Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhất-linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhất-linh. Hiển thị tất cả bài đăng

21/09/2019

Câu chuyện hầu thánh 2019 : giới hạn nào cho không gian thực hành (ngoài đường, trong quán cà-phê,...)

Hồi đầu thế kỉ XX, tức cách nay khoảng 100 năm, thì nhóm anh em nhà Nhất Linh đã đưa sáng kiến về lối đi hợp thời cho hoạt động hầu thánh ở các đô thị lớn, ví dụ ở đây.

Tức là, nếu đẩy thêm suy luận một chút, thì có thể nói rằng, nhóm Nhất Linh tựa như bảo: "Hãy nhanh nhanh đưa các điệu nhảy trong hầu đồng ra chợ, vào quán ăn, vào sân quần vợt, vào vũ trường". Cái này, sẽ diễn giải cụ thể ở một dịp khác. Nhưng góc nhìn của Nhất Linh, về cơ bản, như anh em ông chủ trương, là thiên về trào phúng, cợt nhả, đùa bỡn thế thôi.

Không ít ông bà đồng ngày ấy thấy Nhất Linh đùa bỡn thế, thì cũng không chấp, không thèm lên tiếng. Việc của các bà thì các bà làm, việc của nhà văn nhà báo thì các nhà văn nhà báo cứ làm. 

Bây giờ, đầu thế kỉ XXI, thì đang thấy các nơi kêu lên rằng: "Đừng đưa Hầu đồng ra chợ, vào quán ăn".

11/07/2019

sông Tô Lịch trong mắt Hội đồng Thành phố Hà Nội : cống thối vs giao thông đường thủy trong mát

Hội đồng 2019 nghe ra cũng "hội tề" như hồi 1930-1945 (ví dụ hồi ấy thì đọc nhanh tại đây).

Bây giờ, năm 2019, có bác bảo nên cho nó thành cống đi, tức là đậy lại mà hóa cống Tô Lịch. Sông Tô Lịch nỗi gì nữa, hóa cống Tô Lịch nhé.

Nhưng cũng có bác đọc thơ cổ về dòng Tô Lịch vừa trong vừa mát, có thể khơi lại mà có giao thông đường thủy.

02/01/2019

Đầu năm mới 2019, xem thủ bút năm 1939 của cụ Phan Bội Châu

Tức là xem lại thủ bút của cụ Phan 80 năm về trước.

Đáng quí là chữ của chính cụ khi cụ còn tại thế. Khi những hàng chữ ấy in lên trên mặt giấy, thì chắc chính cụ đã thấy.

Đó là năm 1939. Đó cũng là những năm tháng cuối cùng của cụ Phan, bởi sang năm 1940 thì cụ qui tiên.

14/10/2018

Lấy bãi biển 1500 mẫu của 13 xã cho tư nhân, 80 năm trước (vụ Tân Bồi 1938)

80 năm trước, chính quyền địa phương đã lấy luôn cả bãi biển của dân mà trao cho hai nhà tư sản. Một ông tên Phú, một ông tên Mậu.

Ông Phú (Ngô Văn Phú) là chủ nhiệm tờ Đông Pháp.

Dân chúng phải đệ đơn lên quan lớn người Pháp để mong đèn giời soi xét.

30/06/2018

Nguyễn Văn Huyên năm 1938 (trả lời phỏng vấn của Thế Lữ) - bài Đăng Thành

Năm 1938.

Tức cách nay tới tận 80 năm rồi.

Mở đầu là một bài báo của Thế Lữ (phỏng vẫn Nguyễn Văn Huyên). Theo tìm hiểu của Đăng Thành, lúc đó Nguyễn Văn Huyên chưa vào làm chính thức trong Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội.

07/06/2016

80 năm trước, vua hề Sác-lô trả lời phỏng vấn một tờ báo tiếng Việt

Vua hề sống mãi đến năm 1977 (sinh năm 1889). Đúng 80 năm trước, vào năm 1936, vua có sang xứ An Nam chơi. Nghe mấy anh em nhà ông Nhất Linh đồn thổi như vậy, ngay từ hồi năm 1936.

Một tờ báo hài của An Nam khi đó đã cử phóng viên tới phỏng vấn vua hề.

16/04/2015

Hà Nội liếc nhanh (1) : khu Hàng Đậu

Mình chú ý đến khu Hàng Đậu vì đây có thể xem là biên giới cũ ngày xưa cách li giữa khu phố cổ với khu thôn quê (phía Yên Phụ, Nghi Tàm). Sau rồi, biên giới được hút vào khu phố cổ. Và nhóm Yên Phụ cùng Nghi Tàm mới nổi lên, cũng đô thị hóa, và sinh ra nhóm anh em nhà Nhất Linh (đại bản doanh của Tự lực văn đoàn vốn là ở vùng thôn quê).

Khu Hàng Đậu bây giờ thường được dân Hà Thành nhớ thành cùng một khu với Hàng Giấy, Hàng Đậu, Hàng Than, rồi "Bốt Hàng Đậu", tháp nước Hàng Đậu, vườn hoa Hàng Đậu. 

01/09/2014

Ngoài Trần Trọng Kim, lúc đảo chính tháng 3 năm 1945, người Nhật đã nhắm đến một nhân vật nữa

Lúc đảo chính vào tháng 3 năm 1945 để hất cẳng Pháp, tựa như ngoài con bài Trần Trọng Kim, quân đội Nhật đã nhắm đến một nhân vật nữa. Muốn đưa lên làm thủ tưởng ngay. Là nhà văn, có tham gia hoạt động báo chí với nhóm anh em Nhất Linh (nhưng không phải một người trong các anh em này).

Mà cũng lại là họ Trần. Nhưng vị này, theo lời nguyền của ông thân (trót ra làm quan cho Pháp), mà không nhận. Không muốn làm đầu sai cho bất cứ thế lực nào.

31/05/2014

Động đất lớn ở Vân Nam (30/5/2014), quân đội Trung Quốc vào cuộc cứu trợ nhân dân

Vân Nam là một tỉnh vùng Tây Nam của Trung Quốc, có đường biên giới chung với Việt Nam ở khu vực tỉnh Lào Cai - tỉnh có ông đại biểu quốc hội Phạm Văn Cường vừa mới lên diễn đàn than rằng (23/5/2014): "ngày hôm kia Trung Quốc đã ép người dân khi nhập cảnh trở lại Việt Nam phải ký vào bản đồ thừa nhận Hoàng sa của Trung Quốc mới cho qua" và "thế mới khó các đồng chí, Trung Quốc thâm nho tới mức độ cực kỳ. Cố tình làm mất uy tín của dân tộc và sỉ nhục mình mới cho về" (hiện nay, chưa cơ quan nào đứng ra xác nhận và công bố kết quả về điều ông đại biểu này phát ngôn).

21/01/2014

Chuyện vãn trên đường du lãng : Xem lại chùm ảnh cũ nhân lúc dừng lại ở nhà ga xe lửa Mông Tự (Vân Nam)

Mông Tự là tên một huyện ở tỉnh Vân Nam, nằm trên đường biên chung với tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Hai bên đi qua lại nhau bằng cửa Hà Khẩu. Tuyến đường sắt Hà Nội - Côn Minh chạy qua đó từ thời Pháp thuộc.

Chúng tôi đi Mông Tự lần này theo chỉ dẫn của tư liệu cũ. Tới chỗ vừa in dấu bàn chân của các lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Phùng Chí Kiên, lại cũng có in dấu bàn tay của các lãnh tự Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh). Nhất Linh đã từng viết khá chi tiết về Mông Tự trong Giòng sông Thanh Thủy

Nhưng không phải để tìm những dấu bàn chân và dấu bàn tay ấy. Mà là tìm bước chân của một nữ thần Việt đã xuất ngoại dẫn lối cho các nhà cách mạng giải phóng dân tộc. Bà đã đi tiên phong, sớm hơn lúc Nguyễn Ái Quốc hay Vũ Hồng Khanh đến đó hoạt động tới cả nhiều chục năm.

07/12/2013

Mê muội vốn luôn thắng văn minh (tranh dạng cổ động năm 1935, Hà Nội muốn diệt trừ đồng bóng)

Có một bìa tạp chí xuất bản năm 1935, vẽ tấm hình lớn (choán toàn bộ trang bìa). Đừng đổ mọi tội lỗi cho vô thần sau năm 1945. Trước Cách mạng Tháng Tám, đồng bóng cũng từng bị các ngài đốc lí xua đuổi. Hệt đuổi lũ ăn mày.

Bấm con trỏ để xem hình lớn hơn


Cánh nhà báo thời 1930s cũng mất lương tâm. Chúng bịa chuyện, dựng chuyện, có một thì xít ra khoảng một trăm hay một ngàn, như bây giờ (2010s) ! Cốt làm sao đề ngài đốc lí vui, và bọn đồng cốt thì hết đường sinh sống.

Mà đồng cốt đến giờ thì vẫn sống khỏe !