Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-hóa-sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-hóa-sử. Hiển thị tất cả bài đăng

19/05/2022

Một vụ phát giác tài liệu làm giả "vĩ đại" ở Nhật Bản

Hôm nay, đọc lại thầy Nakanishi và thầy Sato, nên điểm tin một vụ phát giác tài liệu làm giả "vĩ đại" gần đây. Đó là vụ "tư liệu Tsubai" nổi tiếng, vốn từ lâu được xem là tài liệu trọng yếu thời trung đại Nhật Bản, bao nhiều sách sử đã được viết dựa vào căn cứ này. Nhưng rồi, đến một ngày đẹp trời, anh bạn Babe đã phát giác: nó được làm như thật thôi, chứ thực ra là giả.

Mà giả lên tới vài trăm tư liệu.

Các nhà sử học trước đó đã dựa vào tài liệu giả để viết sách sử các loại thì giật thót mình, nhưng cứ gân cổ lên cãi cái đã ! Cãi chứ, vì trót viết từ lâu vậy rồi, biết làm sao !

Cứ nói giả dụ như bên Việt Nam, thì là có văn bản này của Nguyễn Hoàng, văn bản kia của Trịnh Kiểm, văn bản kia của Mạc Đăng Doanh, vân vân ! Cả làng cả nước tin là thật từ mấy trăm năm này rồi. Nhưng một ngày đẹp trời, được phát giác: tất cả được làm mới vào năm 1820. Đấy là ví dụ vậy.

Mà cũng là ví dụ nữa, cho rõ thêm: có mấy cái bản đồ từ lâu bảo nhau và tin tưởng hoàn toàn rằng đó là chính tay ông Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan vẽ ra. Sách giáo khoa các loại in cái bản đồ đó rồi. Tòa nhà quốc hội cũng in cái bản đồ vào tường rồi, vân vân,... Nhưng bây giờ, mới vỡ lẽ ra là nó mới được vẽ năm 1820 thôi. Đấy, vẫn là ví dụ vậy, cho dễ hiểu.

Rồi thêm nữa, có nhiều di sản văn hóa đã chỉ định rồi, có nhiều lễ hội đã trót phục dựng lại rồi, tất cả đều là do sử dụng tài liệu giả ! Bây giờ biết làm sao.

12/05/2022

Góc nhìn văn hóa sử : sự thực lịch sử và sự thể hiện của nghệ thuật về lịch sử ấy - tranh Điện Biên Phủ 2022

Vừa rồi có sự kiện bà Phi Yến ở Côn Đảo (xem ở đây), cung cấp một trường hợp khá thú vị cho góc nhìn văn hóa sử của tôi. Thế rồi, sang tháng Năm này, trong liên quan đến kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng Năm năm 1954), thì sự kiện tranh Điện Biên Phủ 2022 lại cung cấp một trường hợp thú vị nữa.

26/04/2022

Góc nhìn văn hóa sử : sự thực lịch sử và thực hành văn hóa đương đại, qua sự kiện bà Phi Yến ở Côn Đảo

Một sự kiện khá thú vị, cung cấp cho luận giải văn hóa sử của tôi một ví dụ xác đáng, nhưng lại rất bất ngờ.

Giọt nước làm tràn li là bà Phi Yến bỗng nhiên được xem là một bà phi của vua Gia Long, rồi lễ hội về bà được ghi danh vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia.

15/03/2022

Đại dịch covid-19 làm nhớ về học giả Ngũ Liên Đức - người phát minh ra khẩu trang và bàn xoay kiểu Trung Hoa

Ngũ Liên Đức 伍連德 (1879-1960), tức Tiến sĩ Ngũ Liên Đức, một học giả Hoa kiều chuyên về dịch tễ học.

Học giả Ngũ đã phát minh ra khẩu trang trong đợt dịch hạch đầu thập niên 1910 tại Mãn Châu - khẩu trang đó được dùng đến ngày nay trên toàn cầu, như thấy trong đại dịch covid-19.

Học giả Ngũ cũng đã phát minh ra bàn xoay đặt trên bàn ăn, mà sau này được gọi là "bàn xoay kiểu Trung Hoa". Chúng ta vào quán ăn Trung Hoa thì thường thấy ngay kiểu bàn xoay này. Mà đầu tiên, họ Ngũ nghĩ ra bàn xoay là với mục đích dịch tễ học. Sau này, bàn xoay đó mới được ứng dụng vào bàn ăn cơm, trở thành một đặc trưng Trung Hoa (khi thấy bàn xoay trong quán ăn, chúng ta thường liên tưởng đến yếu tố Hoa).

09/02/2022

Phát triển Xanh ở Việt Nam (điểm dần một số tin)

Gần đây, mình có viết về phát triển xanh, mà mở đầu là về các chương trình cây xanh của Hà Nội những năm gần đây từ điểm nhìn văn hóa sử.

Đại khái là tiếp cận từ điểm giao hội của văn hóa và tôn giáo để nhìn về các chương trình cây xanh. Một phần trong số này thì sắp tới sẽ được đem công bố.

Về các chương trình cây xanh của Hà Nội, có thể đọc lại ở đây (trọng tâm là sự kiện Hà Nội thay cây mấy năm trước).

Vậy nên gần đây mình cũng có nhìn nhanh các tổ chức liên quan đến phát triển xanh đang hoạt động ở Hà Nội và Việt Nam.

Hôm nay, thì nhận tin là bà Giám đốc của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh vừa bị bắt giam. Theo thông tin của báo chí chính thống hiện nay, thì là do bị truy cứu tội trốn thuế. Năm 2021, mình đã mấy lần tham dự các hội thảo mà do bà Giám đốc này chủ trì hay đồng chủ trì (đều là các hội thảo tham gia qua mạng).

12/07/2021

Dịch bệnh và nhân loại từ góc nhìn văn hóa sử : Việc chủng đậu ở Nhật Bản năm 1790

Chủ đề về dịch bệnh và nhân loại từ góc nhìn văn hóa sử, thì tháng 9 năm 2020, tôi đã nói về trường hợp Việt Nam chống dịch Covid-19 (tính đến lúc đó). Xem lại ở đây. Bây giờ, tình hình của Việt Nam đã có nhiều thay đổi rồi. Chủ trương "5K" của thời điểm tháng 9/2020 đã được thay bằng "5K cộng vắc-xin", xem cụ thể ở đây.

21/04/2021

Ngày giổ quốc tổ Hùng Vương 2021, xem lại một bài viết cũ 10 năm trước

Một ngày nghỉ được hưởng nguyên lương, tức ngày hôm nay, 21/4/2021 tương ứng với âm lịch là 10 tháng 3. Đó là món quà của quốc tổ dành tặng cho gần 100 triệu con cháu cả nước hiện nay. Đã nói với trẻ con trong nhà chiều qua và sáng nay.

Cuối tuần trước, một em phát hiện ra lịch học có chút vấn đề: ngày 21/4 theo lịch là có giờ học buổi sáng, nhưng rơi trúng ngày 10 tháng 3 âm lịch. Em ấy báo. Mình đã liên hệ và xác nhận với giáo vụ. Kết quả là được nghỉ học, buổi học sáng 21/4 (theo lịch cũ) sẽ chuyển sang một ngày khác. Giáo vụ nhầm lẫn chút, cũng một phần bởi lịch âm với lịch dương nhiều khi người ta không cẩn thận đối chiếu !

Nghỉ chứ ! Ngày giỗ quốc tổ mà, sao mà không nghỉ !

Đại khái, 10 năm về trước, đã viết rồi cho đăng bài như sau về quốc tổ Hùng Vương và ngày giỗ quốc tổ (bài viết năm 2011, nhưng đến năm 2012 mới cho đăng tải):

02/11/2018

Bài mới vừa ra : "Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt nhìn từ văn hóa khu vực: Di sản chữ Nôm trong so sánh đương đại"

Tôi cũng chưa nhận tạp chí. Mới chỉ biết là vừa ra lò.

Đăng trên số 3 năm 2018 của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển.

Khi nào nhận được bản in chính thức, sẽ bổ sung.

Lẽ ra đã in trong số 2 năm 2018, nhưng do lỗi liên lạc giữa hai bên, nên bị muộn lại (lỗi xảy ra bất ngờ đến khó tin, nhưng đã thành ra một kỉ niệm thú vị và đáng nhớ). 

26/10/2018

Năm 2018 : các chỉ dấu mang tính cột mốc cho một ngã rẽ, sau 30 năm Đổi Mới

Chuỗi quốc tang với phong cách phong kiến mới, làm giật mình tất cả những người đang chiêm nghiệm Đại Việt hiện đại từ góc nhìn văn hóa sử, tạm gọi là quốc tang nhưng gia táng (làm ma thì cấp quốc gia, chôn thì vào mộ nhà), là một chỉ dấu mang tính cột mốc rõ ràng.

Các chỉ dấu khác cũng dần lộ ra. Một ngã rẽ đang lộ ra.

10/05/2017

Minh Thệ ở Hải Phòng 2017 : ​Hội thề không tham nhũng thành di sản quốc gia

Về hội cắt máu ăn thề này, mình công bố bài viết học thuật chính thức năm 2012 (khi tiện thì sẽ cho bản chụp lên blog này), trước đó thì có những mẩu ngắn trên báo chí phổ thông. Bản rút gọn bằng tiếng Nhật và tiếng Trung thì đã đăng ở cuốn sách sau (in năm 2014). Bài năm 2012 thì được phía tạp chí đề nghị đổi tên (tên do tạp chí đưa ra), còn bản tiếng Nhật và tiếng Trung thì giữ nguyên tên ban đầu.

06/01/2015

Sách mới vừa ra : Nhân loại học và Lịch sử

Vừa nhận được tin báo, của phía nhà xuất bản (Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc). Mới thấy bìa trước, bìa sau, mục lục, và giá bán. Sách song ngữ Trung - Nhật.

14/04/2013

Đền Hùng và tục thờ vua Hùng từ góc nhìn văn hóa sử


Lời dẫn: Tối qua (13/4/2013), trên VTV1 lại rộn ràng màn trình diễn về lễ hội đền Hùng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bây giờ, ngẫu nhiên thấy một bài của mình về tín ngưỡng thờ vua Hùng đang nằm trên website của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (nhà xuất bản Sự thật trước đây), mà đã lên trang từ tháng 5 năm ngoái (khi mà lễ hội đền Hùng chưa được UNESCO vinh danh).

Từ đây trở xuống là bài lấy về từ Sự thật (phát hiện thấy bản của Sự thật có chỗ mất chữ, nên mình bổ sung lại cho đúng).