Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện-ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện-ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng

10/02/2020

Tin vui trong đại dịch Cô Vy 2020 : sáng tạo Hàn Quốc trong điện ảnh được lên ngôi

Một sáng tạo nữa của người Triều Tiên được thế giới công nhận.

Một sự đầu tư có chiều sâu của giới doanh nhân trong nước.

Tài năng xuất chúng của lớp đạo diễn và diễn viên.

22/12/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : có một nghệ sĩ như Châu Nhuận Phát

Có hai lứa diễn viên Trung Quốc gắn với Bến Thượng Hải (sau là Tân Bên Thượng Hải). Châu Nhuận Phát là ở Bến Thượng Hải thời 1980. Còn Hoàng Hiểu Minh (vào vai Hứa Văn Cường) là ở Tân Bến Thượng Hải gần đây.

Về nhân vật Đinh Lực của Tân Bến Thượng Hải - đàn em của Hứa Văn Cường - thì có thể đọc tin mới gần đây về người đóng vai anh (ở đây, tháng 6 năm 2014, tức nghệ sĩ Hoàng Hải Ba).

18/03/2017

Kong: đảo đầu lâu 2017 - sự kiện và bàn luận, từ nhiều góc nhìn

Đến hôm nay (18/3/2017), mình chưa có điều kiện xem phim Kong. 

Chưa xem, nên chưa bàn luận được. Chỉ bàn khi đã xem trọn vẹn. Dĩ nhiên vậy. Chẳng hạn, về lĩnh vực hiểu biết của mình, sau khi xem xong phim Người cộng sự (Nhật Bản và Việt Nam hợp tác sản xuất, và công chiếu đồng thời ở hai nước vào năm 2013), phải xem trọn, rồi thì mới có được bình luận, như ở đâyở đây ở đây.

07/06/2016

80 năm trước, vua hề Sác-lô trả lời phỏng vấn một tờ báo tiếng Việt

Vua hề sống mãi đến năm 1977 (sinh năm 1889). Đúng 80 năm trước, vào năm 1936, vua có sang xứ An Nam chơi. Nghe mấy anh em nhà ông Nhất Linh đồn thổi như vậy, ngay từ hồi năm 1936.

Một tờ báo hài của An Nam khi đó đã cử phóng viên tới phỏng vấn vua hề.

11/07/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : Phim hợp tác Nhật - Việt sắp công chiếu

Một bộ phim lịch sử, về phong trào Đông Du, do Nhật - Việt hợp tác sản xuất, đã công chiếu mấy năm trước, và cũng mang đến nỗi thất vọng tràn trề cho người xem (nhưng vẫn đạt giải Bông sen vàng vào năm 2013). Xem lại ở đây, ở đây, và ở đây.

Dưới đây là một bộ phim mới, sẽ công chiếu từ tháng 9 năm 2015.

Bản quảng cáo của phim vừa xuất hiện trên mạng:


04/06/2014

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh : Người hùng bến Thượng Hải vẫn sống trong quản lí của bầm, 37 tuổi mới được dùng thẻ tín dụng

Điện ảnh quả thực chỉ là ảo thuật. Quá khác xa với ngoài đời thực.

Người hùng Đinh Lực, tức là Hoàng Hải Ba ở ngoài đời thực, vừa vướng vụ bê bối với dân phòng Bắc Kinh gần đây. Nhiều bí mật động trời liên quan đến "gia cảnh" của anh bị tiết lộ !



Gần 40 tuổi, Đinh Lực vẫn chịu sự quản lí của bầm ruột. Ngôi sao hàng số một điện ảnh Trung Quốc đại lục này vẫn đưa tiền kiếm được để bầm giữ hộ. Đến tận 37 tuổi mới được bầm cho dùng thẻ tín dụng, mà chỉ là thẻ phụ (thẻ chính bầm giữ hộ mất rồi)

Chuyện khó tin, nhưng mà là thực. Mỗi cây mỗi hoa mà. Chỉ để biết vậy.

17/05/2014

Người hùng Bến Thượng Hải vừa bị dân phòng Bắc Kinh bắt tại trận khi đang mua dâm (tối 15/5/2014)

Người hùng Bến Thượng Hải đó là Đinh Lực - đàn em kết nghĩa, sau này thành kẻ tử thù, của đại ca Hứa Văn Cường trong bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Trung Quốc là Tân bến Thượng Hải (Bến Thượng Hải mới).

Hai anh em Hứa Văn Cường và Đinh Lực (Hoàng Hải Ba đóng) trong Tân bến Thượng Hải
Tôi thường chỉ nhớ tên anh ấy là Đinh Lực - theo tên nhân vật. Chứ rất ít khi nhớ đến tên thực, là Hoàng Hải Ba (黄海波).

17/02/2014

"Nhất sinh nhất phẩm" : Đứng dậy sau 10 năm buồn thảm (một trong những phim đáng xem nhất của điện ảnh Nhật Bản)

Tôi cũng xem lại sau đúng 10 năm.

Nhan đề chính thức của bộ phim là Asuka - tên nhân vật chính, là nữ, một người thợ làm bánh. Đồng thời, Asuka là tên của một ngôi làng ở Nara, nơi nhân vật chính chào đời. Cuối cùng, cũng là tên của một món bánh giúp đại gia đình Asuka đứng dậy dựng lại cơ nghiệp sau 10 năm thất bại và luân lạc.

Hiệu bánh của ông bà ngoại Asuka ở giữa chốn đô hội Kyoto. Đó là một hiệu bánh nổi tiếng, có gần ba trăm năm lịch sử. Tiểu thư Asuka đã tình nguyện nối nghiệp nhà, trở thành đệ tử của chính cha mình để học nghề làm bánh gia truyền. Trong hiệu bánh, có một bức thư pháp cổ phong:

Nhất sinh nhất phẩm (một đời để lại một tác phẩm)

02/09/2013

Thêm một lời kể mới, làm rối thêm chân tướng về tác giả thực của những thước phim ngày độc lập

Lời dẫn: Bài viết dưới đây, của nhà báo Từ Khôi (tức Nguyễn Mạnh Thắng vốn ở Điện ảnh Việt Nam, rồi Đại đoàn kết), vừa xuất hiện trên tờ Người đại biểu Nhân dân. Tôi đăng lại ở đây với sự chỉ dẫn tư liệu của bạn Mr. Khoằm.

18/08/2013

Hương Ký - nhà nghề, và người bạn của những nhà nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỉ XX

Không khó để tìm lại những bức ảnh cũ do hiệu Hương Ký ở Hà Nội thực hiện từ những năm 20 của thế kỉ XX. Về trình độ kĩ thuật của Hương Ký lúc đó, hoàn toàn không thua kém người Pháp, hay người Nhật.
Ảnh của Hương Ký, chụp năm 1926: "Ông Chánh Quan Lang xứ Mường và phu nhân"