Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn kĩ-thuật-số. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kĩ-thuật-số. Hiển thị tất cả bài đăng

16/09/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Nhớ một tháng 9 đi hành hương ở Tứ Quốc (Nhật Bản) hơn 20 năm trước

Bây giờ, tháng 9 ở Hà Nội, qua cập nhật Fb, mà theo dõi không thường xuyên một cuôc hành hương về Tứ Quốc (miền Trung nước Nhật) của một người Việt Nam. Đó là một đàn em cùng thuộc VASS (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), là em Nguyễn Sử. Sử đang là nghiên cứu sinh ở Đại học Waseda và dành kì nghỉ hè 2023 để đi hành hương.

Bây giờ điều kiện IT thật tuyệt vời, chúng ta có thể "vừa đi đường vừa kể chuyện" tự do tự tại trên Fb được. Bởi vậy, hôm nay có thể thấy Nguyễn Sử đang ở ngôi chùa nào, mai thì biết em ấy đang tay bị tay gậy đến quãng đường nào,... tất cả đều có thể trực tuyến toàn cầu.

1. Hành hương ở Tứ Quốc là một chặng đường rất dài, nếu tính toàn bộ, lên tới cả ngàn cây số, mà có 88 điểm chính (không kể các điểm phụ), là 88 ngôi chùa. Tuyến hành hương qua 88 ngôi chùa này là gắn với nhà sư Không Hải - cũng là Hoằng Pháp đại sư - một danh sư của Nhật Bản, hâu như không có người Nhật nào mà không biết đến ông ! Về như sư Không Hải, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây (tháng 2 năm 2018).

27/03/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : 20 năm trước, chiếc máy ảnh kĩ thuật số cá nhân đầu tiên

Đó là chiếc Canon sản xuất năm 2001 tại Nhật Bản. Tôi đã mua nó vào mùa hè năm sau đó tại Bic Camera trong khu phố hàng điện tử của thành phố Fukuoka - thủ phủ của khu vực miền Tây nước Nhật.

Năm 1999, tôi vẫn sử dụng máy cơ, tức máy có phim cuộn 36 kiểu (chụp tốt thì ra được 37 kiểu ảnh). Lúc đó hay đem phim ra rửa ảnh ở một cái hiệu gần nhà ga Sugamo --- nhóm Việt Nam ở Tokyo lúc đó gọi vui là "ga con vịt", vì quả thực, chữ Hán của Sugamo có nghĩa là "tổ con vịt" thật ! Hồi đấy, do nhiều lí do, chúng tôi hay hẹn nhau ở nhà ga con vịt, rồi hay đi chơi ở xung quanh đó (xem đền chùa, vào sân chơi bóng, đi siêu thị, đi dạo,...). 

Cũng từ cuối năm 1999, tôi bắt đầu làm quen với máy ảnh kĩ thuật số. Lúc đầu thấy nó là rất tò mò ! Cứ nghĩ là tại làm sao lại không có phim nhỉ ? Không có phim thì làm sao lưu được hình ảnh ? Tức là chưa thực sự hiểu về "kĩ thuật số" và "số hóa". 

Rồi sang 2000 thì bắt đầu sử dụng máy ảnh kĩ thuật số. Nhưng vẫn mua một máy cơ cho chắc ăn (nhiều cái vừa chụp kĩ thuật số vừa chụp máy cơ, tính cho khỏi mất tư liệu !). Kể ra là chưa tin lắm vào "kĩ thuật số" và "số hóa".

06/03/2020

Quá trình số hóa của Việt Nam : sẽ quăng bỏ điện thoại cục gạch, phổ cập điện thoại thông minh giá 500.000đ

Mấy năm trước, trên Giao Blog, tôi đã đánh dấu rằng, bùng phát của điện thoại thông minh ở Việt Nam là vào khoảng năm 2012. Từ năm đó, ở tận vùng sâu vùng xa, như các huyện miền đông Cao Bằng yêu quí của tôi, các thanh niên đã dùng smart phone và dần thành thạo ứng dựng Facebook trên đó.

Năm 2014, có một dịp kì lạ trong đời, là tôi được trao đổi thông tin và tư liệu một cách dễ dàng tuyệt vời với các thanh niên ở vùng sâu vùng xa. Nhà dân tộc học đã không cần về tới tận thôn bản, mà có thể ngồi ở đâu trên quả địa cầu này, có được internet, là có thể xem truyền hình trực tiếp qua điện thoại thông minh về một lễ cúng bản hay hoạt động cấy cày nào đó (xem thêm ở đây).

Đó là một kỉ niệm mang tính đánh dấu quan trọng. Vì trước đó, chúng tôi chưa bao giờ có thể có được sự tiện lợi nhường ấy. Một sự tiện lợi mà lúc đầu sử dụng, bản thân tôi còn giật mình, tự hỏi lại chính mình: thật sự thế à ? Dĩ nhiên, hồi 2006-2009, ở khu vực thành thị, thì chúng tôi đã có thể họp qua mạng bằng Skype. Một nhóm có thể đang ở rải rác Tokyo, Hà Nội, Luân Đôn,... có thể trò chuyện trực tuyến qua Skype.

21/07/2019

Zalo từ Việt Nam lan ra thế giới : một tiện ích cần hoàn chỉnh đường ray

Song song với Facebook, bây giờ, người sử dụng mạng ở Việt Nam cũng đang dùng Zalo. Cũng khá tiện lợi.

Do kết nối với điện thoại di động, hơn thế nữa, còn có thể đồng thời kết nối với cả điện thoại di động và máy tính (dùng đồng thời), lại có thể gửi tư liệu có dung lượng lớn tới 1GB, rồi lại thêm chức năng gọi điện miễn phí giữa hai đầu đang cùng sử dụng Zalo, cho nên sự tiện ích của Zalo, nhiều khi, còn vượt qua cả Facebook. Zalo đem lại cảm giác riêng tư hơn, kín đáo hơn, cá biệt hóa hơn so với sự ồn ào và hối hả quá mức của Facebook.