Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn biên-giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn biên-giới. Hiển thị tất cả bài đăng

13/12/2021

Biên giới cứng trên thế giới - ngăn cách bằng hàng rào dây thép gai và những vật liệu khác

Có những quãng biên giới mềm, tức không có ngăn cách cứng, chỉ cần bước một bước là đã từ quốc gia này sang quốc gia khác. Ví dụ đã kể về ruộng tiếp ruộng, bên này ruộng quốc gia A sang ruộng bên kia đã là quốc gia B, từ kinh nghiệm cá nhân của tôi, ở đây (năm 2013).

Nhưng cũng có nhiều đường biên giới, nhiều quãng biên giới được cứng hóa: tường xây, dây thép gai, dây thép gai cộng với điện lưới,...

Đã biết biên giới mềm, thì cũng nên biết đến biên giới cứng, hay ngược lại.

03/10/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : "nước non Cao Bằng" xưa đang lồng trong "non nước Cao Bằng" nay

Những ngày cuối tuần, chúng tôi có du lãng vùng Cao Bình - kinh đô của của vương triều Mạc thời kì Cao Bằng (1593-1685). Về thời kì hơn 80 năm đó của nhà Mạc ở vùng biên viễn, thì trên Giao Blog có thể đọc nhanh ở đây (năm 2015) hay ở đây (năm 2017).

Quãng đường từ Hà Nội lên Cao Bằng lần này, chúng tôi đi một mạch từ sáng sớm, đi qua Thái Nguyên - Bắc Cạn mà lên thẳng mỏ thiếc Tĩnh Túc. Rút gọn thành Hà Nội - Tĩnh Túc (thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng). Tức là không đi theo lối quen đi là phải qua thành phố Cao Bằng trước, rồi sau đó mới đi các tuyến địa phương huyện.

Trên xe, tôi theo thói quen, đọc lời ca dao cổ:

"Con cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non,

Nàng về nuôi cái cùng con,

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng".

08/03/2018

Ngày 8/3 năm 2018, trên quê hương biên viễn

Mình ngắm nhìn từ xa. Là ngắm nhìn ngày Quốc tế Phụ nữ, trên quê hương biên viễn.

Được ngắm quê hương xa từ xa, một cách dễ dàng bắt đầu từ khoảng giữa năm 2014. Đó là thời điểm smart-phone bùng nổ khắp nơi, lan tới mọi ngõ ngách. Có thể vừa đi chăn trâu vừa chát được với người ở bên kia bán cầu. Bà già đi chợ bán dao hay bán giấy bản tự làm cũng dắt theo điện thoại thông minh.

04/03/2018

Đi sang Tàu chặt mía thuê ngay sau Tết : vùng biên Việt - Trung đầu 2018

Chuyện thường ngày ở huyện, tại vùng biên giới. Nhiều chỗ thì không gian biên giới chỉ được xem là xóm trên xóm dưới trong cùng làng. Đâu có việc là ta cứ đi.

Qua trải nghiệm cá nhân, đã từng kể ở đây (đưa lên vào tháng 9/2013) hay ở đây (năm 2014).

17/02/2017

Những ngày hạ tuần tháng 2 năm 1979 : Kí ức người trong cuộc, trong thời khắc ấy

Gần đây, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn có cho biết: đám cưới của ông được tổ chức tại Hà Nội đúng vào ngày Trung Quốc đưa quân qua biên giới Việt - Trung (đọc lại ở đây). Sáng quân Tàu tấn công tất cả các tỉnh vùng biên, chiều tối thì vẫn có đám cưới Lê Kiên Thành - Nguyễn Thị Tú Khanh ở thủ đô.

Không biết có bao nhiêu đám cưới vào đúng Thứ Bảy ngày 17/2/1979 (nhằm ngày 21 tháng Giêng năm Kỉ Mùi), dịp tiết Lập Xuân ?

Sự bình tĩnh ở thủ đô Hà Nội, vào thời khắc ấy, là đạt tới mức như vậy.

Còn ở chính biên giới ?

Tôi cũng đã nghe về một đám cưới người Nùng vào cùng ngày hôm đó ở khu vực đèo Mã Phục tỉnh Cao Bằng (về đèo Mã Phục thì xem ở đây). Pháo từ phía quân Tàu đã bắn thẳng vào nhà chú rể !

Du lãng vùng biên giới khoảng hai mươi năm nay, kí ức về tháng 2 năm 1979 có thể thấy ở bất cứ đâu, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều khi hoàn toàn là tình cờ, chẳng hạn ở đây.

19/07/2015

Chủ quyền biển đảo thấy ở sân bay Đà Nẵng

Vẫn trong mạch nói về sân bay Đà Nẵng.

Có 4 thanh niên ở trước những tấm pa-nô. Hiện tại, tạm thời che một phần ảnh về các nhân vật ngoảng mặt ra phía ngoài (trông vào ảnh tựa như thấy nhân vật đeo kính râm).

31/01/2015

Văn nghệ thứ Bảy : "An Nam" chúng ta vốn được gọi là "Giao", tức "người Giao"

Blog của mình là Giao Blog. Một bạn trẻ nhắn tin hỏi tại sao lại đặt thế ? Mình trả lời: trong các ý nghĩa, thì chữ Giao có một nghĩa đặc biệt, mà nghĩa đó chính là chỉ tộc người Kinh ở đất An Nam đấy. Hay tự tôn dân tộc thì là: người Kinh chủ nhân của Đại Việt.

Thật vậy, trong tư liệu cũ của Trung Quốc, thì người mình vốn được gọi là Giao Chỉ. Rồi từ lúc nào, được gọi rút gọn thành Giao. Tức là, không biết chữ Kinh (người Kinh, dân tộc Kinh, Kinh tộc, rồi thì cả Kinh tởm) từ đâu ra, nhưng chữ Giao thì lại rất chi là dễ hiểu.

24/12/2014

Giáng sinh ở vùng biên viễn Vị Xuyên (2014)

Vào dịp Giáng sinh thì, nếu ở trong các bản làng trên cao tại Hà Giang, mới hiểu được cái rét thấu xương thấu tủy là thế nào. Có thể cũng vì ngày xưa quần áo hiếm, nhà cửa lại tềnh toàng.

Ngày xưa, nam giới nhiều người nát rượu. Có ông cụ lò rèn chăm lắm, còn các con trai của cụ thì chốc cái đã đi làm một chén. Nhưng từ ngày theo đạo thì họ bỏ hẳn được. Đến các nhà, sẽ thấy: ở chỗ trang trọng nhất là 10 lời răn của Chúa bằng song ngữ Mông - Việt. 

15/12/2014

Bên dòng thác kia, sắp có ngôi chùa mới Phật Tích Trúc Lâm

Tin này, tôi đã điểm từ hạ tuần tháng 11/2014. Tốc độ xây chùa thật nhanh. Những năm tôi du lãng ở vùng đó, cả hai bên biên giới, thì đường đất bên Đại Việt khó khăn (bên kia thì khá chỉnh bị). Năm 2012 thì dân chúng trong cả vùng còn ù ù cạc cạc về việc chùa chiền gì đó. Nhoắng cái, đã xong ngôi chùa rồi ! 

Chùa Phật ngày nay có vai trò hệt như nhà thờ Công giáo thời Pháp cai trị, ra chốn tiền đồn cả.

21/11/2014

Câu chuyện thác Bản Giốc - 6 (chuẩn bị khánh thành chùa Phật Tích Trúc Lâm, và khu nghỉ dưỡng)

Ngày xưa, các cha cố Pháp thì đề nghị nhà cầm quyền xứ Đông Pháp cho lập các làng công giáo ở biên giới. Nên ngày nay, có một số nhà thờ giáo họ giáo xứ ở sát biên. Cũng có ý được cấp đồn điền.

Nay thì các tăng lữ Phật giáo xung phong ra vùng tiền đồn của tổ quốc. 

Một đợt liên quan đến tàu khoan dầu của Trung Quốc ở Biển Đông, thì gián đoạn tạm thời, nay vùng biên mậu đã trở lại bình thường.

12/11/2014

Thác Bản Giốc : ảnh nghệ thuật của các nghệ sĩ (2014)

Đầu tiên là 2 nghệ sĩ dự thi, và sau đó là nghệ sĩ tóc bạc râu cũng bạc. Đều là ảnh mới chụp. Tên các bức ảnh là tôi tự tiện đặt lại sau đầu mục (tên gốc thì xem ở nguyên chú).

Tôi không thích hai bức đầu. 

Còn bức thứ 3 và 4 thì để không lời.