Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/05/2014

Tần Cương - Cục trưởng Cục Báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - gọi các phát biểu vào ngày 23/5 của phía Việt Nam là "hoang đường" và "đáng buồn cười" !

Hồng Lỗi, Tần Cương, Hoa Xuân Oánh,... là những cái tên khá quen thuộc trong nhóm phát ngôn viên của phía Trung Quốc. Trong đó, Tần Cương hiện là nhân vật chủ chốt bởi từ năm 2012 là Cục trưởng Cục Báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (cũng có thể hiểu là Vụ trưởng Vụ Báo chí). Ông ta xuất hiện ở những tuyên bố quan trọng của phía Trung Quốc. Hồng Lỗi và Hoa Xuân Oánh hiện là Phó Cục trưởng. 

Tần Cương bảo phát ngôn của nhóm Lê Hải Bình (Bộ Ngoại giao Việt Nam) là "hoang đường" và "đáng buồn cười", thì có thể xem đó như quan điểm chính thức của giới chóp bu Trung Quốc đối với Việt Nam.


Còn phát biểu vào ngày 23/5 của phía Việt Nam thì xem ở đây (hoặc xem bản lưu ở đây).

Ngày 23/5, ở Hà Nội:
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao đang trả lời báo chí chiều ngày 23/05/2014. ảnh: Như Ý
Nguyên chúÔng Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao đang trả lời báo chí chiều ngày 23/05/2014. ảnh: Như Ý
Ngày 26/5, tại Bắc Kinh:
Nguyên chú: Ông Tần Cương chủ trì cuộc họp báo ngày 26/5/2014




Tôi sẽ chuyển dịch toàn văn đoạn Tần Cương nói về Việt Nam ở entry sau. Hiện đang mắc việc.




---

LƯU TƯ LIỆU



Lấy nguyên từ trang của Bộ Ngoại giao Trung Quốc

http://www.fmprc.gov.cn/mfa_chn/fyrbt_602243/t1159678.shtml

中华人民共和国外交部 版权所有

2014年5月26日外交部发言人秦刚主持例行记者会

2014/05/26
问:马来西亚总理纳吉布将于近期访华,请介绍此访行程、会谈会见安排、签署协议情况、中方期待,以及当前中马双边关系。
  答:应李克强总理邀请,马来西亚总理纳吉布将于5月27日至6月1日对中国进行正式访问,这是中马关系中非常重要的一次访问。访问期间,中国领导人将分别同纳吉布总理会见、会谈,双方将就进一步发展中马关系以及共同关心的国际和地区问题深入交换意见。双方还将签署一系列合作协议,并共同出席中马建交40周年有关纪念活动。我们相信纳吉布总理的这次访问将有力推动中马全面战略伙伴关系再上一个新台阶。
  这些年来,中马关系发展非常好,两国务实合作领域不断扩大,在国际地区事务中的沟通和协调不断加强。去年,中马双边贸易额已经突破了1000亿美元。中国是马来西亚最大的贸易伙伴,马来西亚已经连续6年成为中国在东盟国家中最大的贸易伙伴。两国人员往来也非常频密,去年已经超过255万人次,中方高度重视中马关系,我们愿意同马方共同努力,推动两国关系不断向前发展。
  问:25日,乌克兰举行总统选举,中方对此次大选有何评论?对未来中乌关系有何期待?
  答:中方尊重乌克兰人民的选择,希望有关各方坚持对话和谈判,通过政治手段继续推进乌克兰危机解决进程,实现局势稳定,恢复社会秩序。
  中方高度重视同乌克兰的关系,我们愿与乌方共同努力,促进中乌友好合作关系进一步向前发展。
  问:印度新任总理莫迪将于今日就职,印方邀请了南盟国家领导人出席其就职典礼。中方对此有何评论?中方是否与印度新一届领导人建立了联系?
  答:我们对莫迪阁下就任印度新一届总理表示祝贺。中方一贯高度重视同印度发展睦邻友好和战略合作伙伴关系,我们期待同莫迪总理领导的印度政府共同努力,推动两国各领域友好合作不断向前发展,共同维护和促进本地区的和平、稳定与发展。
  追问:巴基斯坦领导人也受邀参加莫迪总理的就职典礼。中方对此有何评论?
  答:我们注意到巴基斯坦总理谢里夫将出席莫迪总理的就职仪式,对这一最新进展表示欢迎。印度和巴基斯坦都是南亚地区的重要国家,印巴关系的改善不仅符合两国根本利益,也有利于本地区的和平、稳定和发展。中国是印度和巴基斯坦共同的邻居,乐见印巴关系持续、不断改善。我们希望这样的势头能够保持下去,实现印巴共同发展,维护地区和平稳定。
  问:5月23日,越南外交部举行新闻发布会,介绍了越南对西沙群岛的所谓“历史法理依据”。中方对此有何评论?
  答:看了越南外交部上星期五举行新闻发布会的有关内容,我感到非常荒唐、可笑。
  大量的历史证据表明,西沙群岛自古以来就是中国固有领土,中国人最早发现、最早命名、最早开发经营、最早进行管辖和行使主权。中国人是西沙群岛无可争辩的主人。早在公元前2世纪,也就是汉代的时候,中国人就已经在南海航行,并且发现了西沙群岛。此后,中国人陆续来到西沙群岛进行开发、经营。有史料证明,中国唐宋时期就有中国人在西沙群岛从事捕捞活动,北宋海军当时已经巡航到了西沙群岛,这说明中国当时已经对西沙群岛实施了有效管辖。元代时著名天文学家郭守敬就在西沙群岛设立天文点,证明当时西沙群岛已经在中国的疆域内。
  上世纪70年代中期之前,越南方面一直公开和正式承认西沙群岛属于中国。1956年,越南外交部负责人对中国驻越南使馆临时代办明确表示西沙群岛属于中国。1958年,中国政府宣布,中华人民共和国的领海宽度为12海里,并且明确指出这项规定适用于中华人民共和国的一切领土,包括西沙群岛。中国政府作出上述宣布后第10天,时任越南总理范文同就照会周恩来总理,表示越南政府承认中华人民共和国关于领海决定的声明,尊重这项决定。长期以来,越方的官方文件、教科书、地图都明确表示西沙群岛属于中国。
  而1975年后,越方背弃了以前的这些承诺,转而对西沙群岛提出主权要求。上星期五越南外交部的新闻发布会发表的这些言论,再次证明这个国家歪曲历史、否认事实,出尔反尔、背信弃义。这个国家的国际信用等级很低。
  我还想再次强调,中国政府和人民捍卫国家主权领土完整的决心是坚定不移的。
   问:第一,王毅外长今天开始访问韩国,请介绍一下日程安排和行程,以及访问期待。第二,朝鲜外务省副相李勇浩日前在蒙古国和美国专家接触以后,今天上午抵达北京。据了解,他还没回国,请问有无中国官员与他会面?
  答:王毅外长今天早上启程对韩国进行访问。他已经抵达了首尔,今天下午同韩国外长举行会谈,预计还将会见朴槿惠总统。目前,我还没有得到双方会谈会见的有关消息,我们会及时对外发布,请你留意。王毅外长这次访韩的目的,就是就中韩关系、两国合作,以及双方共同关心的地区形势等深入交换意见,争取更多成果,达成更多共识。
  关于你提到的朝鲜外务省副相李勇浩先生过境北京一事,我也是看到有关报道,并不掌握他在中国的行程,也没有听说中方官员将与他进行见面。
  问:自从泰国上周发生军事政变以来,中方是否与泰国政府有过接触?如有,请介绍具体内容。
  答:作为泰国的友好邻邦,我们密切关注当前泰国局势,希望有关各方各派都能够保持冷静、克制,坚持通过对话协商来解决有关问题,使国家秩序尽早恢复正常。
  关于中方同泰国的有关方面的接触,我没有具体的信息向你提供,但是我可以告诉你,中国驻泰国的使馆一直在正常履行职责,正常运转。我们希望,不管局势如何变化,中泰之间的友好交往以及互利合作能够继续保持下去。
  问:据报道,中国政府要求国有企业不雇佣美国咨询公司。能否证实这一消息?
  答:我目前还不能够向你证实这一消息是否可靠。中国奉行对外开放的战略,我们欢迎外国企业来华投资经营,开展合作。同时我们也要求外国企业如同中国企业一样,在华能够遵守中国的法律和规定,不得从事有损中国的安全和利益的事情。
  问:据报道,越南参加打砸抢烧反华示威的两名男子已经被判刑,请问你对此有何评论?对于越南政府对此事件的后续处理,有何评价?
  答:我注意到有两名男子被判刑,但是我们觉得这还不够。前不久在越南发生的针对外国企业和人员的暴力打砸抢烧事件,给中方企业和个人造成重大人员伤亡和财产损失,我们敦促越方尽快对此事件展开彻底调查,依法严惩不法分子,并且对中方有关企业和人员进行赔偿。越方要采取切实有效的措施,确保中国在越南的机构、企业和人员安全。只有这样,才能够恢复国际社会对这个国家的信心。
  问:关于中日战斗机在东海接近一事,中俄演习所在的空域是否与此前公布的演习海域完全重合?日方称自卫队飞机并没有进入演习空域,中方如何评论?
  答:关于这件事,中国国防部已经发表了声明,详细介绍了事实真相以及中方有关立场,如果说日方战机像你所说的没有进入有关空域,那它到底在干什么?它到底在哪?难道中方主动去挑事吗?我再次强调指出,日方的有关行动是非常危险的,也是非常具有挑衅性的,日方应该认真进行反思,并克制约束自己的行为,避免双方误判,进而导致摩擦和冲突。否则,可能由此产生的一切后果应该由日方来承担。
  追问:关于演习的空域,是否与公布的海域重合?
  答:事实是,中方已经在演习之前就公布了有关演习的海空域,向国际社会发布了禁航通告。但是,日方置这些通告于不顾,派侦察机闯入中国东海防空识别区,对中俄的联合海上演习进行侦察和干扰,这就是事实。

7 nhận xét:

  1. "“Vị thế quốc tế của nước này rất thấp,” ông Tần Cương lớn tiếng."

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140526_china_vietnam_paracels.shtml

    Anh Giao kiểm tra xem có đúng Tần Cương nói thế không.

    Nếu đúng Tần Cương nói thế, có lẽ đây là kỉ lục về độ khinh miệt mà -- một cách chính thức -- quốc gia này dành cho một quốc gia khác.

    Theo chỗ tôi biết là như vậy. Không biết có ai biết có ví dụ khác hơn thế không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyên văn như sau: 这个国家的国际信用等级很低。

      Dịch trực tiếp thì là: Những thứ như là uy tín quốc tế của cái quốc gia này rất thấp !

      Đúng như hehe nhận xét, đây là một phát ngôn bố láo bậc nhất, chưa thấy bao giờ.

      Xóa
    2. Đây là văn nói, trả lời trực tiếp câu hỏi của phóng viên. Có thể ngắt câu như sau:

      Những thứ như là uy tín quốc tế, của cái quốc gia này, rất thấp !

      Xóa
    3. Cám ơn anh Giao.

      Kể có "nhẹ" hơn một chút so với chữ dịch của BBC ("vị thế"). Nhưng dù sao như thế cũng là bố láo quá thể.

      Có một chút vớt vát, đó là văn nói. Người nói có thể mất bình tĩnh, hoặc thiếu kiềm chế, hoặc lỡ lời mà không tiện nói lại.

      Xóa
  2. Bản dịch từ tiếng Nga do bloger Kichbu dịch từ http://russian.people.com.cn/n/2014/0527/c31521-8732903.html (do trang của Kichbu http://kichbu.blogspot.com/2014/05/bo-ng-chnd-trung-hoa-nguoi-trung-quoc.html rất khó vào nên Khoằm mạn phép chép nguyên nội dung về đây, để tham khảo)

    Bộ NG CHND Trung Hoa: người Trung Quốc hiển nhiên là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa

    http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2013/11/1-02f52.JPG Tần Cương. Hình minh họa từ Internet.
    МИД КНР: китайцы бесспорно являются хозяевами островов Сиша
    Kichbu theo russian.people.com.cn

    Pekin, ngày 26 tháng Năm /Tân Hoa Xã/ - Về những cái gọi là "bằng chứng lịch sử và pháp lý" do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố mới đây liên quan đến quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa-Việt Nam - Kichbu), người phát ngôn của Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa Tần Cương hôm nay tuyên bố rằng người Trung Quốc hiển nhiên là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam đang bóp méo lịch sử và phủ nhận các sự kiện, mâu thuẫn với chính mình và hành xử bội tín.

    Tại cuộc họp báo thường kỳ tổ chức hôm nay, một phóng viên hỏi: Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 23 tháng Năm tổ chức họp báo, tại đó đã nói về những cái gọi là "bằng chứng lịch sử và pháp lý" của Việt Nam liên quan đến quần đảo Hoàng Sa. Bình luận của phía Trung Quốc về vấn đề này như thế nào?

    "Xem các tài liệu liên quan đến cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức vào Thứ sáu tuần trước, tôi thấy chúng rất vô lý và lố bịch", - Tần Cương nói và nhấn mạnh rằng một số lượng lớn các bằng chứng lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa từ thời cổ đại là lãnh thổ có từ xa xưa của Trung Quốc, những người Trung Quốc là những người đầu tiên tìm thấy chúng, đặt tên cho chúng, bắt đầu khai hoang các hòn đảo này và các hoạt động kinh tế ở đó, là những người đầu tiên đưa chúng vào quyền tài phán của mình và áp dụng chủ quyền của mình ở đó. Trung Quốc hiển nhiên là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa.

    Ông nói rằng ngay vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên thời nhà Hán, người Trung Quốc đã thực hiện giao thông đường thủy trên biển Hoa Nam (biển Đông-Việt Nam - Kichbu) và phát hiện ra Hoàng Sa. Sau đó, người Trung Quốc đã đến những đảo này để khai thác và hoạt động kinh tế ở đó. Có những tài liệu lịch sử, xác nhận rằng dưới thời của các triều đại nhà Tống và Nguyên, người Trung Quốc đã đánh bắt cá tại quần đảo này. Lực lượng hải quân Bắc Tống đã đến quần đảo Hoàng Sa. Điều này khẳng định rằng ngay vào thời đó Trung Quốc đã đưa quần đảo này vào quyền tài phán của mình. Dưới triều đại nhà Nguyên, nhà thiên văn học nổi tiếng Guo Shoujing đã đặt trên quần đảo Hoàng Sa trạm quan sát thiên văn. Điều này khẳng định rằng ngay cả ở thời điểm đó, quần đảo Hoàng Sa nằm trong biên giới của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tần Cương nói rằng cho đến giữa những năm 70s của thế kỷ trước , phía Việt Nam luôn luôn công khai và chính thức công nhận rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc. Vào năm 1956, những quan chức có trách nhiệm của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định rõ ràng cho đại biện lâm thời của đại sứ quán CHND Trung Hoa tại Việt Nam rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc. Vào năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã thông báo rằng chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý tính từ bờ biển, thêm vào đó thấy rõ ràng rằng điều này liên quan đến toàn bộ lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Vào ngày thứ 10 sau tuyên bố này của thủ tướng Trung Quốc, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gặp gỡ với thủ tướng CHND Trung Hoa Chu Ân, nói rằng chính phủ Việt Nam công nhận quyết định đã tuyên bố của CHND Trung Hoa về vùng lãnh hải, tôn trọng quyết định này. Trong một thời gian dài các tài liệu chính thức, sách giáo khoa và bản đồ của Việt Nam khẳng định rõ ràng rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.

      "Nhưng sau năm 1975, phía Việt Nam đã bác bỏ tất cả những văn tự đưa ra trước đây và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa", - Tần Cương nói. Những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra tại cuộc họp báo ngày 23 tháng Năm tái khẳng định rằng đất nước này đang bóp méo lịch sử, phủ nhận các sự kiện, mâu thuẫn với chính mình và hành xử bội tín. "Mức độ tin cậy của quốc tế đối với đất nước này rất thấp".

      "Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng quyết tâm của chính phủ và nhân dân Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là chắc chắn và không thể lay chuyển được", - Tần Cương nói.

      Xóa
    2. Cảm ơn chỉ dẫn và chép về đây của Khoằm (đúng là blog của bác Kichbu rất khó vào). Bản dịch qua tiếng Nga có hơi khác một chút với nguyên bản tiếng Trung, tuy vậy, vẫn thấy rõ được "cốt cách" mồm loa mép giải của Tần Cương.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.