Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-lê-tân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-lê-tân. Hiển thị tất cả bài đăng

01/09/2024

Gìn giữ sắc phong trân quí cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa - họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định

Dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định ngày nay là dòng họ xuất thân của hệ thần Liễu Hạnh công chúa (hệ thống thần linh mà trung tâm là Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy).

Có một nhóm sắc phong trân quí đã được dòng họ lưu giữ từ năm 1683 đến nay (năm 1683 là năm đầu tiên dòng họ được nhận sắc phong của triều đình Lê mạt cho hệ thần Liễu Hạnh).

15/04/2024

Tiệc Mẫu tháng Ba 2024 ở Phủ Giầy Sài Gòn (Tp. Hồ Chí Minh)

Tên chính thức của ngôi đền là "Đền thờ Hai Bà Trưng, Đức Thánh Mẫu Phủ Giầy". Đền tọa lạc trên mặt đường Hoàng Hoa Thám quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Tên gọi Phủ Giầy Sài Gòn đã có từ trước năm 1975, trong sách vở và báo chí Sài Gòn thời đó.

Về Phủ Giầy Sài Gòn, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

Ảnh trước năm 1975 có kèm chú thích về đền Phủ Giầy Sài Gòn

Bây giờ là cập nhật Tiệc Mẫu tháng Ba ta năm 2024 tại Phủ Giầy Sài Gòn.

Đầu tiên, được sự cho phép của anh HL (ở Tp. Hồ Chí Minh), Giao Blog tạm đăng một ít ảnh trước. Video tiệc Mẫu Phủ Giầy Sài Gòn vào ngày 3 tháng Ba ta năm 2024 (ngày 11/4/2024) sẽ được cập nhật sau.

13/11/2023

Tư liệu Phủ Giầy : sắc phong 1683 (Chính Hòa 4) ở tháng 11 năm 2023

Đã khoảng nửa năm, tính từ tháng 4 năm 2023 (xem bài ở phần bổ sung), nhóm ông Nguyễn Xuân Diện liên tục lên tiếng trong không gian mạng về tư liệu Phủ Giầy Nam Định. Về mặt học thuật, nhóm này cơ bản là tung hỏa mù để hòng đánh lừa dư luận, những người không có kiến thức chuyên ngành sâu sắc dễ bị tin theo những lời thêu dệt.

Đến ngày 13/11/2023, trên trang Fb của mình, với tư cách học giả, ông Nguyễn Xuân Diện (từ đây viết tắt là NXD) vừa đưa bài có tính học thuật nhất sau nửa năm, mà là phản biện về đạo sắc phong 1683 hiện đang bảo quản tại dòng họ Trần Lê (Phủ Nội thuộc quần thể Phủ Giầy Nam Định). Đầu tiên, tôi đưa toàn văn bài viết đó về lưu trên Giao Blog.

Về mặt học thuật, bài phản biện của NXD thất bại toàn tập. Một bài viết của tôi, trong hệ thống bài đang triển khai nhiều năm qua về tư liệu Phủ Giầy Nam Định - Phủ Giầy Sài Gòn, đăng tải trên tạp chí học thuật và sách học thuật vào thời gian tới đây sẽ cung cấp những căn cứ để cho thấy tất cá luận điện mà NXD đưa ra bị bẻ gãy như thế nào. NXD chỉ biết có 0.1, chưa từng khảo sát trực tiếp (ngôn ngữ bình dân là "sờ tay vào") đạo sắc phong 1683, mà dám nói 100, thì đã biết kết quả ra sao.

13/01/2022

Ghi nhớ tại Phủ Chính Tiên Hương (Nam Định) : đã ghi rõ "năm 1683" vào ngày 13/1/2022

Cần ghi nhớ điều này, vào chính ngày hôm nay (Thứ Năm, ngày 13 tháng 1 năm 2022), viết rõ bằng bút bi màu đen, tại sân Phủ Chính Tiên Hương.

Chúng tôi cùng nhau xuất phát sớm từ Hà Nội. Mưa bay bay trên đường đi và khắp cả vùng Phủ Giầy/Dầy. Chỉ có một ít phút hửng lên vào khoảng giờ Ngọ - lúc quay những thước phim cuối cùng, rồi sau đó là nghỉ ăn trưa.

Đây là ghi chú quan trọng về một đạo sắc phong mang niên đại Chính Hòa 4 (1683) của triều đình nhà Lê Trịnh cho Liễu Hạnh công chúa. Cụ thể như sau.

10/04/2021

Nhân ngày 3 tháng 3 năm Canh Tý : con cháu Thánh Mẫu Liễu Hạnh công bố sắc phong năm 1683

Về sắc phong sớm nhất hiện còn cho Liễu Hạnh công chúa, tức sắc phong mang niên đại 1683, thì tôi đã chính thức có công bố các kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây (ví dụ đọc lại ở đây hay ở đây). Những ghi chép nhanh thì có ở đây (mùa hè năm 2017), ở đây (mùa hè năm 2018),  hay ở đây (năm 2019)

Các công bố này đều được gửi cho con cháu của Thánh Mẫu ngay sau khi có bản in chính thức (gửi qua e-mail và gửi trực tiếp).

Một lần phát biểu tại hội thảo (tháng 12 năm 2018), thì có thể xem video ngắn ở đây. Lúc đó, ở dưới hội trường có nhiều con cháu của Thánh Mẫu Liễu Hạnh tham dự, mà tiêu biểu nhất là hai người sau: 1). Thủ nhang Phủ Tiên Hương - thanh đồng Trần Thị Huệ (con gái của cụ thủ nhang Trần Viết Đức trước đây); 2). Em Trần Lê Tân thuộc gia đình cũ của Thánh Mẫu - gọi là Phủ Nội (hay Phủ Nội Tiên Đình), nằm ở ngay bên cạnh Phủ Tiên Hương.

Các Phủ Tiên Hương, Phủ Nội, Phủ Vân Cát, Phủ Tổ,...là các ngôi Phủ nằm bên trong khu quần thể chung là Phủ Giầy/Dầy.

15/01/2019

Lần gặp gỡ nhanh với học giả Lê Mạnh Thát cuối năm 2018

Tiếp điểm làm nên cuộc gặp gỡ chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Mấy năm gần đây, trong khi đi nghiên cứu điền dã tìm hiểu về Phật giáo miền Bắc, cụ Lê Mạnh Thát đã phát hiện ra vị trí đặc biệt của vị Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong một số cuộc tọa đàm hay hội nghị, ông đã chính thức phát biểu. Mới biết loáng thoáng thế, chứ chưa thấy ông viết ra trên giấy, tôi cũng chưa từng nghe trực tiếp ông nói về chủ đề đó bao giờ.