Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhạc-phan-linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhạc-phan-linh. Hiển thị tất cả bài đăng

28/10/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng miền đất tổ đang nhiều dần lên các khu công nghiệp

Chúng tôi dự tính đi huyện Yên Lập - nơi có đền thờ chí sĩ Ngô Quang Bích. Lên đến Yên Lập, thì danh tiếng của hai cha con chí sĩ chống Pháp là Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan được biết đến rộng rãi. 

Tôi có dịp hàn huyên với một đàn anh hoạt động Đoàn từng là Bí thư huyện Yên Lập rằng, thưở nhỏ, lúc trên dưới 10 tuổi, bọn chúng tôi hay lén mang thanh kiếm cũ của cụ Ngô Quang Bích ra chơi, hồi ấy hay gọi là "chơi đồ hàng". Hàng đó, thật ra là "hàng thật" trăm phần trăm. Chúng tôi cũng chỉ dám mang ra chơi lén khi nhà không có người lớn (người lớn thường đi đâu xa xa, kịp thời gian để chúng tôi xử lí mọi thứ êm đẹp). 

Về cụ Ngô Quang Bích và con trai cụ là Ngô Quang Đoan, thì trên Giao Blog, có thể đọc nhanh ở đây (tháng 12/2016) hay ở đây (tháng 7/2017).

07/10/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : chủ đề văn hóa công nhân

Cụ Võ Huy Tâm viết về người thợ mỏ khi còn đang là người thợ mỏ - một nhà văn trưởng thành từ hầm lò Quảng Ninh. Chúng tôi đã cùng được nhà văn Trần Nhuận Minh kể về những kỉ niệm của anh về người đàn anh Võ Huy Tâm, tại chính ngôi nhà của anh tại Hạ Long vào tháng 8 năm 2020 (xem ở đây). 

Tiểu thuyết Vùng mỏ của Võ Huy Tâm được xuất bản chính thức năm 1954. Sau đó, cuốn Những người thợ mỏ được xuất bản năm 1961. Trần Nhuận Minh cho biết: việc Vùng mỏ được đặc cách giải thưởng văn học quốc gia là có sự can thiệp của lãnh đạo văn nghệ lúc đó là cụ Tố Hữu (xem ở đây, tháng 2 năm 2021).

Trần Nhuận Minh hôm đó đặt dự kiến là tôi sẽ có mặt ở nhà anh từ đầu giờ chiều, để còn có thời gian cùng ra bơi ở bãi biển trước nhà. Nhưng tôi mải đi về vùng mỏ Cẩm Phả, nên về muộn, không kịp ra biển, không kịp ăn tối, mà chuyển thành nói chuyện cả một tối đến tận khuya về chủ đề văn hóa công nhân. Tôi đã viết trên Giao Blog, rằng: "Gần đây, gặp nhà thơ Trần Nhuận Minh tại nhà riêng ở Hạ Long, mới được nghe anh kể về quãng thời gian anh đi làm phu mỏ tay trái để viết về vùng mỏ, thợ mỏ. Sau này, một kết tinh của cả đời ở vùng mỏ của anh là trường ca Đá cháy. Từ kinh nghiệm thực tế nhiều chục năm, anh có chú ý chúng tôi về khái niệm "thợ mỏ" và "phu mỏ" của thời Tây, tức thời thuộc Pháp (có một số người là nông dân ra làm mỏ mang tính thời vụ, hết việc lại về quê, mà không phải thợ mỏ hay phu mỏ chính hiệu)." (xem lại ở đây).

Theo tư liệu của nhà văn Tô Hoài, một người có công lao lớn trong việc đào tạo một người thợ mỏ viết văn thành một nhà văn của vùng mỏ Võ Huy Tâm, chính là nhà văn đàn anh Nguyễn Huy Tưởng. Cụ Tưởng đã có cách đào tạo người thật hay (đọc lại ở đây, tháng 11 năm 2021).

Vùng mỏ còn có nhà văn Lê Phương với tiểu thuyết Bất khuất và nhiều tác phẩm khác (xem ở đây).

1. Tôi đã có thời gian, tính ra cũng kéo dài cả mấy năm, đi tìm hiểu "văn hóa mỏ", "văn hóa thợ mỏ", "văn hóa công nhân mỏ". Du lãng nhiều khu mỏ, xuống nhiều hầm lò cùng anh em thợ mỏ, cùng ăn cơm thợ mỏ và ngủ giường thợ mỏ.

21/05/2022

Có một tiểu thuyết "Bất khuất" khác : truyện vùng mỏ của nhà văn Lê Phương

Truyện kí và tiểu thuyết, thơ ca về vùng mỏ khá phong phú. Trong một bài viết về "văn hóa thợ mỏ" đã công bố năm 2020 (xem nhanh trên Giao Blog ở đây), thì tôi xếp "văn học vùng mỏ" là một nội dung của "văn hóa vùng mỏ" và "văn hóa thợ mỏ".

Bây giờ là về tiểu thuyết Bất khuất của nhà văn Lê Phương.

Mở đầu là một bài viết của bác Đoàn Kiển (tức Đoàn Văn Kiển) - nguyên là Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV (than khoáng sản Việt Nam).

04/04/2022

Mùng 3 tháng 3 âm lịch năm 2022 : tảo mộ ở khu vực người Nùng An tại huyện Lục Yên (Yên Bái)

Ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch năm nay, chúng tôi du lãng ở khu vực huyện Lục Yên thuộc tỉnh Yên Bái.

Lịch âm lịch dương năm này trùng ngày. Mùng 3 tháng 3 âm lịch là ngày 3 tháng 4 dương lịch.

Ngày xưa, hồi tuổi 20, chúng tôi đã du lãng Lục Yên, có kết hợp ngó xem tình hình khai thác đá quí rất sôi động. Khi đi xe hàng từ Phố Ràng (tức Bảo Yên) sang, khi bám càng được xe zép của huyện, khi thì lại tự đi bằng xe Mink (hồi đó chưa phải sử dụng mũ bảo hiểm).

25/12/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : câu chuyện ngành than Việt Nam - TKV và truyền thống "Kỷ luật - Đồng tâm"

Kỷ luật - Đồng tâm là nhãn ngữ quan trọng của ngành than Việt Nam hiện nay. Chúng tôi đã cùng luận bàn về các truyền thống văn hóa của ngành than ở đây (cuối năm 2020).

Mấy năm rồi, du lãng các cơ sở của ngành than Việt Nam, một số thông tin đã được ghi nhanh trên Giao Blog, ở đây hay ở đây.

Từ nhiều năm trước, nội bộ của TKV cũng đã có tiếng nói về việc: nên chuyển từ "Kỷ luật - Đồng tâm" sang "Cạnh tranh - Minh bạch". Cũng có thể nghĩ đến sự kết hợp giữa chúng.

23/01/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng vùng than, xem thợ mỏ đón Tết 2021

Chúng tôi lại trở về vùng mỏ. Lần này là du lãng để xem thợ mỏ ăn Tết ra sao. Khoanh vùng chính vào Uông Bí với 14 đơn vị của TKV tập trung ở đây.

Uông Bí bây giờ là Thành phố Uông Bí, đang phát triển rất nhanh. 

Chúng tôi tụ về Cầu Sến (tên một con phố mà cũng là tên của một cây cầu). Đầu dây bên chỉ dẫn đường có nói đại khái: đến Cầu Sến rồi, nhìn thấy 4 tòa nhà cao nhất ở khu đó thì các bác tới đó. Chúng tôi thật ra đã đến khu vực Cầu Sến ấy một lần rồi, nhưng luống cuống thế nào mà lòng vòng một hồi mới đến được.

03/10/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : "nước non Cao Bằng" xưa đang lồng trong "non nước Cao Bằng" nay

Những ngày cuối tuần, chúng tôi có du lãng vùng Cao Bình - kinh đô của của vương triều Mạc thời kì Cao Bằng (1593-1685). Về thời kì hơn 80 năm đó của nhà Mạc ở vùng biên viễn, thì trên Giao Blog có thể đọc nhanh ở đây (năm 2015) hay ở đây (năm 2017).

Quãng đường từ Hà Nội lên Cao Bằng lần này, chúng tôi đi một mạch từ sáng sớm, đi qua Thái Nguyên - Bắc Cạn mà lên thẳng mỏ thiếc Tĩnh Túc. Rút gọn thành Hà Nội - Tĩnh Túc (thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng). Tức là không đi theo lối quen đi là phải qua thành phố Cao Bằng trước, rồi sau đó mới đi các tuyến địa phương huyện.

Trên xe, tôi theo thói quen, đọc lời ca dao cổ:

"Con cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non,

Nàng về nuôi cái cùng con,

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng".