Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giao. Hiển thị tất cả bài đăng

30/05/2021

Quê hương Sơn Nam Hạ : "chợ Viềng" đâu chỉ có ở Phủ Giày (Vụ Bản)

Chúng tôi dự kiến đi Sơn Nam Hạ vào tháng 5 hoặc tháng 6, nhưng bây giờ thì đành phải đẩy lùi thời gian xuống, vì dịch covid-19 vẫn đang hoành hoành.

Lúc ở Huế hồi cuối tháng 4 (xem lại ở đây) thì tính là cuối tháng 5 có thể ok. Rồi lại hoãn xuống cuối tháng 6. Nhưng bây giờ thì đành phải lùi tiếp, tới tháng 8 hay 9.

Lần này dự kiến chúng tôi đi cả vùng Nghĩa Hưng - Vụ Bản, rồi sẽ du lãng hai bên làng Keo (một bên Keo Thái Bình, một bên Keo Nam Định).

Nhân lúc chuẩn bị, thì ngồi xem tư liệu về chợ Viềng Vụ Bản, tức chợ Viềng Phủ Giày. Tư liệu cũ ghi là "Hội chợ Thánh" hay "Hội chợ Phủ".

Bây giờ, vẫn còn đang có nhiều ý kiến về nghĩa gốc của "Viềng".

Nhưng quê hương Sơn Nam Hạ yêu quí của chúng tôi thì đâu chỉ có một chợ Viềng Vụ Bản (chợ Viềng Vụ Bản thì xem ở đây trên Giao Blog). Thậm ra có nhiều chợ Viềng, tính sơ cũng phải 4 chợ cùng tên "chợ Viêng".

13/05/2021

Hệ vấn đề cốt lõi của Đại Việt hiện nay : "học thật", "thi thật", "nhân tài thật"

Vấn đề đang nổi lên trong dư luận xã hội, mà gắn với một phát ngôn mới đây của tân thủ tướng Phạm Minh Chính.

Đọc ngược lại ý "thật", thì sẽ là "giả". Có nghĩa là hệ vấn đề cốt lõi của giáo dục Việt Nam hiện nay chính là: học giả, thi giả, nhân tài giả (không có thực tài).

Bởi mọi thứ đang "giả", cho nên mới đòi hỏi lập lại "thật".

Tưởng câu chuyện của đầu thế kỉ 21, nhưng không phải thế. Người Nam ta đã có truyền thống hàng ngàn năm nay rồi, cái truyền thống học giả, thi giả và nhân tài giả ấy.

Phê phán cái "giả" đó đã có nhiều lớp học giả đi trước, như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh, Cao Xuân Hạo, Trần Ngọc Thêm,...

11/05/2021

Quê hương Cao Bằng - một bài viết mà tôi đã công bố đúng 20 trước trên "Nghiên cứu Lịch sử"

Đó là năm 2001. Lúc bài in ra thì tôi đang ở Tokyo, sau ít tháng thì đọc được trong thư viện trường (trường tôi đặt dài hạn nhiều tạp chí của Việt Nam).

Lúc ấy, tức thời điểm các năm 1997-2001, xã Phúc Sen vẫn thuộc huyện Quảng Hòa. Sau đó, thì huyện Quảng Hòa tách ra làm hai thành "huyện Quảng Uyên" và "huyện Phục Hòa". Rồi bây giờ, sau 20 năm, thì hai huyện ấy lại nhập lại thành ra "huyện Quảng Hòa" như ngày xưa !

Hôm nay, ngẫu nhiên phát hiện là mới có bản PDF trên mạng (xem ở đây).

21/04/2021

Ngày giổ quốc tổ Hùng Vương 2021, xem lại một bài viết cũ 10 năm trước

Một ngày nghỉ được hưởng nguyên lương, tức ngày hôm nay, 21/4/2021 tương ứng với âm lịch là 10 tháng 3. Đó là món quà của quốc tổ dành tặng cho gần 100 triệu con cháu cả nước hiện nay. Đã nói với trẻ con trong nhà chiều qua và sáng nay.

Cuối tuần trước, một em phát hiện ra lịch học có chút vấn đề: ngày 21/4 theo lịch là có giờ học buổi sáng, nhưng rơi trúng ngày 10 tháng 3 âm lịch. Em ấy báo. Mình đã liên hệ và xác nhận với giáo vụ. Kết quả là được nghỉ học, buổi học sáng 21/4 (theo lịch cũ) sẽ chuyển sang một ngày khác. Giáo vụ nhầm lẫn chút, cũng một phần bởi lịch âm với lịch dương nhiều khi người ta không cẩn thận đối chiếu !

Nghỉ chứ ! Ngày giỗ quốc tổ mà, sao mà không nghỉ !

Đại khái, 10 năm về trước, đã viết rồi cho đăng bài như sau về quốc tổ Hùng Vương và ngày giỗ quốc tổ (bài viết năm 2011, nhưng đến năm 2012 mới cho đăng tải):

10/04/2021

Nhân ngày 3 tháng 3 năm Canh Tý : con cháu Thánh Mẫu Liễu Hạnh công bố sắc phong năm 1683

Về sắc phong sớm nhất hiện còn cho Liễu Hạnh công chúa, tức sắc phong mang niên đại 1683, thì tôi đã chính thức có công bố các kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây (ví dụ đọc lại ở đây hay ở đây). Những ghi chép nhanh thì có ở đây (mùa hè năm 2017), ở đây (mùa hè năm 2018),  hay ở đây (năm 2019)

Các công bố này đều được gửi cho con cháu của Thánh Mẫu ngay sau khi có bản in chính thức (gửi qua e-mail và gửi trực tiếp).

Một lần phát biểu tại hội thảo (tháng 12 năm 2018), thì có thể xem video ngắn ở đây. Lúc đó, ở dưới hội trường có nhiều con cháu của Thánh Mẫu Liễu Hạnh tham dự, mà tiêu biểu nhất là hai người sau: 1). Thủ nhang Phủ Tiên Hương - thanh đồng Trần Thị Huệ (con gái của cụ thủ nhang Trần Viết Đức trước đây); 2). Em Trần Lê Tân thuộc gia đình cũ của Thánh Mẫu - gọi là Phủ Nội (hay Phủ Nội Tiên Đình), nằm ở ngay bên cạnh Phủ Tiên Hương.

Các Phủ Tiên Hương, Phủ Nội, Phủ Vân Cát, Phủ Tổ,...là các ngôi Phủ nằm bên trong khu quần thể chung là Phủ Giầy/Dầy.

27/03/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : 20 năm trước, chiếc máy ảnh kĩ thuật số cá nhân đầu tiên

Đó là chiếc Canon sản xuất năm 2001 tại Nhật Bản. Tôi đã mua nó vào mùa hè năm sau đó tại Bic Camera trong khu phố hàng điện tử của thành phố Fukuoka - thủ phủ của khu vực miền Tây nước Nhật.

Năm 1999, tôi vẫn sử dụng máy cơ, tức máy có phim cuộn 36 kiểu (chụp tốt thì ra được 37 kiểu ảnh). Lúc đó hay đem phim ra rửa ảnh ở một cái hiệu gần nhà ga Sugamo --- nhóm Việt Nam ở Tokyo lúc đó gọi vui là "ga con vịt", vì quả thực, chữ Hán của Sugamo có nghĩa là "tổ con vịt" thật ! Hồi đấy, do nhiều lí do, chúng tôi hay hẹn nhau ở nhà ga con vịt, rồi hay đi chơi ở xung quanh đó (xem đền chùa, vào sân chơi bóng, đi siêu thị, đi dạo,...). 

Cũng từ cuối năm 1999, tôi bắt đầu làm quen với máy ảnh kĩ thuật số. Lúc đầu thấy nó là rất tò mò ! Cứ nghĩ là tại làm sao lại không có phim nhỉ ? Không có phim thì làm sao lưu được hình ảnh ? Tức là chưa thực sự hiểu về "kĩ thuật số" và "số hóa". 

Rồi sang 2000 thì bắt đầu sử dụng máy ảnh kĩ thuật số. Nhưng vẫn mua một máy cơ cho chắc ăn (nhiều cái vừa chụp kĩ thuật số vừa chụp máy cơ, tính cho khỏi mất tư liệu !). Kể ra là chưa tin lắm vào "kĩ thuật số" và "số hóa".

26/03/2021

Kỉ niệm 90 năm ngày 26 tháng 3 : gặp mặt các lứa cán bộ Đoàn Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

90 năm. 

Tôi nhận giấy mời đến dự mít tinh nhân 90 năm ngày thành lập Đoàn (26/3/1931-26/3/2021) với tư cách là "nguyên Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam". Thế là đã có chữ "nguyên" rồi ! Tức là nguyên cán bộ Đoàn của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay (trước là Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân Quốc gia, rồi đổi thành Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).

22/03/2021

Hạ tuần tháng 3 ở nhà quê Fukuoka : sakura bung nở, đàn em ra trường

Hoa đào đã bắt đầu bung nở rồi kìa ! Rực rỡ và đầy sức mạnh nhường kia. Ở trước ngôi đền rìa biên thị trấn nhà quê. Ở trước ngôi chùa làng cổ kính với số tuổi tới gần một ngàn. Ở khắp nơi, trong thị trấn này, vào thời gian cuối tháng 3, sức xuân đang bật lên mạnh mẽ.

06/03/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : một bản dịch nhân duyên đã in 25 năm trước (nguyên bản thì đúng 30 năm)

Nhân duyên là có thực, bởi bản dịch ngày đó (bản in chính thức năm 1997) trong khoảng năm sáu năm nay đã trở thành một trong những tài liệu tham khảo cho các em học sinh trong zemi (nhóm học tập) của tôi.

Nguyên bản là bài học thuật rất dài của học giả Trương Chí Cương (Zhang Zhigang) đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội Trung Quốc số 3 năm 1991 (trang 127-141). Tức là, đến hôm nay, bài gốc ấy đã 30 tuổi rồi !

Bản dịch tiếng Việt tôi thực hiện chắc vào năm 1995 gì đó, nhưng đến 1997 mới chính thức in trong quyển đầu tiên của bộ sách nhiều tập Tôn giáo và đời sống hiện đại. Tiêu đề bản dịch là "Trên điểm giao hội giữa giữa tôn giáo và văn hóa - về một hình thái hiện đại của quan niệm tôn giáo" (trang 163-200).

Bộ sách Tôn giáo và đời sống hiện đại được thực hiện trong khoảng 10 năm bởi các nhà khoa học thuộc Viện Thông tin Khoa học Xã hội (tiêu biểu là thầy Nguyễn Như Diệm, cô Võ Kim Quyên,...), từ 1995 đến 2004, ra được 5 tập. Ở mỗi tập 1-3 đều ghi như sau: "Thực hiện chuyên đề: Võ Kim Quyên (chủ biên), Nguyễn Như Diệm, Chu Xuân Giao, Trần Hoàng Hoa, Võ Phi Hồng, Nguyễn Văn Kiệm, Nguyễn Y Na, Ngô Thế Phúc, Nguyễn Chí Tình". Các tập 4-5 thì sách ra trong lúc tôi vắng mặt ở Hà Nội nhiều năm.

Với cá nhân tôi, bộ sách Tôn giáo và đời sống hiện đại, nhất là các tập đầu, ghi dấu một thời kì tôi làm việc tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Như Diệm. Còn hiện nay, thì bộ ấy trở thành một trong các tài liệu tham khảo trong zemi về tôn giáo và văn hóa Việt Nam của tôi.

17/02/2021

Năm 1979, anh em chúng tôi đã gửi chông sắt ra mặt trận

Xem lại hình ảnh và tin của báo cũ năm 1979, mới nhớ đến việc gửi chông sắt ra mặt trận ngày ấy. Anh em chúng tôi đã gửi chông sắt ra mặt trận, từ một làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, đúng là chông và là chông rèn bằng sắt.

09/02/2021

Chuyện cũ về vùng mỏ, thợ mỏ, nghề mỏ

Chuyện hiện tại, thời điểm các năm đầu thế kỉ XXI, thì xem ở đâyở đây.

Gần đây, gặp nhà thơ Trần Nhuận Minh tại nhà riêng ở Hạ Long, mới được nghe anh kể về quãng thời gian anh đi làm phu mỏ tay trái để viết về vùng mỏ, thợ mỏ. Sau này, một kết tinh của cả đời ở vùng mỏ của anh là trường ca Đá cháy. Từ kinh nghiệm thực tế nhiều chục năm, anh có chú ý chúng tôi về khái niệm "thợ mỏ" và "phu mỏ" của thời Tây, tức thời thuộc Pháp (có một số người là nông dân ra làm mỏ mang tính thời vụ, hết việc lại về quê, mà không phải thợ mỏ hay phu mỏ chính hiệu).

Cũng gần đây, được nghe kĩ sư Đoàn Văn Kiển - nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) - nói chuyện trực tiếp một các dân dã về "tục uống rượu" của công nhân mỏ, mà là toàn thế giới, chứ không phải riêng Việt Nam. Ông là tác giả của một cuốn hồi kí rất hay là Thợ lò cũng là chiến sĩ (ghi tên Đoàn Kiển, xuất bản năm 2014, Nxb Lao Động). Tôi đọc cuốn này trước, rồi mới gặp ông trực tiếp.

06/02/2021

Tết Việt hiện đại - cây nêu dựng trong những ngày cuối năm

Về cây nêu ngày Tết, từ nhiều năm trước, tôi đã đăng một mẩu ngắn viết khái quát, xem lại ở đây (bài trên báo Tết 2013, tức non 10 năm về trước rồi).

Bây giờ là bản cập nhật tình hình dựng nêu ngày Têt ở các nơi, dịp cuối năm Canh Tý 2020-2021 để chuẩn bị đón năm Tân Sửu 2021-2022.

Đầu tiên là tin tức về cây nêu vừa được dựng ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) vào ngày 23 tháng Chạp - nhằm ngày ông Táo vừa rồi.

04/02/2021

Nghe tin đình Cống Xuyên ở huyện Thường Tín sắp trùng tu

Mới đây, vào một buổi trưa của những ngày cuối năm 2020, nhóm lớp cũ chúng tôi có họp chớp nhoáng trên đường Lý Thường Kiệt. Nhân sinh nhật của một bà bạn hiện là chủ bút (tbt) của một tờ báo thuộc hệ thống thông tấn xã. Cũng phải có cái cớ mang tính dễ cho gặp nhau vậy.

Lúc tiệc sinh nhật tan, chúng tôi có sang quán trà bên cạnh với một nhóm cũ ngày xưa cùng khảo sát ở đình Cống Xuyên. Đã lâu năm lắm rồi, tới cả gần 30 năm rồi còn gì. Bọn trẻ con của nhà ông bà ngày ấy, hồi ấy mới tầm 4 hay 5 tuổi, thì bây giờ, cũng đã sắp U40 rồi còn gì.

23/01/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng vùng than, xem thợ mỏ đón Tết 2021

Chúng tôi lại trở về vùng mỏ. Lần này là du lãng để xem thợ mỏ ăn Tết ra sao. Khoanh vùng chính vào Uông Bí với 14 đơn vị của TKV tập trung ở đây.

Uông Bí bây giờ là Thành phố Uông Bí, đang phát triển rất nhanh. 

Chúng tôi tụ về Cầu Sến (tên một con phố mà cũng là tên của một cây cầu). Đầu dây bên chỉ dẫn đường có nói đại khái: đến Cầu Sến rồi, nhìn thấy 4 tòa nhà cao nhất ở khu đó thì các bác tới đó. Chúng tôi thật ra đã đến khu vực Cầu Sến ấy một lần rồi, nhưng luống cuống thế nào mà lòng vòng một hồi mới đến được.

09/01/2021

Tuyết đang phủ dầy đền chùa cổ : nhìn ngôi làng xưa từ xa tít

Đó là ngôi làng Ikisan ở miền Tây Nhật Bản xa xôi. Trời mấy hôm nay đang rơi tuyết. Trắng xóa một màu (làm nhớ lại những mùa đông đã qua, ví dụ nếu gần gần ở đây hay ở đây).

Có những mùa đông ngày ấy ngôi nhà của tôi trĩu nặng mái tầng hai, bởi tuyết phủ dầy. Tôi chỉ lo mái nặng quá, không chịu được, thì sẽ sập xuống.

24/12/2020

Chuyện lớn chuyện nhỏ ở vùng mỏ Quảng Ninh hiện nay (các doanh nghiệp ngành than)

Du lãng vùng mỏ từ lúc mới lớn, mà thế nào, một dạo lớp đại học năm thứ nhất của mình lại sợ mình đi ra vùng mỏ rồi không trở lại trường nữa ! Tháng 9 năm thứ hai, lúc trở lại trường, có ông bạn bảo: ngỡ là ông ở ngoài vùng mỏ hóa công nhân ngành than rồi !

Thi thoảng chạy đi chạy lại giữa Hà Thành và vùng mỏ, cái thời mà phải đi mấy lần phà, cứ lên lên xuống xuống, mới tới được Hòn Gai. Đi xe khách từ bến nào đó như Gia Lâm hay Dã Tượng gì đó, lúc sáng sớm, mà phải đến chiều tối mới có mặt ở Hòn Gai.

Bây giờ thì cao tốc làm thay đổi toàn bộ. Xuất phát từ Hòn Gai lúc 1 h chiều, thì chỉ tầm 4h chiều là đã vào tham gia cuộc họp ở Hà Thành được. Đoạn tắc nhất hóa ra chính là từ cầu Thanh Trì vào nội thành; có khi thấy cầu Thanh Trì tắc quá lại phải quay xe để đổi sang cầu Vĩnh Tuy hay một cây cầu khác khả quan hơn.

Bây giờ, mình mới thực sự du lãng vùng mỏ với tính chất là công việc. Hồi mới lớn là đi chơi thôi ! Chưa từng có ý nghĩ thành công nhân mỏ như nhóm bạn ở kí túc xã Mề Trì ngày đó kháo nhau (nhà nghèo quá, thì phải đi làm thợ mỏ chứ sao học đại học được; mình quyết tâm trở lại trường, chắc đã làm đám bạn ngạc nhiên ! Bản thân mình lúc ấy thì lại ngạc nhiên về ý nghĩ của đám bạn !).

28/11/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Chúng tôi đang du lãng miền Tây "gạo trắng nước trong"

Miền Tây đang rực rỡ nắng vàng.

Chúng tôi đã nhiều lần du lãng miền Tây. Có lần đi khá lâu, là đi xe 7 chỗ, đúng dạng du lãng. Hồi ấy đi xiên từ tỉnh này sang tỉnh kia, từ huyện này sang huyện kia, ở lại rất nhiều nơi, la cà ăn cơm dọc trên đường đi, kéo dài tới cả tháng. Một chiến lợi phẩm quan trọng là xác nhận được bằng nhận thứcvật chất về sự đa dạng của các loại mắm miền Tây. Hóa ra, miền Tây có một nền tàng văn hóa mắm thật tuyệt vời. Chúng tôi có đến khu lăng mộ cụ Phạm Đăng Hưng ở Gò Công - dân cho biết ông là bố đẻ của bà Từ Dũ trong cung nhà Nguyễn. Tương truyền bà Từ Dũ cũng là một người làm mắm có hạng. 

Lần này thì chỉ chớp nhoáng, nên xuất phát từ Hà Nội, đi tàu bay của hãng VnAirline. Đây là chuyến máy bay đầu tiên tôi sử dụng sau đại dịch covid-19. Phải bó gối suốt từ đầu năm 2020.

21/11/2020

Những điểm giống nhau kì lạ giữa nước Đức và nước Nhật

Trong một cuộc hội thảo khoảng 15 năm về trước, tổ chức tại khuôn viên nhà nghỉ dưỡng ở cách Tokyo khoảng hơn 1 giờ tàu siêu tốc, tôi đã trình bày nhanh cảm nhận của riêng mình về sự giống nhau giữa Đức và Nhật. Thực ra, báo cáo viên hôm ấy là một chuyên gia về môi trường và xử lí rác thải, mới đi khảo sát dài hạn tại Đức nên tập trung nói về kĩ thuật xử lí rác thải của người Đức.

Hội thảo đó, sau này có gỡ băng. Phát biểu của mình được ghi lại toàn bộ ! (sẽ tìm lại sau).

Đại khái, tôi gọi Đức là Nhật Bản ở Âu châu, còn Nhật thì như Đức ở Á châu. Nói ví von như vậy. Lời nói đã được văn bản hóa rồi (dĩ nhiên là nói bằng tiếng Nhật).

16/11/2020

"vẫn chung nhau những niềm vui..." (với những người bạn của ba thập niên)

Một bản nháp đưa ra lúc đầu là "vẫn chung nhau những niềm vui nho nhỏ". Nhưng sau đó, đã được cập nhật bản mới nhất, trở thành định bản là "vẫn chung nhau những niềm vui lớn nhỏ". Hồi cuối tháng 10, lúc câu ấy được thống nhất, tôi đã nói là có một chút thôi xao chữ nghĩa (đọc lại ở đây).

Có lẽ cuối năm bận mải, nên bạn có chút nhầm lẫn, nên thiết kế bằng bản nháp, mà không phải bản cuối cùng. Bởi vậy ra mẫu sau:

07/11/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : đến với sông Kỳ Cùng và chợ đêm Kỳ Lừa

Đang là thượng tuần của tháng 11 năm 2020. Tiết trời mát mẻ. Chúng tôi lên mạn Bắc, du lãng xứ Lạng.

1. Người ở xứ Lạng bày cho cách nói đùa khi cùng du lãng phố đi bộ Kỳ Lừa mới khai trương hồi tháng 10 năm nay, rằng: Kỳ Lừa thì là "kỳ lừa", mà cũng là "lừa cho đến kỳ cùng mới thôi".

Ban ngày thì tới công sở trong thành phố Lạng Sơn ở bên kia cầu, buổi tối thì về mặc áo chàm phong cách Tày đứng bán những món quà vặt cùng với ông xã ở bên trong cái xe bán hàng di động có mái che nhỏ. Một mặt là cán bộ của tính, một mặt khác thì là thương nhân trong phố chợ đêm Kỳ Lừa.