Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn than-khoáng-sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn than-khoáng-sản. Hiển thị tất cả bài đăng

21/05/2022

Có một tiểu thuyết "Bất khuất" khác : truyện vùng mỏ của nhà văn Lê Phương

Truyện kí và tiểu thuyết, thơ ca về vùng mỏ khá phong phú. Trong một bài viết về "văn hóa thợ mỏ" đã công bố năm 2020 (xem nhanh trên Giao Blog ở đây), thì tôi xếp "văn học vùng mỏ" là một nội dung của "văn hóa vùng mỏ" và "văn hóa thợ mỏ".

Bây giờ là về tiểu thuyết Bất khuất của nhà văn Lê Phương.

Mở đầu là một bài viết của bác Đoàn Kiển (tức Đoàn Văn Kiển) - nguyên là Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV (than khoáng sản Việt Nam).

25/12/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : câu chuyện ngành than Việt Nam - TKV và truyền thống "Kỷ luật - Đồng tâm"

Kỷ luật - Đồng tâm là nhãn ngữ quan trọng của ngành than Việt Nam hiện nay. Chúng tôi đã cùng luận bàn về các truyền thống văn hóa của ngành than ở đây (cuối năm 2020).

Mấy năm rồi, du lãng các cơ sở của ngành than Việt Nam, một số thông tin đã được ghi nhanh trên Giao Blog, ở đây hay ở đây.

Từ nhiều năm trước, nội bộ của TKV cũng đã có tiếng nói về việc: nên chuyển từ "Kỷ luật - Đồng tâm" sang "Cạnh tranh - Minh bạch". Cũng có thể nghĩ đến sự kết hợp giữa chúng.

04/03/2021

23/01/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng vùng than, xem thợ mỏ đón Tết 2021

Chúng tôi lại trở về vùng mỏ. Lần này là du lãng để xem thợ mỏ ăn Tết ra sao. Khoanh vùng chính vào Uông Bí với 14 đơn vị của TKV tập trung ở đây.

Uông Bí bây giờ là Thành phố Uông Bí, đang phát triển rất nhanh. 

Chúng tôi tụ về Cầu Sến (tên một con phố mà cũng là tên của một cây cầu). Đầu dây bên chỉ dẫn đường có nói đại khái: đến Cầu Sến rồi, nhìn thấy 4 tòa nhà cao nhất ở khu đó thì các bác tới đó. Chúng tôi thật ra đã đến khu vực Cầu Sến ấy một lần rồi, nhưng luống cuống thế nào mà lòng vòng một hồi mới đến được.

24/12/2020

Chuyện lớn chuyện nhỏ ở vùng mỏ Quảng Ninh hiện nay (các doanh nghiệp ngành than)

Du lãng vùng mỏ từ lúc mới lớn, mà thế nào, một dạo lớp đại học năm thứ nhất của mình lại sợ mình đi ra vùng mỏ rồi không trở lại trường nữa ! Tháng 9 năm thứ hai, lúc trở lại trường, có ông bạn bảo: ngỡ là ông ở ngoài vùng mỏ hóa công nhân ngành than rồi !

Thi thoảng chạy đi chạy lại giữa Hà Thành và vùng mỏ, cái thời mà phải đi mấy lần phà, cứ lên lên xuống xuống, mới tới được Hòn Gai. Đi xe khách từ bến nào đó như Gia Lâm hay Dã Tượng gì đó, lúc sáng sớm, mà phải đến chiều tối mới có mặt ở Hòn Gai.

Bây giờ thì cao tốc làm thay đổi toàn bộ. Xuất phát từ Hòn Gai lúc 1 h chiều, thì chỉ tầm 4h chiều là đã vào tham gia cuộc họp ở Hà Thành được. Đoạn tắc nhất hóa ra chính là từ cầu Thanh Trì vào nội thành; có khi thấy cầu Thanh Trì tắc quá lại phải quay xe để đổi sang cầu Vĩnh Tuy hay một cây cầu khác khả quan hơn.

Bây giờ, mình mới thực sự du lãng vùng mỏ với tính chất là công việc. Hồi mới lớn là đi chơi thôi ! Chưa từng có ý nghĩ thành công nhân mỏ như nhóm bạn ở kí túc xã Mề Trì ngày đó kháo nhau (nhà nghèo quá, thì phải đi làm thợ mỏ chứ sao học đại học được; mình quyết tâm trở lại trường, chắc đã làm đám bạn ngạc nhiên ! Bản thân mình lúc ấy thì lại ngạc nhiên về ý nghĩ của đám bạn !).

15/08/2020

Các nơi lập "thể môn" chào đón và "hương án" vái lạy (chuyến tuần du ra Bắc của vua Bảo Đại năm 1933)

Đó là năm 1933, cách nay tới gần 90 năm.

Năm 1933 là gần ngang với năm sinh của nhà văn Duyên Anh (1935-1997), năm sinh của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020), năm sinh của cụ nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu (1931-2020).

Năm 1933 ấy, nhà vua Bảo Đại từ Huế ra thăm Hà Nội, Hòn Gai, Hải Dương,...Gọi là chuyến Bắc tuần của ngài. Đại khái, như tổng kết của nhà Mai Lĩnh lúc đó, thì ngài có 12 ngày trên đất Bắc.

Các nơi mà ngài tới, phía quan Nam (Nam triều) và quan Tây (chính quyền bảo hộ của Pháp) đều chuẩn bị đón rước linh đình.

Người ta dựng các thể môn. Từ quen dùng của thời đó, có vẻ xa lạ với người đầu thế kỉ XXI rồi. Đại khái là cổng chào bây giờ. Nhưng chỉ là cổng chào tạm thời thôi, xong việc là sẽ dọn đi, chứ không chôn chặt một chỗ.

Người ta lại dựng các hương án ở các điểm trên đường ngài Bảo Đại tới, dân chúng sẽ tới đó mà vái lạy.

30/04/2020

Chống ngoại xâm ở mạn biển Đông Bắc : Đức Ông vùng mỏ là Trần Quốc Tảng hay Hoàng Cần

Xem lại một số bài viết đã công bố của nhà văn Trần Nhuận Minh (hậu duệ của một dòng họ khoa bảng tại làng Điền Trì, Hải Dương, xem thêm ở đây), thì mới biết chi tiết thú vị sau (dẫn nguyên văn):

"Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) dựng tượng đài Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng tại Cửa Ông, đã nhờ tôi soạn văn bia, khắc và đặt trước tượng đài Ngài (người trực tiếp liên hệ và nhận văn bản do tôi soạn là Giám đốc Cảng than Cửa Ông Hoàng Lâm Chính); Dương Trung Quốc soạn và viết phần chữ Hán."

Tức là đã có một văn bia mới được dựng trước tượng đài Trần Quốc Tảng ở Cửa Ông. Mà lời văn tiếng Việt là do Trần Nhuận Minh viết, còn phần chữ Hán là do Dương Trung Quốc soạn và viết.

Tôi chưa trực tiếp thấy tấm bia ở trước tượng đài Trần Quốc Tảng, nhưng đã thấy nhiều tấm bia dạng Việt - Hán khá kì khôi như vậy ở các nơi khác (khu vực Đền Hùng ở Phú Thọ, khu vực từ đường Nguyễn Công Trứ ở Hà Tĩnh,...).