi, tức S. zemi, chúng tôi luân phiên đọc sách mới xuất bản của thầy Choi, cuốn về chủ đề gia tộc Hàn Quốc và tục thờ cúng tổ tiên ở Hàn Quốc. Đấy là một trong những cuốn sách về văn hóa truyền thống Hàn Quốc/Triều Tiên đầu tiên mà bản thân tôi đọc kĩ.

06/08/2019

Nguồn gốc người Việt: Một lược sử tư tưởng (bài Trần Trọng Dương)

Bài đã đi được 1 kì trên Tia Sáng. Vẫn đang lên tiếp.

Hôm nay, đưa về kì 1 trước. Bổ sung cập nhật theo bản lên bên Tia Sáng.

Thật ra chữ "Hán nhân" và "Hán dân", cần nhìn rộng ra nữa, chứ chỉ bó hẹp vào Đại Việt là khá nguy. Về cơ bản tác giả thiếu kiến thức về dân tộc học, nên những đoạn thế này là sai toét:

12/07/2019

Văn miếu Vĩnh Phúc : sau mấy năm, thử nhìn lại

Mình đang quan tâm đến Văn miếu Mao Điền (Hải Dương) với văn hóa xứ Đông, ví dụ đã đề cập nhanh ở đâyở đây.

Bây giờ, Văn miếu Mao Điền đang hưng vượng, trở thành một điểm đến của nhiều du khách. Rõ ràng, nền tảng của Văn miếu Mao Điền đã có tới khoảng 500 năm lịch sử. Việc hưng vượng ngày nay là có gốc rễ đó.

Đồng thời, cũng có quan tâm đến Văn miếu Vĩnh Phúc. Ví dụ đã đi ở đây (mấy năm về trước rồi), hay ở đây (năm 2018).

Văn miếu Vĩnh Phúc hầu như không có lịch sử gì. Là đồ rất mới, được sinh ra trong mấy chục năm nay mà thôi (bao gồm cả thời gian mới là ý tưởng). Bây giờ, sau mấy năm rất rầm rộ, tựa như Văn miếu Vĩnh Phúc đang cỏ mọc um tùm, không người tới người lui.  

03/06/2019

Bàn về quốc học (bài Phan Khôi, 1931)

Đợt trước, đã đưa bài cụ Phạm Quỳnh luận bàn về "cái học của nước Nam" - bài ấy đăng năm 1931 (đọc lại ở đây).

Hồi ấy, các cụ Lê Dư với Khan Khôi cũng góp bàn sôi nổi. 

Lê Dư quả quyết là nước Nam có cái học đàng hoàng. Tức là có học thuật chân chính.

Nhưng Phạm Quỳnh với Phan Khôi bảo nước Nam không có học thuật chân chính, chỉ là "học giả" (giả ảo, giả tạo, giả dối) mà thôi. Chuyện của năm 1931 đó. Bây giờ, vẫn chưa cũ chút nào. Đọc các cụ, vẫn thấy như đang ở thời điểm 2019 giữa Hà Nội bức sốt thi cử vậy !

24/02/2019

Sự kiện thú vị 2019 : cặp sông nổi tiếng "Áp Lục" và "Hồng Hà" xuất hiện trở lại từ hành trình đường sắt vạn dặm của ông Kim

Sông Áp Lục là con sông gắn bó sâu sắc với người Triều Tiên (gồm hai miền nam bắc, là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay). Tựa như là sông Hồng, hay Hồng Hà (hay sông Nhị, tức Nhị Thủy), đối với người Đại Việt chúng ta.

Hồi ngày xưa, khi gặp nhau trên đất Trung Quốc, thì các đoàn sứ bộ Đại Việt với đoàn sứ bộ Triều Tiên (cùng đến triều cống thiên triều) hay có dịp đàm đạo và xướng họa thơ văn với nhau.

Khi họ xướng họa với nhau, thì một bên hay nhắc đến sông Áp Lục, còn một bên hay nhắc đến sông Hồng (cũng gọi sông Nhị). Chính sứ thần Lê Quí Đôn đã có những bài thơ thù tạc với sứ thần Triều Tiên, mà trong đó có nhắc đến cả sông Áp Lục và sông Hồng.

29/11/2018

Phạm Đình Hổ từ chối chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (bài Nguyễn Thu Hoài)

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội là chức qui đổi tạm vậy.

Toàn văn ở dưới là của bạn Nguyễn Thu Hoài.

Về tính cách "vũ trung tùy bút" của Phạm Đình Hổ, gần đây, khi nối được mạch từ đời Lê Trung hưng xuống Lê mạt, rồi đầu Nguyễn, tôi đã biết nguồn của nó chính là Vũ Thạnh. Xem bài ấy ở đây.

14/11/2018

Vừa đi vừa đọc lại Tứ Thư : "Tư thục私淑" trong Mạnh Tử

Hôm nay, nhân có việc, bàn đến chữ Tư Thục 私淑 trong sách Mạnh Tử. Nhờ có mạng toàn cầu, mà không cần phải mở lại bản in giấy.

Chữ ấy xuất hiện trong tiết 22 của chương "Ly lâu chương cú hạ" cũng gọi tắt là "Ly lâu hạ 離婁下" của Mạnh Tử. Nguyên văn cả tiết ấy là:

29/04/2018

Bắt đầu mùa sâu bọ và rắn rết, là lúc đền làng phát cát thần đuổi trùng

Cứ vào cuối tháng 4 hàng năm, là hội làng.

Những mùa ở trong làng, mình sẽ dậy sớm theo chân các bô lão làng ra bãi biển để lấy cát. Cát biển đầu ngày. Phải chọn những đám cát sạch và khô. Cho vào bao tải sạch, chất lên xe bán tải và ra về.

Sau đó là cho vào các bao nhỏ. Đóng dấu nhà đền.

01/06/2017

Đầu hè 2017, tới viếng đền thầy Chu ở Chí Linh

Thầy Chu, tức Chu tiên sinh, Chu Văn Trinh. Thầy được hậu thế quen gọi là Chu Văn An. Một nhà giáo được đưa vào phối thờ trong Văn Miếu.

Chí Linh là vùng địa linh nhân kiệt, có rất nhiều danh nhân và di tích liên quan. Khu vực có ngôi đền thờ thầy Chu, còn có đền thờ nữ tiến sĩ thời Mạc ở Cao Bằng là Nguyễn Thị Duệ, tức bà chúa Sao Sa. Địa danh hành chính hiện thời là xã Văn An huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.

Lần này, chúng tôi tới Chí Linh vào cuối tháng 5 năm 2017. Ngó lại một chút, thì đúng vào cuối tháng 5 năm 2012, tôi cũng đã ghé nơi đây, vậy là đã 5 năm trôi qua. Dĩ nhiên, từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2017, thì đã đi và về giữa Hà Nội - Chí Linh/Sao Đỏ không biết bao nhiêu lần.