Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-viễn-phú. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-viễn-phú. Hiển thị tất cả bài đăng

05/05/2020

Đã trở lại từ "công hàm", và đi vào thực chất văn bản Phạm Văn Đồng 1958

Có một dạo giới luật học Việt Nam và báo giới muốn sử dụng từ "công thư" để gọi "công hàm" 1958 do thủ tướng Phạm Văn Đồng kí.

Với tư cách một người quan sát, ngay lúc đó, tôi đã đặt nghi vấn vào việc tự nhiên sử dụng từ "công thư" một cách vô nghĩa đó. Trên Giao Blog có bàn luận khá rôm rả của nhiều người quan tâm, xem lại ở đây (tháng 5 năm 2014, tức đã 6 năm).

Có lúc bí quá, người ta còn dùng từ "công điện" (ở đây).

Bây giờ, tháng 5 năm 2020, đã có bước tiến mới. Người ta đã quay trở lại gọi đúng tên "công hàm". Rõ ràng là không thể gọi khác đi được rồi.

19/06/2014

Đại học mang tên Phạm Văn Đồng đồng tổ chức hội thảo về Biển Đông

Ngày 20 và 21 tới sẽ có hội thảo như vậy.

Không biết công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 sẽ được gọi là gì trong hội thảo này ? "Công thư", "Thư công" , "Lá thư", "Bức thư', hay là còn là gì nữa ?

Cũng không biết là ông Ngô Viễn Phú (Trung Quốc) có tham gia không ? 

08/06/2014

Ngô Viễn Phú đã cho đăng bài về công hàm Phạm Văn Đồng trên tạp chí học thuật Trung Quốc

Ngô Viễn Phú viết bài và đưa lên trang cá nhân từ năm 2012 (hiện đã hỏng, không tìm lại được). Sau đó, cũng năm 2012, tôi đã dịch toàn văn bài đó và đưa lên blog cá nhân (thực ra, như một số bạn còn nhớ, là dịch từ từ một cách tranh thủ và trực tiếp trên blog Yahoo, sau vài ngày mới xong).

Gần đây, đăng lại bản dịch trên blog này. Đã nhận được nhiều lời bàn của bạn đọc tiếng Việt. Trong đó, có một phản luận trực tiếp 1 đối 1 của Dương Danh Huy.


Tạp chí đã xuất bản năm 2013, có bài của Ngô Viễn Phú về công hàm Phạm Văn Đồng

03/06/2014

Vẫn về công hàm Phạm Văn Đồng 1958 : Dương Danh Huy một đối một với phản luận của Ngô Viễn Phú

Trong nguyên văn (xem ở dưới đây), Dương Danh Huy dùng "bình luận" mà không phải "phản luận". 

Theo tôi, đây là phản luận trực diện 1 đối 1 đầu tiên, dành cho phản luận của Ngô Viễn Phú, kể từ khi tôi giới thiệu và đưa bản dịch toàn văn bài của Ngô Viễn Phú (từ năm 2012) lên blog cá nhân.


Trước phản luận hôm nay của Dương Danh Huy, tại blog này, một thời gian trước đã thấy những phản luận từ nhiều góc nhìn khác nhau của các bạn vovinam2k7, Cu Nỡm, hehe, ...
Xem thêm ảnh và chi tiết ở đây (chú thích ở trên là theo nguồn trong link)

Chúng ta cần nhiều bài trực diện 1 đối 1 như thế này. Tuy vậy, gì thì gì, tôi vẫn đề nghị anh Dương Danh Huy ghi chú về xuất xứ tư liệu Ngô Viễn Phú (nguyên bản tiếng Trung và bản dịch đã công bố của tôi - đã có chú thích ghi đề nghị này từ 2012, đầu mục II).

28/05/2014

Vẫn về Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 : "người nào cho rằng Việt Nam dễ thắng trước tòa là người đó chưa hiểu bài toán" (Dương Danh Huy, 2013)

Có thể xem một bản chụp khác của báo Nhân Dân ở đây

Vẫn về Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 (mà bây giờ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đột nhiên sửa đi thành "công thư"), từ năm 2013, sau những bàn thảo riêng, có một bàn chung giữa các vị trong nhóm Dương Danh Huy.

24/05/2014

"Công thư" là cái gì, Đảng và Chính phủ hai nước vốn chỉ biết "Công hàm" thôi

Mấy ngày nay, phía Bộ Ngoại giao Việt Nam đột nhiên sử dụng từ "công thư" (CÔNG THƯ). Rất đột nhiên, và quả thật, khách quan mà nhìn, thì không thể nói khác đi rằng, đó là một cách dùng từ tùy tiện đến khó hiểu của những người đại diện cho bộ mặt ngoại giao của đất nước.

Ngay từ đầu, vốn đó là "công hàm". Hai năm rõ mười như thế này (báo Nhân Dân năm 1958, lấy lại ảnh từ entry cũ):




13/05/2014

Người phản luận về công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 là Ngô Viễn Phú (cựu lưu học sinh Đại học Quốc gia Hà Nội) đi đâu mất rồi ?

Lời dẫn: Năm 2012, trên blog Yahoo, tôi đã đề cập đến một bài viết của ông Ngô Viễn Phú - học giả Trung Quốc, chuyên về luật Việt Nam, từng là du học sinh ở Việt Nam. Bây giờ, blog ấy, như nhiều người đã biết, đã bị bay mất do hệ thống blog Yahoo bị đóng cửa.

May tìm lại được bài cũ của tôi lưu trên blog Những viên phấn màu. Xin chép lại về blog tôi.

Tuy nhiên, kiểm tra lại các đường link cũ của Ngô Viễn Phú thì đã không còn. Tựa như Ngô Viễn Phú đã tự xóa bỏ, hay sao đó tôi không rõ.