Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ-Tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ-Tây. Hiển thị tất cả bài đăng

28/12/2021

Chuyện cuối năm 2021 liên quan đến chùa Tây Hồ : Công an Đống Đa có làm sai lệch hồ sơ vụ án hành chính?

Liên quan trực tiếp đến nhà sư trụ trì của chùa Tây Hồ (làng Tây Hồ cũ, nay là phường Quảng An quận Tây Hồ thành phố Hà Nội). 

Có thể thấy hình ảnh nhà sư trụ trì chùa Tây Hồ trên Giao Blog, ở kí sự đi Ấn Độ (do chính nhà sư viết trên đường) tại đây (năm 2016), hay việc nhà sư đứng ra chủ trì tang lễ cho cụ Trương Công Đức (người phụ trách quản lí Phủ Tây Hồ từ năm 1988 đến năm 2017) tại đây (năm 2017).

Câu chuyện cuối năm 2021 này, là phát sinh giữa nhà sư trị chùa Tây Hồ và nhà sư trụ trì chùa Kim Liên (Nghi Tàm)

Chùa Tây Hồ và chùa Kim Liên là hai ngôi chùa nằm ở bên bờ Hồ Tây, cách nhau vài km.

14/08/2021

Lò vẫn nóng ran giữa đại dịch : cựu tổng đốc Hà Nội chăm lo sân nhà, cán bộ cốt cán "đi xem đất"

Việc thay cây Hà Nội năm 2015, rồi kết quả một phần của "cây báo oán" (theo cách nói của dân gian) là thấy được vào năm 2021 này. Đang cập nhật trên Giao Blog ở đây.

Bây giờ là cập nhật các ca làm nóng lò giữa đại dịch covid-19. 

Ca thứ nhất là việc cơ quan điều tra đã xác định cựu tổng đốc Hà Nội (theo cách nói vui của dân gian) Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua vật tư công qua công ti gia đình để trục lợi mấy chục tỉ đồng. Đây là điển hình cho hiện tượng "lấy của công biến thành của tư" (dĩ công vi tư) thấy ở rất nhiều nơi hiện nay.

Xưa thì là "chí công vô tư", còn nay, thì lại thành ra "dĩ công vi tư". Hồi còn nhỏ, tôi vẫn thấy dòng chữ chí công vô tư viết trang trọng ở các nơi (kho hợp tác xã, ủy ban nhân dân, trường học, bệnh viện,...). Có nhiều chỗ còn đắp chữ nổi, ai đi qua đều thấy rõ. Lâu rồi, thấy vắng bóng.

Để thực hiện dĩ công vi tư, ông Nguyễn Đức Chung đã sử dụng nhiều thủ pháp tinh vi, xảo quyệt. Ví dụ: dùng lệnh miệng (mà lệnh miệng thì trái với văn bản chính thức do chính ông đã phát hành), bố trí để đổ tội cho người khác,...

Ca thứ hai là một cặp cán bộ đi khám điền thổ, tức "đi xem đất", ở giữa đại dịch.

12/02/2021

Mùng 1 Tết năm Covid thứ hai (Tân Sửu 2021-2022) đền chùa ở Hà Nội vãn khách

Riêng về Phủ Tây Hồ vào những năm trước, khi chưa có Covid-19, thì xem ở đây ở đây. Những năm ấy, từ đêm Giao Thừa đã tắc đường trên các ngả dẫn về sân Phủ. Còn mùng 1 Tết thì thực sự đại ùn tắc !

Vào Tết năm ngoái, khi mà mới chớm Covid, nhằm ngày 25/1/2020, thì tình hình có thể xem lại ở đây.

Còn Tết năm nay, là Tết Covid thứ hai rồi, nên theo thông tin cập nhật thì rất vãn.

24/10/2020

Thăm làng Đại Yên (Hà Nội), nhắc về chuyện năm 1927 quan chức địa phương đục khoét của công

Thi thoảng du lãng làng Đại Yên vào dịp có được thời gian. Ví dụ lần trước, là qua thăm một ông trưởng họ (xem lại ở đây).

Vừa rồi, tạt qua, thì lại ngẫu nhiên nhắc đến chuyện cũ cách nay tới cả 100 năm. Là chuyện bộ máy quan lại địa phương nhũng nhiễu dân và đục khoét của công. 

Đại khái như tin trên Hà Thành ngọ báo năm 1927 ở dưới.

10/12/2018

bài thơ "Hà Nội" của Trần Đăng Khoa qua lời bình Vũ Nho 2018

Mình có quan tâm đến bài thơ Hà Nội của bác Khoa, từ một góc nhìn khác, không phải từ văn học. Đã viết thành bài học thuật ở đây (năm 2016, trong bài có ghi lời cảm ơn bác Vũ Nho - một nhà phê bình đã viết về Trần Đăng Khoa từ nhiều năm trước).

Đại khái, về mặt văn bản học thì bài đó được Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi lần đầu tới thủ đô. Sau được in lần đầu năm 1970, cuối bài ghi "1969". Rồi cứ in tiếp. Đến khoảng năm 1999, sau 30 năm, thì bác Khoa mang ra sửa lại. Nhưng, đáng chú ý là: tuy có sửa thực sự năm 1999, nhưng bác Khoa vẫn ghi ở cuối bài là "1969".

27/08/2018

Hà Nội thời "giặc lái" John McCain bắn phá : đọc lại Trần Đăng Khoa và Nguyễn Tuân

"Giặc lái" là từ thường dùng của thời chiến. Thời mà chú bé Trần Đăng Khoa từ quê nhà ra thăm thủ đô lần đầu rồi viết bài thơ Hà Nội được in rất nhanh sau đó.

Đại khái, về bài Hà Nội viết năm 1969 của Trần Đăng Khoa (in năm 1970), thì tôi đã viết thành bài học thuật trong liên quan đến Phủ Tây Hồ (xem ở đây, đã đăng trên tạp chí năm 2016, còn bàn luận thì từ 2015). Chú bé Khoa thì ngây thơ trong trẻo, ghi lại đúng hình ảnh Hà Nội thời chiến sẵn sàng đánh trả B52 của giặc lái. Một Hà Nội giản dị và kiên cường trong khung cảnh thời chiến.

06/03/2018

Sáng tạo mới của võ sư Huỳnh : dâng sao giải hạn thuần Việt

Tiếp nối các lễ mà võ sư đã thực hiện các năm trước. Như tiễn Quan Công trở về Trung Quốc (tháng 7/2017), phá trấn Cao Biền (tháng 11/2016).

Sáng nay, ngày 6/3/2018, dâng sao giải hạn thuần Việt được thực hiện trong khuôn viên đền Quán Thánh (Hà Nội). 

Không phải là chuyện nhỏ nữa, bởi Quán Thánh là ngôi đền mà nếu không phải đạo sĩ thực thụ, như ngài Thanh Hòa Tử ở hồ Thái Cực trước đây, thì không dám thiết đại lễ.

03/03/2018

Phủ Tây Hồ (Hà Nội) vào Rằm Tháng Giêng năm Mậu Tuất 2018

Rằm tháng Giêng đầu tiên với người đại diện mới của ngôi phủ trung tâm ở Hà Nội sau Đổi Mới. Trong năm cũ, cụ đại diện của phủ trong khoảng 30 năm qua đã tạ thế, xem lại ở đây (tháng 10/2017). Người phó của cụ đã được bổ nhiệm thay thế sau tang lễ. Cụ là một đảng viên lão thành của làng Tây Hồ. Người kế nhiệm cụ cũng vốn là một chính trị viên kì cựu trong quân đội, cũng đã chấp tác tại phủ mấy chục năm nay sau khi phục viên về làng.

22/10/2017

Tiễn đưa cụ thủ nhang Trương Công Đức (1945-2017), người tái thiết Phủ Tây Hồ sau Đổi Mới

Sáng nay, ngày 22/10/2017, chúng tôi đã lên Phủ tiễn đưa cụ.

Năm 1945 là năm sinh giấy tờ. Trên thực tế, thì cụ thường nói với chúng tôi là sinh năm Nhâm Ngọ (1942). Các cụ đồng lứa trong làng Tây Hồ cũng nói tương tự. Bài vị chính thức trong tang lễ cũng ghi năm sinh là Nhâm Ngọ, hưởng thọ 75 tuổi.

Tang lễ được cử hành tại nhà khách Phủ Tây Hồ/đền Kim Ngưu. Mộ phần của cụ sẽ nằm trong khuôn viên vườn chùa Tây Hồ (Địa Linh tự/Phổ Linh tự). 

22/09/2017

18/09/2017

Tây Hồ ở giữa núi rừng Tây Nguyên

Có một hồ nước lớn và thơ mộng, mang tên Tây Hồ, nằm giữa núi rừng Tây Nguyên. Không phải Tây Hồ của Hà Nội.

Cùng một cái tên Tây Hồ (Hồ Tây) thì thấy cả ở Hàng Châu, ở Hà Nội, ở Thanh Hóa, ở Tây Nguyên. Có cả Tây Hồ ở Lạng Sơn. Nhiều câu chuyện của Tây Hồ này bị nhầm lẫn sang Tây Hồ kia.

18/12/2016

Sư chùa làng Hà Nội đi thăm quê hương Phật tổ ở Ấn Độ

Ngôi chùa của làng. Tục gọi là "chùa Tây Hồ". Tức "chùa của làng Tây Hồ". Một ngôi chùa mà chúng tôi đã gắn bó nhiều năm qua - có thể tính từ 1992-1993, thời điểm du lãng ở khu vực đó, khi bằng xe máy 50 phân khối cùng thầy Vĩ, khi thì bằng xe đạp.

Một phần nhỏ kết quả của những lần du lãng khu vực làng Tây Hồ hồi đó đã được in vào năm 1995, trong sách chuyên khảo.

Các nhà sư ở chùa làng Tây Hồ từ mấy đời nay là ni sư (sư nữ).