Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ẩm-thực-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ẩm-thực-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

16/11/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : phát hiện nho nhỏ "ông Thìn Lò Đúc vốn cựu học sinh Mĩ thuật Công nghiệp"

Phở Thìn Hà Nội, ở thời điểm hiện tại, thì có hai "hệ" ! Một hệ là Thìn Lò Đúc (phố Lò Đúc), một hệ là Thìn Bờ Hồ (phố Đinh Tiên Hoàng). Giao Blog đã có các chùm bài giới thiệu về cả hai.

Vừa đọc Fb của nghệ sĩ Hà Trí Dũng - một người thầy của các lứa Búp Trên Cành ngày xưa - mới vỡ lẽ: ông Thìn Lò Đúc vốn là cựu học sinh trường Mĩ thuật Công nghiệp.

14/08/2024

Chuyển động thường ngày : Sáng đi ăn "di sản tái chín", chủ quán đòi được tặng bằng "tiến sĩ Phở"

Hiệu ứng xã hội thấy được ngay sau khi "phở" trở thành "di sản" và nhà tu hành sử dụng bằng cấp 3 giả (từ đó mà nhận được cùng dàng học vị tiến sĩ).

Tự nhiên, buổi sáng, ra hàng phở, có người gọi: "Cho bát di sản tái chín". Mình thì thấy hơi thừa, sao phải "di sản tái chín" ! Dĩ nhiên, khách hàng hài hước chút, không sao cả !

Về mặt ngôn từ, thì chỉ cần "Cho bát tái chín" là đủ ! Mà cũng không cần dài dòng thề, chỉ cần nói "Tái chín" (hai từ) là đã xong thông điệp khi vào quán phở. Chỉ cần hai từ như kiểu nói trống không, là đủ ý !

Ông em chủ quán người quê Nam Trực thì vui vẻ lắm, ra mặt. 

Ông em đã nhiều lần trình bày một ý sau: nhà em mấy đời làm phở, gia truyền đến em là đời thứ 6, nguyện vọng là sắp tới chính phủ nên có chính sách tặng bằng "tiến sĩ Phở" cho những gia đình như em !

Ôi, cúng dàng bằng tiến sĩ !

Rồi là nhân dân muốn được tặng bằng tiến sĩ cho các chủng loại di sản như Phở, Mỳ Quảng, Thắng Cố,...

Chúng ta hẳn là đang lạm phát "di sản" và cũng là lạm phát "tiến sĩ". Ông em phở gia truyền đòi hỏi, thì cũng là đòi hỏi như một nhu cầu chính đáng trong sự chuyển động thường ngày của văn hóa Việt đầu thế kỉ 21.

27/01/2020

Năm Chuột, khéo loay hoay mà làm vỡ toang cái bình quí, ông giáo ạ !

Ném chuột nhưng không làm vỡ bình có nguồn gốc từ thành ngữ cổ của Trung Quốc, là Đầu thử kị khí 投鼠忌器 (ném chuột mà sợ hỏng đồ vật; ném chuột thì cần tránh ném vỡ cả đồ vật).

Năm 2019, tiếng Việt hiện đại xuất hiện phong trào sử dụng thành ngữ mới "toang rồi ông giáo ạ !". Không biết từ nguồn nào đầu tiên, nhưng trẻ già trai gái nước Việt đã nói thành quen miệng rồi.

Tự nhiên, một hôm hồi mùa thu 2019, ở chỗ ngã tư đợi đèn xanh ở Hà Nội, có một chú bé chắc tầm 15 - 16 gì đó buột miệng: "toang rồi ông giáo ạ" ! Một pha thú vị, tiếc là chỉ kịp nhìn loáng một cái thì chú đã vụt đi rồi !

Năm 2020 này, thì lại chính là năm Chuột - chữ Hán là Canh Tí.

Ở chỗ dừng lại thảnh thơi ngắm xuân, mà bất giác, buột miệng: Khéo mà loay hoay, lại làm vỡ toang cái bình quí đó, ông giáo ạ.

20/09/2019

Đặc sản Ninh Bình (bản ghi chép tháng 9 năm 2019)

Ninh Bình là nơi vừa gần vừa xa với mình.

Bởi từ vùng quê sát biển của mình mà nhìn sang Kim Sơn thì quả là gần gụi. Có cảm giác, các vùng đất vùng người ấy, cũng như là những người anh em từ xửa xưa.

Nhưng mà, nhiều cái thì thấy xa. Cảm giác nhiều khi như là người đồng bằng nằm vắt tay nghĩ về người vùng cao. Tuy bản thân mình, vẫn tự thấy mình có phần "vùng cao" khá đậm ở bên trong. Các thứ cứ pha trộn nhau như vậy. Nên khó mà bảo tìm ra cái gì cho nguyên sơ hay nguyên bản một chiều được.

Đặc sản Ninh Bình, với mình, cũng vừa gần vừa xa.

07/07/2019

Phở Thìn Tokyo : ở ga tàu Ikebukuro, chuỗi kéo dài của Phở Thìn Lò Đúc

Nhân dịp nghỉ hè 2019, đã đưa bọn trẻ đi "thực kiểm" Phở Thìn Bờ Hồ (tức Bờ Hồ Hoàn Kiếm) vào tuần trước. Đã đi một mẩu ngắn và nhanh ở đây.

Đều là Phở Thìn, nhưng ở Hà Nội, hiện có hai quán Phở Thìn danh tiếng với hai phong cách khác nhau: Phở Thìn Lò Đúc (trên phố Lò Đúc), Phở Thìn Bờ Hồ (trên phố Đinh Tiên Hoàng nhìn ra Hồ Gươm).

Phở Thìn Bờ Hồ, như kết quả thực kiểm tuần trước, thì đã nối được 3 đời (ông -bố - cháu), tức là ông Thìn đời đầu tiên và đời thứ hai đã không còn trực tiếp tham gia vào hoạt động của quán phở ấy nữa. Còn Phở Thìn Lò Đúc thì ông chủ sáng lập đời đầu vẫn đang tiếp tục công việc, còn mở rộng thêm quán ở Tokyo (Nhật Bản).

29/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : thời đại số 2010s với việc tự viết về mình của Phở Thìn Bờ Hồ

Những ngày hạ tuần tháng 6 năm 2019, Hà Nội trung tâm như một cái lò. Nhìn từ xa ở khoảng giữa Hồ Gươm như bốc cháy giữa trưa. Khu tượng đài Lý Thái Tổ thành một chảo vĩ đại, hầu như vắng bóng người.

Bọn trẻ nghỉ hè được đưa đi ăn kem "since 1958" của Tràng Tiền. Quên mang bình nước nên phải ghé một góc Bưu điện Bờ Hồ mua lavie đóng chai để lạnh. Nhiều tiếng liền bát phố với sách báo, với nắng, với vỉa hè nhấp nhô lên xuống,... chúng hớt hải đi bộ một quãng xa để tìm wc công cộng. Bất giác, có một kế được chúng hiến ra: "Sao không có luôn hai cái wc công cộng lớn ở ngay chỗ cái khu hướng dẫn du lịch kia". Một đứa so sánh: cái chòi hướng dẫn du lịch thì bên trong máy lạnh rười rười với nhân viên trẻ mà quen chỉ chỉ với hất hàm, còn cái wc thì bé tẹo quê mùa và hôi hám - khi vào và khi ra qua cái xe đạp cũ ở trước cửa thì luôn bị một bà gày nhẳng nhìn nhìn từ xa. Miễn phí đấy ! Nhưng mình chưa từng vào bao giờ nên chỉ biết nghe kể vậy thôi, dù cầm ô đợi chúng ra ở bên ngoài.

06/05/2019

Quốc hồn quốc túy "bốn vạn đồng một cân" : cầy tơ 7 món đang bị bao vây tứ bề

Món thịt chó quốc hồn quốc túy của Đại Việt ta (cũng như thấy ở Đại Triều Tiên hay Đại Trung Hoa,...) đang bị dư luận "lên án" và "bao vây". Báo chí ta thì cũng đã khá rôm rả rồi, ví dụ ở đây.

Đã kể về "cầy tơ 7 món" ở chỗ này chỗ kia, ví dụ ở đây hay ở đây.

Hôm nay, câu chuyện "bao vây" món cầy tơ ở Hà Nội được đưa lên tờ Asahi ở Nhật Bản. Đại khái như ở dưới. Thời giá là một kg cầy tơ khoảng 40.000đ (tính sang tiền Nhật là khoảng 190 Yên).

20/04/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : "phở Hà Nội" đầu thế kỉ 21, và chúng ta đang ăn gì ?

Gần đây, không hẹn mà ngẫu nhiên gặp em G. ở khu nhà cũ ngày xửa xưa, hỏi thăm gánh hàng phở ở gầm cầu thang của cô Đ. (mẹ của G.), thì được biết là vẫn đông khách lắm, vẫn là nguồn kinh tế chủ lực của gia đình như gần hai mươi năm trước.

Từng ấy năm về trước, một buổi sáng sớm tinh mơ, mấy anh em ăn nhanh bát phở gầm cầu thang, vẫn ngàn ngạt nhớ mùi nước dùng quyện với mùi than tổ ong, để sau đó thì mình khởi hành. Chú em họ tới tiễn, chủ ý chọn quán phở cô Đ. là vì: quán ấy xem như ngon nhất cả cái phường này, mà lại ngay sát nhà, và rất tiện cho tắc-xi vào ra ! Trong khoảng năm bảy năm tính đến lúc đó, hai anh em có mươi lần hẹn nhau ra ăn phở ở đầu phố (chỗ ấy bây giờ đã bị dẹp vì mở đường), nhưng ông em bảo: quán ấy tuy rình ràng, nhưng chất lượng thì thua quán gầm cầu thang chỗ anh !

11/03/2019

Những bài học vỡ lòng cho người lớn : Nước Mắm truyền thống và Nước Mắm công nghiệp

Về làng sản xuất nước mắm nổi tiếng ở miền Trung, là làng Nam Ô ở Đà Nẵng, đang đứng trước bờ vực tuyệt diệt, thì đã quan sát lâu lâu (ở đây hay ở đây). Có quan tâm đến Nam Ô, là bởi nhiều duyên cớ: ẩm thực có, công cuộc Nam tiến của Đại Việt có, mà đặc biệt là trong liên quan tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Người dân Nam Ô đã bao đời nay chuyên nghề đi biển, làm nước mắm chất, và thành kính thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh với tư cách thần biển bảo trợ cuộc sống của họ.

Nhưng mà về nước mắm thì mình không có tri thức nhiều, nên phải bắt đầu bằng những bài học vỡ lòng.

09/12/2018

Trên quê hương của bác sĩ Asaba, có thêm nhiều quán ăn Việt Nam

Câu chuyện cứ phải tính bằng cả thế kỉ, tức là gắn với năm 1918 khi cụ Phan Bội Châu trở lại thị trấn Asaba để dựng bia tưởng niệm bác sĩ Asaba.

Những năm 2010s này, sau một trăm năm, có rất nhiều quán ăn Việt Nam trên quê hương bác sĩ Asaba. Lần trước đã nói về một quán mới khai trương (ở đây, hồi tháng 11 năm 2017, quán Bún Chả Hà Nội).

Bây giờ là thêm một số thông tin. Giá như bây giờ, năm 2018, thì chắc cụ Phan Bội Châu có thể mời cụ Asaba tới các quán ăn Việt Nam để chiêu đãi và đàm đạo.

18/09/2018

Cấm "rượu thịt chó", chợt nhớ về "thần chó" và "thần thích thịt chó"

Rượu thịt chó được viết thành mã quốc tế là RTC. Đọc là "e-Rờ Tê Sê", mà không đọc là "Rờ Tờ Cờ". Luật từ đâu qui định thế, mà chắc là từ mấy ông "rượu thịt chó" từ thời thuộc Tây. Không phải mấy ông "công nghệ giáo dục" thời nay.

08/06/2018

Bún chả Obama, tháng 6 năm 2018 : người bạn ăn cùng tổng thống vừa quyên sinh

Bún chả Obama ở đường Lê Văn Hưu, hiện được đưa vào bộ ẩm thức "tứ vị Hà thành" (bốn món ăn điển hình của Hà Nội). Xem lại ở đây và ở đây, và ở đây.

Hôm nay, bất ngờ nghe tin người bạn ăn cùng tổng thống Obama hôm đó vừa qua đời. Ông đã tự vẫn tại một khách sạn ở Pháp khi đang tiếp tục công việc.

25/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 100 năm, con cháu mở quán Bún Chả trên quê hương của bác sĩ Asaba

Thời gian tính bằng thế kỉ. Tức 100 năm. 1918 và 2017 (hướng đến 2018 tròn 100 năm, xem ở đây).

Năm 1918, cụ Phan Bội Châu dựng bia đá tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba (đọc ở đây). Người Việt lúc đó ở Nhật Bản chỉ đếm trên đầu ngón tay.

28/08/2017

Một số quán cơm chay ở Hà Nội hiện nay

Một quán ăn trên đường đi, mình cũng chưa vào bao giờ, nhưng luôn thấy đông thực khách, mà ngồi tràn cả ra vỉa hè. Quán mang tên đại loại như Bê thui Cầu Mống. Tức là đặc sản hương vị xứ Quảng ở giữa lòng kinh kì Thăng Long.

Trong tháng 7 hay tháng 8 vừa rồi, quán đã chuyển đổi chủ. Bây giờ chỗ ấy là Tịnh thực quán. Tức chuyên đồ chay. Toàn bộ nội ngoại thất đã được chỉnh trang lại, nhìn liếc qua thấy yên tĩnh, trật tự. Cũng chưa có dịp ghé vào.

31/03/2017

Bốn món ngon Hà Nội : Bún chả Obama là một

Đến tận cái anh O-ba-ma/Cứ là mê tít món bún chả Hà thành thôi”.

Được các nghệ sĩ hát xẩm thể hiện trong Tứ vị Hà Thành. Gồm: phở, bún chả, bún đậu, bánh tôm.

Khoảng nửa tháng trước, đã nói đến bún chả Obama, ở đây.

21/12/2015

Dân Tàu ngang cơ với dân Việt trong xử lí trộm chó

Về món thịt chó ở vùng Lưỡng Quảng, có thể đọc ở đây ở đây.

Còn dưới là tin về việc người dân xử lí những tay trộm chó. Về độ dã man, thì có lẽ ngang cơ với dân Việt: đánh đập, xát muối vào vết thương cho đến chết,...