Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

08/05/2014

Đoàn Trung Quốc được mời tới Điện Biên Phủ kỉ niệm tròn 60 năm (tờ QĐND)

Đoàn chủ yếu gồm người thân trong gia đình các tướng lãnh đã giúp Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp (gia đình các ông Vi Quốc Thanh, Trần Canh,...) và gia đình tướng Nguyễn Sơn. Nhân kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhận được lời mời của phía Việt Nam, đoàn đã tới thăm Điện Biên Phủ.

Thời gian là cuối tháng 4 năm 2014.

Đại khái như sau (ảnh chụp tại Điện Biên Phủ, do phóng viên báo QĐND chụp):


Đó là nội dung của một bài báo trên mảng tiếng Trung của tờ Quân đội Nhân dân (của Việt Nam). 

Bài báo có tiêu đề là 奠边府——搭建越南-中国密切友好关系的桥梁 (tạm dịch: Điện Biên Phủ - Cây cầu kiến tạo quan hệ hữu hảo mật thiết Việt Nam - Trung Quốc). 


Dưới đây là bản lấy từ bản lưu trên google.
---




This is Google's cache of http://www.qdnd.vn/webcn/zh-cn/120/365/380/299286.html. It is a snapshot of the page as it appeared on 5 May 2014 06:37:04 GMT. The current page could have changed in the meantime. Learn more
Tip: To quickly find your search term on this page, press Ctrl+F or ⌘-F (Mac) and use the find bar.



"
29/04/2014 07:39 (GMT+7)
人民军队记者孟胜报道:426日,由中越友协副会长、原中华人民共和国驻越大使齐建国率领的援越抗法中国顾问专家家属及“两国将军”阮山家属代表团已探望了芒峰(Mường Phăng)历史遗迹区——奠边府战役指挥所之地,在奠边省奠边府市A1丘陵烈士陵园敬香及献上花圈,探望了奠边府历史遗迹群体若干遗址。探访的一路上,每个成员都体会到由亲切、真诚的感情已全部填满了语言差异的空间,使距离大大缩小了。
探访奠边府是一个非常正确的决定
这些日子,芒峰历史遗迹区迎接了大量国内外游客前来参观。早上9时,前往奠边府战役指挥所的路上满路都是人。当知道原援越抗法中国顾问专家团的韦国清同志夫人许其倩女士和代表团前来探望时,大家都给代表团让路。原政府办公厅科教司司长阮文交先生、老战士阮玉儒以及众多参观者高兴地与许其倩女士握手,如同久别重逢亲人那样亲切。许其倩女士非常高兴,也非常激动,她亲切地向人们答礼。
原政府办公厅科教司司长阮文交先生热烈欢迎许其倩女士(图片来源:人民军队报)

坐在韦国清同志当年参加奠边府战役时生活和工作的简陋竹棚里的那张竹床上,倾听导游就韦国清同志每一个用品进行详细的讲解时,许其倩女士感到一切都非常亲切。
许其倩女士还仔细询问了保存韦国清同志竹棚与各种用品的方法,并嘱咐要细心去保存这些历史实物,因为这些遗物是越中两党、两国、两军、两个民族及的友好关系的象征。
许其倩女士一行还参观了过去武元甲大将居住的竹棚。小棚的窗外,许多越南参观者都走过来,希望有机会与许其倩女士交谈和与她合影。许其倩女士非常高兴,她一直用亲切的眼光向大家答礼。
代表团合影留念(图片来源:人民军队报)

中午12时,代表团返回奠边省人委会旅馆,许其倩女士仍抑制不住心理的感情,她表示:这次访问越南,探访了她丈夫工作的老地方——芒峰历史遗迹区,是她最正确的决定。
越中两国、两军的共同点
离开芒峰历史遗迹区时,中越友协副会长齐建国用越南语与笔者表示:越南和中国在搞革命事业过程中建立了密切的友好关系。两国互相给予帮助和支持。这是他第一次来到芒峰历史遗迹区,他和代表团的每一成员对这次访问都怀有无以言表的特殊感触。亲自探访此地,他才真正地感受到越南朋友和中国专家在抗战岁月中的艰苦、奠边府战役时期各指挥员英勇牺牲的精神以及越中朋友之间的兄弟之情的浓厚。齐建国先生向越南国防部部长冯光青大将以及各机关单位的盛情接待表示诚挚的感谢。
代表团在韦国清同志竹棚前合影留念(图片来源:人民军队报)
援越顾问团办公室主任张英同志的儿子张宝成表示,他通过法国和美国的资料、电影以及他父亲的故事对奠边府及奠边府战役有一定的了解。在法国人的军事资料中,他们给士兵的教训为:当陷入走投无路之时,投降是确保活路的最好方法。但在越南和中国士兵中却没有这样的说法。在救国战争时期,越南和中国的战士若被陷入难以逃脱的逆境时,他们会为国捐躯,为祖国献上自己的最后一滴红血。这就是配备先进武器、拥有牢固的军事基地的法军都输给配备简陋武器的越南军队的原因所在。张宝成认为,奠边府的胜利中有着中国人民的帮助,但战场上的越南人民军的精神才是此胜利的决定性因素的。
齐建国先生426日探访A1丘陵烈士陵园,在纪念册上表示,越中两军和两国人民并肩战斗,勇敢牺牲,用两国人民的鲜血栽培了两国的友好关系,使两国友谊之情万古长青。
好客的越南部队
许其倩女士今年84岁,是代表团中年纪最大的人。前往芒峰历史遗迹区的山路陡峭难走,对原有心脏病的许其倩女士来讲,是非常危险的。因此,我们都为许其倩女士准备了一张轮椅,让她在探访过程中提供方便。
返回奠边府市时,王金映上校表示:援越抗法中国顾问专家家属及“两国将军”阮山家属代表团访问越南恰逢纪念越南人民奠边府大捷60周年之际,尽管工作繁忙,但我们尽量安排好,为代表团提供最方便条件。
援越抗法中国顾问专家家属及“两国将军”阮山家属代表团是越南党、国家和人民军队的贵客,同时也是奠边省党委、政府、各族人民及武装力量的贵客。
上午,从芒峰历史遗迹区返回奠边府市的路上,许其倩女士表示希望有机会会见曾参加奠边府战役的老战士。许其倩女士的愿望马上能实现。下午3点,奠边省军事指挥部已安排了见面会。大家在亲如兄弟的气氛中高兴地交流。(完)
"


Sau tìm lại được địa chỉ mới của bài báo ở đây:

http://cn.qdnd.vn/webcn/zh-cn/120/365/380/299286.html


29/04/2014 07:39 (GMT+7)
人民军队记者孟胜报道:426日,由中越友协副会长、原中华人民共和国驻越大使齐建国率领的援越抗法中国顾问专家家属及“两国将军”阮山家属代表团已探望了芒峰(Mường Phăng) 历史遗迹区——奠边府战役指挥所之地,在奠边省奠边府市A1丘陵烈士陵园敬香及献上花圈,探望了奠边府历史遗迹群体若干遗址。探访的一路上,每个成员都体会到由亲切、真诚的感情已全部填满了语言差异的空间,使距离大大缩小了。
探访奠边府是一个非常正确的决定
这些日子,芒峰历史遗迹区迎接了大量国内外游客前来参观。早上9时,前往奠边府战役指挥所的路上满路都是人。当知道原援越抗法中国顾问专家团的韦国清同志夫人许其倩女士和代表团前来探望时,大家都给代表团让路。原政府办公厅科教司司长阮文交先生、老战士阮玉儒以及众多参观者高兴地与许其倩女士握手,如同久别重逢亲人那样亲切。许其倩女士非常高兴,也非常激动,她亲切地向人们答礼。
原政府办公厅科教司司长阮文交先生热烈欢迎许其倩女士(图片来源:人民军队报)

坐在韦国清同志当年参加奠边府战役时生活和工作的简陋竹棚里的那张竹床上,倾听导游就韦国清同志每一个用品进行详细的讲解时,许其倩女士感到一切都非常亲切。
许其倩女士还仔细询问了保存韦国清同志竹棚与各种用品的方法,并嘱咐要细心去保存这些历史实物,因为这些遗物是越中两党、两国、两军、两个民族及的友好关系的象征。
许其倩女士一行还参观了过去武元甲大将居住的竹棚。小棚的窗外,许多越南参观者都走过来,希望有机会与许其倩女士交谈和与她合影。许其倩女士非常高兴,她一直用亲切的眼光向大家答礼。
代表团合影留念(图片来源:人民军队报)

中午12时,代表团返回奠边省人委会旅馆,许其倩女士仍抑制不住心理的感情,她表示:这次访问越南,探访了她丈夫工作的老地方——芒峰历史遗迹区,是她最正确的决定。
越中两国、两军的共同点
离开芒峰历史遗迹区时,中越友协副会长齐建国用越南语与笔者表示:越南和中国在搞革命事业过程中建立了密切的友好关系。两国互相给予帮助和支持。这是他第一次来到芒峰历史遗迹区,他和代表团的每一成员对这次访问都怀有无以言表的特殊感触。亲自探访此地,他才真正地感受到越南朋友和中国专家在抗战岁月中的艰苦、奠边府战役时期各指挥员英勇牺牲的精神以及越中朋友之间的兄弟之情的浓厚。齐建国先生向越南国防部部长冯光青大将以及各机关单位的盛情接待表示诚挚的感谢。
代表团在韦国清同志竹棚前合影留念(图片来源:人民军队报)
援越顾问团办公室主任张英同志的儿子张宝成表示,他通过法国和美国的资料、电影以及他父亲的故事对奠边府及奠边府战役有一定的了解。在法国人的军事资料中,他们给士兵的教训为:当陷入走投无路之时,投降是确保活路的最好方法。但在越南和中国士兵中却没有这样的说法。在救国战争时期,越南和中国的战士若被陷入难以逃脱的逆境时,他们会为国捐躯,为祖国献上自己的最后一滴红血。这就是配备先进武器、拥有牢固的军事基地的法军都输给配备简陋武器的越南军队的原因所在。张宝成认为,奠边府的胜利中有着中国人民的帮助,但战场上的越南人民军的精神才是此胜利的决定性因素的。
齐建国先生426日探访A1丘陵烈士陵园,在纪念册上表示,越中两军和两国人民并肩战斗,勇敢牺牲,用两国人民的鲜血栽培了两国的友好关系,使两国友谊之情万古长青。
好客的越南部队
许其倩女士今年84岁,是代表团中年纪最大的人。前往芒峰历史遗迹区的山路陡峭难走,对原有心脏病的许其倩女士来讲,是非常危险的。因此,我们都为许其倩女士准备了一张轮椅,让她在探访过程中提供方便。
返回奠边府市时,王金映上校表示:援越抗法中国顾问专家家属及“两国将军”阮山家属代表团访问越南恰逢纪念越南人民奠边府大捷60周年之际,尽管工作繁忙,但我们尽量安排好,为代表团提供最方便条件。
援越抗法中国顾问专家家属及“两国将军”阮山家属代表团是越南党、国家和人民军队的贵客,同时也是奠边省党委、政府、各族人民及武装力量的贵客。
上午,从芒峰历史遗迹区返回奠边府市的路上,许其倩女士表示希望有机会会见曾参加奠边府战役的老战士。许其倩女士的愿望马上能实现。下午3点,奠边省军事指挥部已安排了见面会。大家在亲如兄弟的气氛中高兴地交流。(完)

Đã thấy bản tiếng Việt của bài này:
Bản tiếng Việt có khác bản tiếng Trung.
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/phong-su/dien-bien-phu-soi-day-tinh-huu-nghi-viet-trung-ben-chat/298920.html

Điện Biên Phủ, sợi dây tình hữu nghị Việt-Trung bền chặt
QĐND - Thứ bảy, 26/04/2014 | 18:50 GMT+7
QĐND Online - Ngày 26-4, Đoàn thân nhân gia đình các đồng chí cựu chuyên gia, cố vấn quân sự Trung Quốc do đồng chí Tề Kiến Quốc, Phó Hội trưởng Hội hữu nghị Trung-Việt, nguyên Đại sứ nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam dẫn đầu đã đến thăm di tích Mường Phăng, nơi đặt Sở chỉ huy (SCH) Chiến dịch Điện Biên Phủ và đặt vòng hoa, viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang A1, đi thăm một số di tích trong quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ. Tại đây, khoảng cách bất đồng ngôn ngữ bị xóa nhòa, nhường cho cảm xúc lan tỏa.
Không đi thì mất cơ hội
Trong những ngày này khu di tích Mường Phăng đón hàng ngàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Khoảng gần 9 giờ sáng, rất đông người chen chân trên con đường nhỏ hẹp dẫn vào SCH. Tuy nhiên, khi biết tin có bà Hứa Kỳ Sảnh, phu nhân của Thượng tướng Vi Quốc Thanh, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ sang thăm thì mọi người gian ra nhường đường. Ông Nguyễn Văn Giao, nguyên Vụ trưởng vụ Khoa giáo thuộc Văn phòng Chính phủ, cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Nho và rất nhiều khách tham quan đã vui vẻ và hồ hởi tiến lại chào, bắt tay, coi bà như người thân lâu ngày gặp lại. Điều ấy khiến bà Hứa rất vui, miệng bà luôn tươi cười đáp lại tình cảm ấy.
Ông Nguyễn Văn Giao, nguyên Vụ trưởng vụ Khoa giáo thuộc Văn phòng Chính phủ bắt tay chào bà Hứa Kỳ Sảnh trên đường vào SCH Chiến dịch Mường Phăng.
Ngồi trên chiếc giường tre trong lán làm việc đơn sơ của đồng chí Vi Quốc Thanh được phục chế lại vào năm 1984, bà Hứa Kỳ Sảnh vô cùng xúc động khi nghe hướng dẫn viên thuyết minh về những đồ vật thân thuộc, giản dị gắn với công việc của chống bà trong thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bà hỏi tỉ mỉ hướng dẫn viên về vật liệu xây dựng và quá trình phục hồi, tu bổ, phương pháp bảo quản căn nhà này. Bà Hứa dặn cô hướng dẫn viên là phải giữ gìn thật cẩn thận vì đó là tài sản chứng minh cho tình hữu nghị giữa hai quân đội, hai dân tộc, hai Đảng. Khi đồng chí Vũ Nam Hải, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Điện Biên Phủ trân trọng ngỏ ý được bà hiến tặng một số hiện vật, kỷ vật, tư liệu, tài liệu của đồng chí Vi Quốc Thanh để trưng bày thì bà Hứa càng xúc động hơn. Bà cho biết, kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tới đây, các đồng chí ở Bảo tàng Vi Quốc Thanh tại tỉnh Quảng Tây sẽ sang thăm Điện Biên Phủ. Bà mong muốn đồng chí Hải liên hệ trực tiếp với họ để phối hợp thực hiện thành công ý tưởng ấy. Bà đặc biệt vui khi ngồi nghỉ tại lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cách đó không xa. Rất nhiều khách tham quan là người Việt Nam đã đến bên cửa sổ, cạnh chỗ bà ngồi để được nói chuyện và chụp ảnh bà Hứa với tình cảm và thái độ hết sức trọng thị. Bà Hứa đã đáp lại tình cảm của họ bằng tiếng cười và ánh mắt rất trìu mến, thay cho lời nói.
Các thành viên của Đoàn chụp ảnh lưu niệm.
Khi trở về nhà khách của UBND tỉnh Điện Biên, bà Hứa Kỳ Sảnh đã rất vui, liên tục cười nói với người giúp việc, mặc dù lúc đó đã là hơn 12 giờ, bà bộc bạch với tôi rằng, sang thăm Việt Nam, đi thăm di tích Mường Phăng, thăm nơi chồng bà từng công tác, chiến đấu là một quyết định đúng. Bà khẳng định: Không đi thì sẽ mất cơ hội. Điều bà Hứa kỳ Sảnh khẳng định làm tôi nhớ câu chuyện của ông Trần Tiệu Việt, con trai thứ hai của “Lưỡng quốc tướng quân - Nguyễn Sơn” khi đứng trong rừng Mường Phăng. Ông kể, năm 2011, mẹ ông mong muốn được quay lại Việt Nam, được lên Điện Biên Phủ, nhưng không thực hiện được vì phải phẫu thuật. Sau đó mẹ ông qua đời. Lên Điện Biên Phủ, vào Mường Phăng là dịp để ông thực hiện hộ mẹ mình nguyện ước lúc còn sống.
Điểm chung của quân đội hai nước Việt - Trung
Trên đường rời khỏi khu di tích Mường Phăng rợp bóng cây, chúng tôi đã có dịp trò chuyện với đồng chí Tề Kiến Quốc bằng tiếng Việt. Ông nói rằng, trong quá trình thực hiện công cuộc cách mạng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc có nhiều mối quan hệ rất gắn bó. Việt Nam đã từng giúp Trung Quốc tiêu diệt quân quốc dân đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tuy đã từng công tác ở Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên ông đến Mường Phăng. Ông xúc động bày tỏ, cuộc đi tham quan này rất thú vị, cho tôi cùng các thành viên trong đoàn nhiều cảm xúc khó nói hết bằng lời. Nếu không đến đây thì tôi cũng chỉ hình dung ra sự vất vả, gian khổ trong kháng chiến của các bạn Việt Nam và các cố vấn Trung Quốc qua tài liệu và phim ảnh. “Đến đây, tôi mới thấy hết sự anh dũng, tình cảm gần gũi, thân thiết như trong một nhà của những người chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ và Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc”, ông Tề Kiến Quốc khẳng định. Ông mong muốn được gửi lời cảm ơn tới Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và các cơ quan, đơn vị đã hết sức tạo điều kiện, tiếp đón Đoàn chu đáo tận tình.
Bà Hứa Kỳ Sảnh cùng các con và người thân chụp ảnh trước lán làm việc của đồng chí Vi Quốc Thanh.
Trong Đoàn thân nhân gia đình các đồng chí cựu chuyên gia, cố vấn quân sự Trung Quốc đi thăm di tích Mường Phăng có ông Trương Bảo Thành là con trai của đồng chí Trương Anh, nguyên Chánh văn phòng cố vấn quân sự Trung Quốc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông Thành bộc bạch: Tôi đã biết nhiều về Điện Biên Phủ thông qua các tài liệu của Pháp và Mỹ, phim ảnh và lời kể của cha. Tuy nhiên, khi đến đây, tôi mới thấy khoảng cách thực tế giữa lán chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Vi Quốc Thanh lại gần thế. Ông kể rằng đã nhận thấy một điều khi đọc tài liệu, đó là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, khi bị đánh không còn đường thoát, quân Pháp đã kéo cờ trắng ra hàng rất đông. Trong giáo trình quân sự của quân Pháp mà ông đọc được có một chi tiết thú vị là họ dạy binh sĩ cách ra hàng để được sống trong điều kiện không còn đường thoát. Điều này không có ở quân đội nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nếu hết đạn hoặc không có đường thoát họ sẽ đánh giáp lá cà, đánh gần, sẵn sàng hy sinh tới giọt máu cuối cùng để chiến thắng. Điều này lý giải vì sao, trong khi quân Pháp nhiều súng đạn, ở trong công sự, hầm hào kiên cố vẫn phải thua quân đội Việt Nam. Ông cho rằng, Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi có một phần giúp đỡ của Trung Quốc, nhưng quyết định vẫn là các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường.
Điều mà ông Trương Bảo Thành bày tỏ cũng gần đúng với những lời mà đồng chí Tề Kiến Quốc ghi bằng tiếng Trung Quốc vào sổ lưu niệm tại Nghĩa trang A1, khi cùng đoàn đến viếng các liệt sĩ hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chiều 26-4. Đồng chí dịch: “Mối tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân và quân đội hai nước Trung – Việt được xây đắp bằng xương và máu, để tình hữu nghị hai nước Trung Việt mãi mãi xanh tươi”.
Hết lòng với khách quý
Bà Hứa Kỳ Sảnh năm nay đã 84 tuổi và là người lớn tuổi nhất trong đoàn. Do đó, việc đi vào Mường Phăng, nơi cách thành phố Điện Biên Phủ hơn 30km với nhiều đường đèo dốc quanh co, nhất là đoạn từ nhà ban quản lý di tích vào trong sở chỉ huy phải đi bộ vượt qua đường nhỏ hẹp, dốc cao, suối có cầu nhỏ. Những điều ấy rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của người có tiền sử bệnh tim mạch như bà Hứa. Để giải quyết vấn đề này, ban tổ chức đã chuẩn bị cho bà Hứa một chiếc xe lăn. Tuy nhiên, khi mang xe ra thử để 4 chiến sĩ khiêng thì tìm mãi không được ai có trọng lượng tương đồng như bà. Cuối cùng mọi người phải mời bà vào ngồi thử để các chiến sĩ khiêng, nhưng bà dứt khoát không đồng ý. Phải mất tới gần mười phút thuyết phục bà mới đồng ý để ngồi vào xe để 4 chiến sĩ khiêng thử. Mọi người nhìn thấy vỗ tay tán thưởng làm bà Hứa Kỳ Sảnh vui và mỉm cười.
Các chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Điện Biên hỗ trợ bà Hứa Kỳ Sảnh vượt qua đường mòn nhỏ hẹp vào SCH Chiến dịch Mường Phăng.
Trên đường đi vào Mường Phăng trước tiên phải qua những bậc thang lên lưng chừng núi khá cao. Lúc này, bà Hứa vui vẻ ngồi vào xe để 4 chiến sĩ khênh lên núi. Trên đường đi, có lúc đường hẹp như đường mòn lại lên dốc, xuống dốc, thậm chí phải đi cầu khỉ, nhưng bà Hứa đều vượt qua an toàn. Khi trở về TP Điện Biên Phủ, Thượng tá Vương Kim Ánh bộc bạch: Đoàn thân nhân gia đình các đồng chí cựu chuyên gia, cố vấn quân sự Trung Quốc đến Điện Biên vào đúng dịp chuẩn bị cho kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mặc dù rất bận, nhưng chúng tôi đã chuẩn bị rất chu đáo để tiếp đón và đưa đi thăm các điểm di tích. Chúng tôi nhận thức, các thành viên trong Đoàn nói chung và bà Hứa Kỳ Sảnh là khách đặc biệt của Việt Nam, của Đảng ủy, chính quyền, nhân dân các dân tộc và LLVT tỉnh Điện Biên chúng tôi. Còn Binh nhì Khoảng Văn Hiếu thì thổ lộ khi đã hoàn thành nhiệm vụ: Tôi rất vui vì thấy cụ Hứa Kỳ Sảnh luôn tươi cười, nắm chặt tay tôi như người con, người cháu trong gia đình.
Buổi sáng, trong lúc đi từ Mường Phăng về, bà Hứa Kỳ Sảnh có nguyện vọng được nói chuyện với các cựu chiến binh từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngay lập tức mong muốn của bà được các đồng chí của Bộ CHQS tỉnh Điện Biên đáp ứng. Trong buổi gặp hết sức thân tình vào lúc hơn 15 giờ, bà Hứa Kỳ Sảnh đã chia sẻ với các cựu chiến binh tại nhà khách của UBND tỉnh Điện Biên như người trong một nhà mà không hề cảm thấy có khoảng cách.  
Bài và ảnh: MẠNH THẮNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.