Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn long-quốc-tự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn long-quốc-tự. Hiển thị tất cả bài đăng

25/11/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Lại đến với hòa thượng Hồng Tiệm và những bờ xôi ruộng mật vẫn trải dài

Viết lại về chuỗi sự kiện đã diễn ra gần 20 năm về trước, từ tài liệu do chính mình làm ra bằng chính quá trình sống và ở của mình tại thực địa ! Công việc của các học đồ dân tộc học là vậy. 



Đại khái bờ xôi ruộng mật vẫn trải dài, sau một cuộc giữ đất giữ nguồn nước của các hậu duệ chùa làng, nơi hòa thượng Hồng Tiệm đã nêu gương từ mấy trăm năm trước.

11/03/2022

Lễ tưởng niệm hôm nay ở ngôi chùa làng Nhật Bản còn kết hợp tưởng niệm sư Thích Nhật Hạnh

Hôm nay là Thứ Sáu ngày 11/3/2022. Nhiều nơi trên nước Nhật làm lễ tưởng niệm nạn nhân của thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3/2011.

11 năm đã đi qua (11/3/2011 - 11/3/2022).

Ngày 11/3 của năm ngoái (2021), chính phủ Nhật Bản đã tổ chức lễ tưởng niệm cấp chính phủ lần thứ 10 và cũng là lần cuối cùng (xem ở đây). Có nghĩa là từ năm 2022 trở đi, chính phủ sẽ không tổ chức lễ tưởng niệm nữa, mà là do các đoàn thể nhân dân tự chủ tổ chức (theo nguyện vọng và cách thức phù hợp).

Năm nay, ngôi chùa làng có tổ chức lễ tưởng niệm như các năm trước. Đặc biệt, nhà chùa còn kết hợp với việc tưởng niệm thiền sư Thích Nhật Hạnh, vì nhà chùa biết ngày 13/3/2022 là nhằm ngày 49 (lễ tứ cửu) của thiền sư.

09/10/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : nhìn về hòn đảo nhỏ hoang vu ở bên cạnh quốc lộ 202 nối tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga

Nhiều năm tháng tuổi trẻ tôi đã ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga ở miền Tây Nhật Bản. Đó là làng Ikisan với nhà ga quê mùa Ikisan, đọc lại ở đây (đã đăng vào tháng 4 năm 2020). 

Từ ga Ikisan thì xuôi xuống ga Fukae (đọc ở đây), rồi cứ thế mà đi sang Saga. Đó là chiều xuôi từ Fukuoka đi Saga, rồi có thể tới Nagasaki. Còn ở chiều ngược lại, từ ga Ikisan đi ra ga Maebaru, lại đi thêm một ít nữa là tới thành phố Fukuoka.

Đó là tuyến đường sắt. 

Còn đường bộ, thì có tuyến quốc lộ mang số 202, đã giới thiệu nhanh ở đây.

Có những mùa đông lạnh giá, nước đóng băng (như thấy ở đây). Có những mùa mận chín ở trong vườn. Có những mùa ăn măng trong rừng ở trước nhà.

22/03/2021

Hạ tuần tháng 3 ở nhà quê Fukuoka : sakura bung nở, đàn em ra trường

Hoa đào đã bắt đầu bung nở rồi kìa ! Rực rỡ và đầy sức mạnh nhường kia. Ở trước ngôi đền rìa biên thị trấn nhà quê. Ở trước ngôi chùa làng cổ kính với số tuổi tới gần một ngàn. Ở khắp nơi, trong thị trấn này, vào thời gian cuối tháng 3, sức xuân đang bật lên mạnh mẽ.

21/02/2021

Sức sống của mùa xuân : hoa bút đất (tsukushi) nở trên tuyết trắng

Bút đất, tức là "bút mọc lên từ mặt đất", tôi tạm dịch từ tên Nhật Bản là "tsukushi" (つくし) của loài cây mà cũng là loài hoa ấy.

Chữ Hán của loài hoa ấy, quả thực, được viết là "thổ bút" (土筆). Nhìn vào chữ là nảy ra luôn nghĩa "bút đất" rồi.

Nhà cũ của tôi ngày xưa có rất nhiều bút đất. Cứ vào khoảng tháng 2 hay tháng 3 dương lịch thì trong vườn mọc lên rất nhiều, hoa bút đất rất ấn tượng. Cụ Tosu hàng xóm sẽ sang và đi hái hoa, gói vào trong những mảnh giấy báo. Lúc ấy, cụ đã U90 nhưng còn rất khỏe, hay đi tất chân tabi, đội mũ lá, tay áo thì dài và cẩn thận cài khuy ở chỗ cổ tay để đề phòng bọ muỗi trong lúc đi vào vườn.

Cụ Tosu đi kiếm bút đất để về làm thuốc. Cụ bảo với tôi là hoa ấy chế được ra thuốc chữa nhức răng, cả nhức xương cốt nữa.

09/01/2021

Tuyết đang phủ dầy đền chùa cổ : nhìn ngôi làng xưa từ xa tít

Đó là ngôi làng Ikisan ở miền Tây Nhật Bản xa xôi. Trời mấy hôm nay đang rơi tuyết. Trắng xóa một màu (làm nhớ lại những mùa đông đã qua, ví dụ nếu gần gần ở đây hay ở đây).

Có những mùa đông ngày ấy ngôi nhà của tôi trĩu nặng mái tầng hai, bởi tuyết phủ dầy. Tôi chỉ lo mái nặng quá, không chịu được, thì sẽ sập xuống.

02/03/2020

Sắp tốt nghiệp tiểu học giữa đại dịch Cô Vy 19 - 20 ở Nhật Bản : chuyện học sinh đi bộ khoảng hai tiếng hàng ngày

Tiểu học ở Nhật Bản có 6 năm. Tức là học sinh lớp 6 thì mới tốt nghiệp Tiểu học. Ở Việt Nam thì Tiểu học chỉ có 5 năm, sang lớp 6 thì đã là lên Trung học Cơ sở.

Về cơ bản, ở các vùng quê Nhật Bản hiện nay, học sinh tiểu học đều trở dạy và đi bộ tới trường vào mỗi sáng trong kì đi học (trừ các kì nghỉ trong năm). Có khi phải mất tới khoảng một tiếng thì mới tới được trường. Có nghĩa là các cháu phải mất khoảng 2 tiếng để đi và về giữa nhà và trường mỗi ngày.

Rèn luyện sự tự lập bằng việc đi bộ chính là vậy.

Ở miền quê ấy, có những buổi tôi lặng lẽ ngắm nhìn bọn trẻ đi học buổi sáng hay trở về nhà vào buổi chiều. Các cháu đi theo đường cái quan, rồi có khi là qua những đoạn đường vắt qua cánh đồng. Ảnh chụp thì nhiều, nhưng rất ít tấm cảm thấy ưng ý. Đó là những năm đầu tiên của thế kỉ 21. Về cơ bản là đi bộ theo nhóm. Có một số bảo vệ của phía cộng đồng cư dân hay phía ban phụ huynh được rải ra trên đường đi. 

20/10/2019

"Hòa nhạc đồng ruộng" lần thứ 15 ở ngôi chùa cổ : kín chỗ với 150 khách

Chùa cổ hơn 800 năm tuổi, đã giới thiệu nhanh ở đây hay ở đây.

Hoạt động kỉ niệm sự kiện nhà sư trụ trì chùa đứng lên giữ đất giữ chùa, đã bắt đầu từ năm 2003, nên năm nay là lần thứ 15. Đã điểm tin lần trước ở đây (năm 2017, năm 2018). Bản thân sự kiện nhà sư đứng lên tranh đấu chống lại phía doanh nghiệp định xây nhà máy ở địa phương, thì tôi đã viết thành bài học thuật (tạm xem ở đây, năm 2016).

Bây giờ là hình ảnh của lần thứ 15.

Hòa nhạc được tổ chức thường niên vào tháng 10, diễn ra tại gian chính của ngôi chùa cổ.

04/05/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : chúng tôi ăn rừng ở thời Bình Thành

Bây giờ đã chính thức sang thời Lệnh Hòa (từ ngày 1 tháng 5 năm 2019, tức là Thứ Tư tuần này, mà hôm nay mới là Thứ Bảy). Đang là những ngày tháng đầu tiên của niên hiệu mới (đọc lại ở đây hay ở đây).

Nói theo cách nói của thanh niên ở làng cũ ngày trước, thì bọn tôi là những người sinh thời Chiêu Hòa, trưởng thành rồi lấy vợ lấy chồng sinh con sinh cái vào thời Bình Thành, sẽ bắt đầu tóc hoa râm từ thời Lệnh Hòa !

Bởi mùa xuân Lệnh Hòa đầu tiên, đúng vào dịp măng đang vào mùa trong rừng tre trúc khu nhà cũ ngày xưa, nên bất giác nhớ về thời ăn rừng hồi còn đang niên hiệu Bình Thành.

Chúng tôi đã ăn rừng măng rừng trúc ấy vào thời Bình Thành tươi đẹp.

28/03/2019

Sakura ở khuôn viên chùa cổ vào cuối tháng 3 : sắp bung nở để chào đón Niên Hiệu mới

Chùa cổ hơn 800 năm. Đang là cuối tháng 3 của năm Bình Thành 31. Đây là những ngày cuối cùng Nhật Bản sử dụng niên hiệu Bình Thành. Đồng hồ đang đếm ngược đến giờ phút đức kim thượng Bình Thành chính thức thoái vị, và hoàng thái tử lên ngôi. Ở giờ phút đó, niên hiệu mới sẽ được công bố.

Điểm đặc biệt của lần cải nguyên 2019 này, là lần đầu tiên niên hiệu sẽ không dựa vào kinh điển Trung Quốc, mà dựa vào điển tích Nhật Bản. Mà chủ yếu là dựa vào hai cuốn Cổ sự kíNhật Bản thư kí - những cuốn sách gối đầu giường của giới cổ học và văn hóa dân gian (folklore), có thể xem đại khái như Lĩnh Nam chích quáiViệt điện u linh của Việt Nam. Tinh thần quốc học Nhật Bản được xây dựng bắt đầu bằng việc chú giải hai bộ sách ấy của giới trí thức hồi thế kỉ 16 - 17. Nói cụ thể ở một dịp khác.

Một số giấy tờ quan trọng của tôi mang niên hiệu Chiêu Hòa (hồi cố), và niên hiệu Bình Thành (hiện thực). Đã nói về việc đó ở đâu đó trên Giao Blog. Nhiều năm về trước, lần đầu thấy giấy tờ tùy thân ghi niên hiệu Chiêu Hòa, tôi đã bất ngờ một lúc ! Sau thì quen dần.

08/10/2018

"Hòa nhạc đồng ruộng" 2018

Thứ Hai, ngày 8 tháng 10. Nhằm ngày lễ (ngày nghỉ quốc gia) đầu tháng. 

Đây là lần thứ 14 của "Hòa nhạc đồng ruộng". Các lần trước thì xem ở đây ở đây. Cũng tức là đã 14 năm nhà chùa đã giữ được ruộng đồng, được cảnh quan làng mạc. Nếu không, thì nhà máy với ống khói đen xì đã ở ngay sát cổng chùa !

Vẫn còn đây, bờ xôi ruộng mật với 14 năm (ở đây, ở đây).

05/10/2018

Mùa gặt trên những miền quê : màu lúa chín và màu hoa dâng Phật

Mùa gặt tháng Mười năm nay, mình chỉ có thể ngắm nhìn các miền quê.

Da diết nhớ những miền quê của mình. Hương vị và màu sắc quê hương, cứ loang loang đi trong không gian, và lặng lẽ lặng lẽ trong tâm khảm của người không bước được trực tiếp trên đồng quê vào lúc này.

01/07/2018

Du lãng cùng ông và cháu nhà cụ Yubi - 2 (đất nước Ito của nữ vương Himiko)

Tháng 6 năm 2018, như kế hoạch hàng tháng, người cháu của cụ Yubi đã thực hiện một vòng khảo sát các di tích liên quan đến đất nước Ito (liên quan đến cái tên thành phố Itoshima ngày nay).

Đó là đất nước ở các thế kỉ 1 và 2 sau công nguyên, có quan hệ với nhà Hán (Trung Quốc). Được cai trị bởi nữ vương Himiko. Ngang ngang với thời kì Hai Bà Trưng bên ta (tạm tính cho dễ hình dung).

Đất nước ấy và ảnh xạ của nó hiện nay đã trở thành một sức hút đối với biết bao người, trong đó có tôi. Nhà cũ của tôi là trong vương quốc của nữ vương Himiko. Kho sách và kho hiện vật khảo cổ học về Himiko hiện nay đã được bàn giao cho một người bạn của tôi (anh được quyền bảo quản và thừa kế). Đó là vốn liếng của cả một đời nhà khảo cổ học địa phương, mà tôi tôn kính gọi là "thầy Lục". Bất ngờ, là năm ngoái, bạn đã thông báo tin ấy cho tôi. Một mối nhân duyên đến kinh ngạc !

04/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : "Hòa nhạc đồng ruộng" lần thứ 13, kỉ niệm việc nhà sư đã đứng lên để giữ lại được bờ xôi ruộng mật

Không phải là "Hòa nhạc đồng quê", mà thực sự là "Hòa nhạc đồng ruộng". Bởi ý tưởng đầu tiên, và cũng là lần đầu tiên buổi hòa nhạc đã tổ chức ngay trên các thửa ruộng tháng 11 vừa thu hoạch xong. Năm 2005.

Những bờ xôi ruộng mật ấy đã giữ lại được từ năm đó (đã ghi nhanh ở đây, và viết thành bài học thuật trong hội thảo năm 2016 ở đây).

24/07/2017

Trải dài trước cổng chùa làng, bây giờ, là ngút ngàn lúa xanh tháng 7


Bây giờ là cảnh sắc trải dài trước mặt. Ngút ngát.

Cuộc đấu tranh giữ đất giữ ruộng giữ chùa, của sư phụ, như đã chưa từng xảy ra. Mỗi sáng, cứ 5 giờ thì chuông trên gác vẫn rung lên đều đều.

Những ngày giữ đất cam go, sau khi gióng chuông mỗi sáng, là nón mê với tích trượng, lên đường đi cầu nguyện vòng quanh những bờ xôi ruộng mật này. Gốc cây to ở xa xa là nơi thường nghỉ chân.

13/04/2017

Du lãng cùng ông và cháu nhà cụ Yubi - 1 (hòa thượng Hồng Tiệm)

Vị sư danh tiếng hồi đầu thế kỉ 18, là trụ trì đời thứ 9 của một ngôi chùa danh tiếng có từ thế kỉ 12.

Sư được nhân dân trong vùng ghi ơn bởi đã có công dẹp yên tranh chấp nguồn nước giữa các làng vào năm 1716 (năm Hưởng Bảo 1), khai thông nguồn thủy lợi quí giá cho các làng thiếu nước. Nhờ đó mà cứu sống nhiều cánh đồng khô hạn. 

Ơn đức ấy mãi mãi được ghi nhớ.

Nay vẫn còn bia đá ca ngợi công đức của sư sừng sững trên đỉnh núi, ở chỗ đầu nguồn nước chảy từ núi xuống các làng ở dưới.