Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

17/05/2024

Tính thời sự của "kinh nghiệm tôn giáo" qua chuỗi sự kiện "người đàn ông" Thích Minh Tuệ 2024

"Kinh nghiệm tôn giáo" và "cái tuyệt đối" là hai điểm cốt tử của tôn giáo.

Mở một entry này để quan sát từ hôm nay (17/5/2024) chuỗi sự kiện về "người đàn ông" đang trên đường  khất thực có tên Thích Minh Tuệ từ góc nhìn "kinh nghiệm tôn giáo".

Chuỗi sự kiện này bắt đầu từ "kinh nghiệm tôn giáo" của một cá nhân, đang từ từ dần dần phát triển thành "kinh nghiệm tôn giáo" của rất nhiều người, thậm chí đã tới tầm "quốc dân" và "quốc gia".

Quốc gia và quốc dân Việt Nam đang cùng nhau trải qua một "kinh nghiệm tôn giáo" thú vị, là hiện tượng "thầy Minh Tuệ" vào năm 2024. 

Hôm nay, phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ đều đã có công văn về hiện tượng thầy Minh Tuệ. Mở đầu là bằng hai công văn này. Công văn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì sử dụng từ "người đàn ông".

Dưới hai công văn là tư liệu bổ sung và tư liệu cập nhật được dán dần lên như mọi khi.

Tháng 5 năm 2024,
Giao Blog


---




Sư Thích Minh Tuệ bị kẻ lạ mặt Đ.ánh vì ăn mặc giống cái bang lấy vải nghĩa địa vá áo


Nhân Gà Vlogs

970.508 lượt xem 18 thg 12, 2022

https://www.youtube.com/watch?v=jhA9mnwxcZw





14.05.2024
Trưa qua, 13/05/2024, trước khi Thầy Minh Tuệ rời Nghệ An, một người đàn ông mặc quần xanh của công an đã tìm đến tận nơi để đọc tặng Thầy Minh Tuệ một bài thơ tự làm với lòng kính cẩn trong sự chứng kiến của nhiều người dân.



https://www.facebook.com/hongly.vo.35/videos/1375810299683431




311.149 lượt xem Đã công chiếu vào 1 thg 5, 2024

https://www.youtube.com/watch?v=aBNztlAWxbk














..


VOV.VN - Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký văn bản số 151 (ngày 16/5) thông báo về việc người được mạng xã hội gọi là "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo.

Theo văn bản số 151, trong những ngày vừa qua, trên mạng xã hội Tiktok, Facebook, Youtube, Instagram, Twitter xuất hiện nhiều hình ảnh, clip về người đàn ông mang hình dáng nhà sư đi bộ hành dọc tuyến đường từ Khánh Hòa ra Hà Giang và ngược lại.

Người này được mạng xã hội gọi là "Sư Thích Minh Tuệ". Trong lộ trình đi bộ qua các địa phương đã có nhiều người dân và Phật tử tập trung với số lượng đông, cúng dàng vật phẩm, thức ăn tạo ra nhiều hình ảnh, clip gây ra nhiều dư luận trái chiều làm ảnh hưởng đến GHPGVN.

440865946_1159801328667971_1449751106504410858_n.jpg

Qua tìm hiểu xác minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN khẳng định người đàn ông này không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của GHPGVN. Điều này cũng đã được chính người đàn ông này khẳng định trong các clip trên mạng xã hội.

Người đàn ông này có tên là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông Lê Anh Tú sinh sống tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ông Lê Anh Tú sau khi từ bỏ công việc đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên đã thực hiện một vài lần đi bộ hành từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại.

Tuy nhiên, lần này một số người dùng mạng xã hội đã sử dụng hình ảnh đi bộ của ông Lê Anh Tú tạo sự hiếu kỳ, thu hút nhiều người dân đi theo, tạo nên hiệu ứng câu view và có nhiều bình luận xuyên tạc đời sống tu hành của tăng ni, phật tử GHPGVN.

Trong mấy ngày nay, ông Lê Anh Tú đang đi bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hướng về Khánh Hòa. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố có thông báo tới đông đảo phật tử và nhân dân được biết để không ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư; liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm GHPGVN.

https://vov.vn/xa-hoi/giao-hoi-phat-giao-khang-dinh-su-thich-minh-tue-khong-phai-la-tu-si-phat-giao-post1095620.vov

..


Hôm nay 16-5, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ cùng có văn bản về trường hợp ‘sư Thích Minh Tuệ’.

Người được cộng đồng mạng gọi là 'sư Thích Minh Tuệ' - Ảnh: Internet

Người được cộng đồng mạng gọi là 'sư Thích Minh Tuệ' - Ảnh: Internet

Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi thông báo đến ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố.

Ban Tôn giáo Chính phủ gửi văn bản tới các ban/phòng tôn giáo (sở nội vụ) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu về cùng vụ việc "sư Thích Minh Tuệ".

Tuổi Trẻ Online trích đăng các văn bản:

Văn bản của Ban Tôn giáo Chính phủ thông tin về "sư Thích Minh Tuệ":

Những ngày gần đây trên các trang mạng xã hội phát tán, lan truyền nhiều hình ảnh về một người tự xưng là Thích Minh Tuệ, trang phục mang hình thức như tu sĩ Phật giáo, đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Về việc này, Ban Tôn giáo Chính phủ thông tin như sau:

Qua nắm tình hình bước đầu, ông Thích Minh Tuệ tên thật là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Ông Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ban Tôn giáo Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra văn bản về ‘sư Thích Minh Tuệ’- Ảnh 2.
Ban Tôn giáo Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra văn bản về ‘sư Thích Minh Tuệ’- Ảnh 3.

Văn bản của Ban Tôn giáo Chính phủ về trường hợp "sư Thích Minh Tuệ"

Trước đây ông Thích Minh Tuệ đã ba lần đi bộ theo hình thức thực hành phương pháp tu tập "hạnh đầu đà" từ miền Nam ra miền Bắc và ngược lại nhưng không thu hút sự quan tâm của nhiều người. 

Tuy nhiên, lần thứ tư này hành trình của ông Minh Tuệ đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, có thời điểm lên tới hàng trăm người đi theo làm ảnh hưởng an ninh trật tự và giao thông trên các địa bàn.

Trong đoàn đi theo có tín đồ phật tử, có những người hiếu kỳ và nhóm TikToker, YouTuber quay clip, livestream đăng tải trên các trang mạng xã hội tạo nên "hiện tượng Thích Minh Tuệ", thu hút sự quan tâm của dư luận và có nhiều bình luận theo các chiều hướng khác nhau.

Từ thực tế đó, Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị Ban/Phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, thực hiện:

- Tham mưu Sở Nội vụ báo cáo. Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố chỉ đạo các sở, ngành chức năng quan tâm, khi ông Minh Tuệ tới địa bàn không để xảy ra tình trạng tập trung đông người, gây cản trở và ảnh hưởng an toàn giao thông, gây phức tạp về an ninh trật tự, đặc biệt không để các thế lực xấu lợi dụng, xúi giục, lôi kéo gây mất đoàn kết tôn giáo và vi phạm pháp luật.

- Trao đổi với Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở địa phương hướng dẫn tăng ni, phật tử tu học theo đúng chính pháp của Đức Phật, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và cách thức hành trì của mọi người nhưng cần đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Thông tin, tuyên truyền để quần chúng nhân dân, tăng ni, phật tử và nhân dân hiểu về chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, về cách thức hành trì của Phật giáo; không cản trở, làm ảnh hưởng việc tu học đúng chính pháp; vận động chức sắc, tín đồ và quần chúng nhân dân không tập trung đông người nơi công cộng, gây cản trở, ách tắc giao thông và an ninh trật tự trên địa bàn.

Chủ động cung cấp thông tin, định hướng dư luận, không để các đối tượng thiếu thiện chí có cơ hội lợi dụng tuyên truyền, kích động gây mất ổn định xã hội.

Văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết:

Trong những ngày vừa qua, trên mạng xã hội TikTok, Facebook, YouTube, Instagram, Twitter xuất hiện nhiều hình ảnh, clip về người đàn ông mang hình dáng nhà sư đi bộ hành dọc tuyến đường từ Khánh Hòa ra Hà Giang và ngược lại.

Văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về trường hợp "sư Thích Minh Tuệ"

Văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về trường hợp "sư Thích Minh Tuệ"

Người này được mạng xã hội gọi là "sư Thích Minh Tuệ". Trong lộ trình đi bộ qua các địa phương đã có nhiều người dân và phật tử tập trung với số lượng đông, cúng dàng vật phẩm, thức ăn tạo ra nhiều hình ảnh, clip gây ra nhiều dư luận trái chiều làm ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Qua tìm hiểu xác minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định người đàn ông này không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điều này cũng đã được chính người đàn ông này khẳng định trong các clip trên mạng xã hội.

Người đàn ông này có tên là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông Lê Anh Tú sinh sống tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

Ông Lê Anh Tú sau khi từ bỏ công việc đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên đã thực hiện một vài lần đi bộ hành từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại.

Tuy nhiên, lần này một số người dùng mạng xã hội đã sử dụng hình ảnh đi bộ của ông Lê Anh Tú tạo sự hiếu kỳ, thu hút nhiều người dân đi theo, tạo nên hiệu ứng câu views và có nhiều bình luận xuyên tạc đời sống tu hành của tăng ni, phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trong mấy ngày nay, ông Lê Anh Tú đang đi bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hướng về Khánh Hòa.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố có thông báo tới đông đảo phật tử và nhân dân được biết để không ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư;

Liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm Giáo hội Phật giáo Việt Nam.




Thiên Điểu

https://tuoitre.vn/ban-ton-giao-chinh-phu-va-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-ra-van-ban-ve-su-thich-minh-tue-20240516185720206.htm


..

---


CẬP NHẬT




10.


(Một người đi theo tu sĩ Minh Tuệ khi đến thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị thì kiệt sức và đã về cõi Phật).
Như vậy:
Không phải cứ y áo, ôm ruột nồi cơm điện rồi theo tu sĩ Minh Tuệ mà tu được?
Một đoàn người khoảng hơn chục vị, bắt chước nếu không hiểu gì về sự dẻo dai của sức khỏe bản thân. Trong khi cơ thể ủ nhiều thứ bệnh huyết áp, tiểu đường, sốc nhiệt đột quỵ vv...
Không có khả năng phù hợp để tu luyện thì sớm hay muộn sẽ bỏ cuộc hoặc gục ngã.
Ngài Minh Tuệ đã khoảng gần 6 năm ăn một bữa khất thực, chỉ ngủ ngồi, đi bộ đầu trần chân đất chịu mưa nắng từ Nam ra Bắc hay ngược lại.
Sức chịu đựng coi như đã tạm. Rồi những ngày tháng sau này chưa biết trước hay khảng định có còn chịu được nữa hay không?
Tu sĩ Minh Tuệ cũng đã nói là không rủ rê ai cả, không cản trở ai, nhưng những người đi theo còn làm phiền phức vì ồn ào.
Thấy tu sĩ Minh Tuệ tu, rồi cũng bắt chước để thể hiện, lại không biết sức khỏe sự dẻo dai và sự chịu đựng của bản thân là không ổn đâu?
Sẽ gục ngã vì kiệt sức!?
30/5/2024

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid04f89qCw7YuUNSyA1zBmKEZxSgA8nG8qGEpc2bwveZVTQv9JsuMpgQwg5hMam8ea5l&id=100021705347902



9. Ngày 30/5/2024



 Ngọc Vũ
 Thứ năm, ngày 30/05/2024 20:43 PM (GMT+7)
Tối 30/5, ông Lương Thanh S (47 tuổi) được cho là sốc nhiệt, dẫn đến tử vong. Được biết, ông S là Việt kiều Mỹ mới đi theo ông Minh Tuệ được 3 ngày, khi đến thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, người này bị sốc nhiệt và được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Tối 30/5, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế xác nhận, ông Lương Thanh S (47 tuổi) đã tử vong. Hiện tại thi thể ông S đang lưu lại nhà xác của bệnh viện để làm thủ tục bàn giao cho gia đình.

Một Việt kiều Mỹ đi theo ông Minh Tuệ bị tử vong do sốc nhiệt- Ảnh 1.

Lúc nhập viện, ông S mặc quần áo giống với những người đi theo ông Thích Minh Tuệ khất thực. Ảnh: BVCC


Trước đó, khoảng 10h30 cùng ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị tiếp nhận ông S trong tình trạng tím tái, hôn mê sâu, mạch quay không bắt được, huyết áp không bắt được, ngừng tuần hoàn hô hấp, vô cùng nguy kịch.

Khi nhập viện, ông S mặc kiểu áo như những người đi theo ông Thích Minh Tuệ khất thực.

Hai người phụ nữ ở huyện Triệu Phong đưa ông S vào viện cho biết, ông S đi theo ông Thích Minh Tuệ. Khi đến địa phận thị trấn Ái Tử, ông S bị ngất xỉu trên đường.

Thấy vậy, người dân đã đưa ông S vào bệnh viện huyện Triệu Phong. Tuy nhiên, do bệnh tình quá nặng, bệnh viện này chuyển ông S lên tuyến trên là bệnh viện tỉnh.

Một Việt kiều Mỹ đi theo ông Minh Tuệ bị tử vong do sốc nhiệt- Ảnh 2.

Người thân chuyển ông S từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vào bệnh viện ở Huế. Ảnh: Ngọc Vũ.


Sau khi đưa ông S vào bệnh viện tỉnh, hai người phụ nữ nhờ bệnh viện liên hệ với đoàn của ông Thích Minh Tuệ hoặc người nhà để tìm người thân cho bệnh nhân, được một lúc thì hai người phụ nữ rời đi.

Lúc tiếp nhận, mặc dù không biết bệnh nhân tên tuổi là gì, cũng không có bảo hiểm y tế, không có thân nhân, không ai nộp viện phí, nhưng bệnh viện vẫn hỗ trợ bệnh nhân tối đa.

Nhờ đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện cấp cứu, mạch của bệnh nhân S đập trở lại nhưng phải thở máy.

Một Việt kiều Mỹ đi theo ông Minh Tuệ bị tử vong do sốc nhiệt- Ảnh 3.

Ông S được đưa lên xe cấp cứu để di chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: Ngọc Vũ.


Theo thông tin từ bác sĩ Hoàng Ngọc Huỳnh – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, ông S mới trở về từ Mỹ được 4 ngày, đã đi theo ông Thích Minh Tuệ 3 ngày. Vợ con ông S hiện đang ở Mỹ. Một số người thân của ông S ở thành phố Hồ Chí Minh đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vào khoảng 15h cùng ngày.

Cũng theo bác sĩ Huỳnh, ông S bị sốc nhiệt do nắng nóng, dẫn đến tổn thương đa cơ quan, tổn thương não không hồi phục.

Một Việt kiều Mỹ đi theo ông Minh Tuệ bị tử vong do sốc nhiệt- Ảnh 4.

Đã không có "phép màu" nào - ông S đã tử vong do sốc nhiệt. Ảnh: Ngọc Vũ.


Sau khi người nhà đến đã thanh toán chi phí điều trị cho bệnh viện và cảm ơn bệnh viện đã tận tình cứu chữa ông S. Người nhà có nguyện vọng đưa bệnh nhân S vào bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị nhận định, không thể đưa ông S di chuyển quảng đường xa. Vì vậy, người nhà nguyện vọng đưa bệnh nhân S vào Bệnh viện Trung ương Huế.

Bác sĩ Huỳnh khuyến cáo, trong thời tiết nắng nóng, người dân cần tránh trú ở nơi thoáng mát, cung cấp đủ nước cho cơ thể, không nên đi bộ dọc đường, sẽ nguy hiểm đến sức khoẻ.

https://danviet.vn/mot-nguoi-di-theo-ong-thich-minh-tue-bi-tu-vong-do-soc-nhiet-20240530203337342.htm?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR1kKX357sKKN_ZbJobTy6Cz5b6Ats-Haj-cU2JMewfvKdCiKjXLnWucUuM_aem_ASXTSQ0v26Il_cLI0LE58DjYDS59JXW69PczRmbZeyCo1sdhpbtTh33iG5uQaAxLFY1wMe_y3WqXYynz9YvxmWSs




8. Ngày 29/5/2024

"
Một con người bé nhỏ, không tài sản, không quyền lực, không nhà cửa sống qua ngày bằng việc xin ăn, suốt 6 năm nay chỉ đi bộ bằng chân trần dọc theo đất nước (nghe nói đã qua 3 vòng rồi), chợt nổi đình nổi đám choán gần hết sự quan tâm của mạng xã hội, động đến cao tầng giáo hội Phật giáo, động đến quan điểm tu hành của mọi tôn giáo, tạo nên cả một làn sóng đang ngày 1 lớn quét qua cuộc sống dân tộc khiến nhiều người, nhiều quan điểm chao đảo. Đó là Minh Tuệ , một nhà tu hành hạnh Đầu đà đứng ngoài tổ chức Giáo hội Việt nam.
Đầu tiên, chỉ một mình thầy, giờ theo thầy có cả 1 đoàn, cũng y chắp vá, cũng bát lõi nồi cơm điện, cũng chân trần lội bộ đường trường, cũng ngủ tha ma, cũng ngày 1 bữa...Không ai mời ai gọi đoàn người đó hướng theo thầy, khổ hạnh tu hành, ngày 1 đông hơn. Những đám đông người đủ các hạng sùng kính có, tò mò có, lợi dụng " ăn theo" có...ngày một đông hơn khiến nhiều nơi cảnh sát đã phải vào cuộc giữ an ninh và an toàn trên đường. Hàng triệu người tìm kiếm Minh Huệ trên các mạng xh lại mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của thầy cả trong và ngoài nước. Hàng triệu người theo dõi bước đi, điểm nghỉ, hành vi, câu nói ...của thầy với đủ thứ tình cảm khác nhau. Có kẻ ở Đà nẵng đấm vào mồm thầy, có kẻ nhân danh chủ tich xã đuổi thầy không cho ngủ nơi nghĩa trang thuộc địa bàn của hắn, Có kẻ lợi dụng chức tước tôn giáo phỉ báng thầy trong đại chúng, Thậm chí có cả tổ chức tôn giáo đứng ra tuyên bố rũ bỏ xa lánh thậm chí hiệu triệu các địa phương cách li thầy, coi thầy như hạng người làm uế tạp cõi tu linh thiêng độc quyền của họ. Thế nhưng ngược lại, Có biết bao người trân trọng thầy, quét đường cho thầy đi, rải cả hoa làm thảm, cung kính bái lễ cúng dàng, chụp hình quay phim đưa tin thầy trên mạng với những lời yêu thương kính trọng. Có cả đoàn nữ tu nào đó mon men đến gần làm lễ xuống tóc xuất gia với mong muốn được thầy chứng minh. Thâm chí nhiều cha xứ Thiên chúa cũng nhắc đến thầy với lòng ngưỡng mộ.
Cả cộng đồng đang dõi theo bước chân thầy, vui khi thầy vui vẻ, phiền muộn khi thầy bị đối xử bất công, lên án những kẻ có quyền lực cực đoan gây cho thầy trở ngại, Phê phán sắc sảo quyết nghị của Hội Phật giáo Việt nam, moi móc rỉa rói những kẻ xấu xa nhưng tự cho là chân tu buông lời khinh khi thầy. Đặc biệt có cả những Đại đức, hòa thượng bất chấp quyết nghị của giáo hội, sẵn sàng từ bỏ mọi chức vụ trong giáo hội để bênh vực ca ngợi thầy.
Đến nay có thể thấy rõ hai phân cực trong thực tiễn.
Phân cực phê phán, chống đối thầy bao gồm: Lũ lưu manh đánh thầy cho vui, lũ quan chức tầng dưới tàn nhẫn coi thường tôn giáo tín ngưỡng đuổi thầy ko cho ngủ trên đia bàn của chúng dù chỉ là ngủ nơi nghĩa trang, lũ thầy tu tầng trên quen coi mình là trung tâm thế gian muốn đánh đổ danh tiếng của thầy, rồi cả cái Giáo hội Phật giáo thiển cận sợ thiên hạ ghép thầy vào làm ô uế chúng nó nữa.
Phân cực ủng hộ có thể nói là tuyệt đại đa số Phật tử và quần chúng nhân dân, trong đó có rất nhiều trí thức và quan chức trong và ngoài đạo, có các nhà tu hành thuộc các tôn giáo khác, và có cả những đạị đức hòa thượng chân tu sáng suốt luôn trung thành với giáo lí nhà Phật nữa.
Có thể nói rằng Hiện tượng Minh Tuệ như một ngòi nổ xới tung các lớp đất bao phủ bấy lâu trong tôn giáo, tín ngưỡng, như 1 làn sóng dọc trào lên từ đáy nước đẩy lên mặt biển bao thứ chìm đắm bấy lâu . Những so sánh đối chiếu công khai xuất lộ, chẳng dám nói về cái giàu nghèo của tu sĩ mà chỉ nói tới cái hạnh tu của người tu hành. Cái giá trị của Phật giáo Nguyên thủy , con đường chân chánh vươn tới trong pháp tu, cái đức của người chân tu... đang trực hiện sinh động trước mắt thế gian, giúp con người biết nên hướng về đâu trong con đường tìm cầu giải thoát. Như có một bàn tay xếp đặt, Minh Tuệ chỉ xuất đầu lộ diện sau rất nhiều tiêu cực hôn ám của nhà chùa, thượng tọa đại đức này kia lấy hình của mình đúc thành tượng Phật bầy lên cho thiên hạ chiêm bái, chuyện làm giàu bất minh, chuyện phá giới, ăn chơi, gái gú, chuyện đăng đàn thuyết pháp sai lạc, chuyện sửa cả giới đức trong ngũ thường giới của Phật rất kinh hãi. Sau suốt 6 năm hành trì lang bạt, Minh Tuệ hôm nay hiện ra công khai như một đối chứng. Ai sắp xếp việc đó. Rồi nữa, trước đây đã từng có một thầy tu Nguyên thủy mang tên Minh Đăng Quang nổi tiếng hiện lên rồi biến mất như một ngôi sao băng, nay lại có một thầy Minh Tuệ xuất hiện rực rỡ. Phải chăng có thế lực nào đó muốn chúng ta khai sáng. Đăng quang chỉ là ánh sáng của ngọn đèn giúp ta đi trong bóng tối, Minh Tuệ là ánh sáng trí tuệ có thể đưa ta đến cứu cánh giải thoát. Nhìn thấy đoàn người ngày một đông hơn, thấy nhiều người ôm ruột nồi cơm điện muôn phương tìm về theo ánh sáng trí tuệ, phải chăng một sự mách bảo chỉ dẫn cho những người dân Việt giàu đức tin một con đường đến với đạo hạnh chân chính khiến một ngày gần đây Phật giáo nguyên thủy sẽ là tín ngưỡng căn bản của đất Việt Nam ta. Sự hiểu biết chân chính về Phật pháp của cộng đồng dân Việt mới có thể giúp Việt Nam trở thành Trung tâm Phật giáo Thế giới một cách thực thụ. Rất nhiều thế lực đang tiếp dẫn chúng ta đi"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02jSJdnhAJ3zMvY2VK9aqNs8kkbu33585GssevUSyPPvf43CoaXxGWeQ6rnBYnsWD2l&id=100013730914804


7.


Trong những người đi theo ông Minh Tuệ, có người đàn ông với bàn tay to, khuôn mặt khá dữ được dân mạng phong là "Hộ pháp Kim Cang". Thân thế người này ra sao?
“Câu like, câu view” bẩn: Dừng lại trước khi quá muộnLàm phiền cả lúc ông Thích Minh Tuệ tắm, những Tiktoker “tặc” muốn gì?Từ vụ lộ clip nhạy cảm: Hãy tự bảo vệ bản thân cũng như sử dụng mạng xã hội đúng cách

Ông Thích Minh Tuệ - một người đang tự tu theo lối khổ hạnh nhiều năm qua, bỗng trở nên nổi tiếng một cách bất đắc dĩ bởi những người làm nội dung bẩn trên các nền tảng mạng xã hội như TiktokYoutubeFacebook.

Những năm trước đây, hành trình tu tập của ông Minh Tuệ vốn lặng lẽ, bình an. Từ khi ông được “đẩy thuyền” thành hiện tượng mạng, ngoài những người hiếu kỳ tới xem, những ngày gần đây còn xuất hiện thêm rất nhiều người với cách ăn mặc na ná ông Minh Tuệ, ôm theo ruột nồi cơm điện và những “đạo cụ” đi theo ông đã đặt ra không ít câu hỏi về động cơ, mục đích thực sự cũng như danh tính của những người này.

Trong đó, có một người đàn ông có đôi bàn tay to, vẻ mặt hầm hố, bặm trợn được cộng đồng mạng hay gọi là “Hộ pháp Kim Cang”. Vậy người này là ai?

Theo tìm hiểu, "Hộ pháp Kim Cang" có tên thật là Đ.V.P (SN 1982, quê ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương). Ông P. ngoài mặc trang phục và ôm ruột nồi cơm điện tương tự ông Minh Tuệ, còn có lúc đeo cặp kính râm. Thậm chí, ông P. có lần còn lớn tiếng xua đuổi những người “lạ mặt” đi theo ông Thích Minh Tuệ và có dáng vẻ là người đi theo để bảo vệ ông Thích Minh Tuệ.

Hộ pháp Kim Cang bỏ vợ con khóc lóc theo chân ông Thích Minh Tuệ là ai?
Người đàn ông tự xưng Hộ pháp Kim Cang đi theo ông Thích Minh Tuệ bị người nhà lên án vì bỏ mặc vợ con ở nhà khổ cực - Ảnh: Cắt từ clip mạng xã hội

Trao đổi với Báo Công Thương, anh K. (người được giới thiệu là cháu của Hộ pháp Kim Cang) cho biết, ông P. quê gốc ở Hải Dương trong gia đình có đông anh em. Mẹ ông P. mất sớm, người đàn ông này có thời gian làm mỏ than ở Quảng Ninh đã mua được nhà tại vùng đất Mỏ nhưng chơi bời nợ nần, ông P. đã bán nhà và cùng vợ con vào thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015, rồi thuê nhà trọ sinh sống và bán hàng ở ven đường.

Anh K. chia sẻ thêm, ông P. không phải là người tu tập. Người đàn ông này đi theo ông Thích Minh Tuệ với mục đích “dọa” đi tu để gây sức ép với gia đình bởi những việc ông này từng làm ảnh hưởng tới mọi người.

“Chú ấy có phải doanh nhân, doanh nghiệp gì đâu, vẫn đang thuê nhà ở TP. Hồ Chí Minh. Vợ con thì vẫn đang khổ cực ở nhà chứ có sung sướng gì. Vợ chú ấy không có công ăn việc làm chỉ ở nhà làm may thuê nuôi 2 đứa con nhỏ, một đứa 4 tuổi bị tự kỷ chậm nói khổ lắm! Bản chất chú ấy không phải cục cằn, thô lỗ đến vậy. Chả hiểu sao lại thế chỉ khổ vợ con ở nhà”, anh K. nói và cho biết gia đình ông P. rất mệt mỏi về việc này.

Anh K. cũng cho rằng, chú mình đi theo ông Thích Minh Tuệ với lý do riêng, nhưng ai nói đi tu cũng tu được đâu. “Làm gì có Phật nào dạy bỏ vợ bỏ con để đi theo ông Minh Tuệ. Đi như thế là theo tâm lý đám đông, là a dua chứ có phải tu đâu, chỉ khổ người trong gia đình, như thế không phải là tu”, anh K. nói.

Theo nam thanh niên, gia đình rất bức xúc vì ông P. bỏ bê vợ con nên muốn nói lên sự thật để người này hồi tâm chuyển ý quay về, đừng để vợ con ở nhà suốt ngày khóc lóc.

“Chú ấy đi để vợ con ở nhà khổ thế thì không phải là tu. Nhiều người đi mục đích vì nổi tiếng, chú ấy đi chả mục đích gì ngoài tạo sức ép cho gia đình, còn mang tiếng xấu bỏ vợ con ở nhà, xua đuổi người khác. Còn đi để bảo vệ ông Tuệ, thực chất thì có ai làm gì ông Tuệ đâu mà cần phải bảo vệ”, anh K. bức xúc.

Ông Thích Minh Tuệ từng nói, họ không phải đệ tử và đồ đạc ông tự mang, không cần những người đi cùng bảo vệ nhưng nếu ai muốn đi cùng thì ông không cản.

Khi dừng chân nghỉ ngơi, ông trò chuyện với họ và vẫn nói rằng muốn đi thì đi, muốn về thì về, nhưng nhớ phải xin phép gia đình, nếu khi nào cảm thấy không muốn tiếp tục hành trình thì có thể trở về nhà.

Đoàn Tuấn

https://congthuong.vn/ho-phap-kim-cang-theo-chan-ong-thich-minh-tue-la-ai-322249.html?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR2fn3KWImLQbswj0_qoK59ev_Jw0bQms7QciQMsMZBvU-_hzqU4lfW4pfk_aem_Ad8AamDLVbZRmxsnsCfRaCsYTZAnw9RzAsmnQpQkaAFxqBTPaI0sSjtvNZ6jKDlRNFDAhfbBAQ6Um-xcI0JZ8aoY






6.

SƯ MINH TUỆ CÓ PHẢI TU SĨ PHẬT GIÁO HAY KHÔNG?
An Tường Anh (Võ Đào Phương Trâm)

Vào ngày 16/5/2024, Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có ban hành văn bản số 151/HĐTS-VP1 về việc “Thông báo người được mạng xã hội gọi là sư Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo”. Căn cứ vào những nội dung ban hành trong văn bản, tôi xin được chia sẻ một số ý kiến như sau:

blank
1. Thế nào là tu sĩ Phật giáo?

Trong sách Kinh Tương ưng bộ II, (tập IV) có viết: Tu sĩ Phật giáo là người từ bỏ nếp sống thế tục, còn gọi là người xuất gia, khép mình trong nếp sống đạo đức và hành trì theo pháp môn đã được Đức Phật thuyết định. 
Căn cứ vào Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016 thì Luật cũng không có định nghĩa, bổ sung sửa đổi nào liên quan đến cụm từ “Tu sĩ Phật giáo” theo như Kinh điển để lại.

2. Vấn đề về tăng đoàn và người xuất gia theo Kinh điển nhà Phật

Trong bài viết “Phi tăng phi tục” trong tư tưởng của Thân Loan (Shinran) ở Nhật Bản, đăng tải trên Tạp Chí Nghiên Cứu Phật Học – Cơ quan Ngôn luận GHPGVN ngày 03/4/2024 có đoạn:
Trong Phật Giáo có giải thích bốn hạng người xuất gia như sau:
- Thân lìa tâm chẳng lìa: Trong trường hợp này, thân đã chọn xuất gia nhưng tâm trí vẫn còn đắm mình trong cuộc sống thế tục. Dù họ ở trong tăng đoàntâm hồn vẫn mơ mộng và ái mộ cuộc sống vật chất.
- Tâm lìa thân chẳng lìa: Ở đây thân xác vẫn ở trong cuộc sống gia đình nhưng tâm hồn đã chấp nhận và thực hành đời sống xuất gia. Họ không mê mải cuộc sống cám dỗ trần tục mặc dù sống trong môi trường hỷ nộ ái ố.
- Thân và tâm đều lìa: Cả thân và tâm tách khỏi cuộc sống thế tục. Người này đã xuất gia cả về vật chất và tinh thần, không bị lôi cuốn bởi những danh vọng hay những cám dỗ vật chất.
- Thân và tâm đều không lìa: Ở hạng cuối, cả thân và tâm đều bị rơi vào cuộc sống thế tục. Mặc dù có gia đình, họ vẫn mãi mê vào nhiều khía cạnh của cuộc sống vật chất mà không ý thức hoặc nỗ lực để xuất gia.
Vậy thì căn cứ vào bốn hạng xuất gia này, chúng ta thấy sư Minh Tuệ là người “thân và tâm đều lìa” như vậy ông đã là người xuất gia theo như Kinh điển Phật giáo đã ghi lại.
Trong bài viết “Họ Thích có từ khi nào, ý nghĩa?” tác giả Pháp Vương Tử, đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Phật Học – Cơ quan Ngôn luận GHPGVN ngày 24/3/2022  có đoạn “Ngài không hề coi trọng việc các đệ tử mang họ Thích của Ngài, nó được thể hiện cụ thể ngay trong Tăng đoàn, kể cả 10 đại đệ tử Phật như Tôn Giả Mục Kiền LiênCa Diếp, Ananda…vẫn giữ nguyên họ và tên thế tục. Rồi đến cả mô hình Tăng đoàn (mà sau này gọi là Giáo hộiĐức Phật cũng không cho phép có một tổ chức chặt chẽ nữa là – vì cho rằng “Hiểu biết càng sâu thì niềm tin Tôn giáo càng vững, còn Tổ chức của Giáo hội có chặt chẽ hay lỏng lẽo cũng không thành vấn đề, hơn nữa mọi định danh định nghĩa Tôn giáođạo Phật cũng không mấy quan tâm, và hơn thế nữa còn khước từ vì cho rằng: Mọi định nghĩa khách quan là đặt giới hạn cho sự thăng hoa của nguồn sống Đạo”.
Trong lịch sử hơn 26 thế kỷ, đã có nhiều cư sĩ không xuất gia nhưng cũng chứng đắc, đó là ngài Duy Ma Cật, ngài Bàng Long Uẩn và vợ, con trai, con gái của ngài Bàng Long Uẩn đều chứng ngộ.
Như vậy Đức Phật dạy cho mỗi người là tự tìm cầu học đạo cho thật tốt và thấu hiểu giáo pháp nhà Phật chứ không đặt nặng vấn đề Tăng đoànGiáo hội, người chưa xuất gia vẫn có thể chứng đắc quả và cũng không xem việc một tu sĩ là phải phụ thuộc vào Giáo hội.

3. Các hạnh tu tập của tu sĩ, người xuất gia

Trong các hạnh tu tập của người xuất gia thì Độc cư là một đức hạnh dùng phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Người tu sĩ không phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thì tâm luôn luôn phóng dật theo sáu trần. Do tâm phóng dật thì làm sao tâm thanh tịnh được. Xưa đức Phật dạy: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”. Nếu muốn tâm không phóng dật thì nên phòng hộ sáu căn cho chặt chẽ.
Trong Độc Giác Phật (Pacceka Bodhi) có định nghĩa, đó là sự khai minh giác ngộ đơn độc của một người tự lực cố gắng tiến đến Đạo Quả, không nhờ một ai dạy dỗ hay giúp đỡ. Vì đặc tính đơn độc giác ngộ, nên chư Phật Độc Giác không dắt dẫn ai đến nơi giác ngộ bằng lối đơn độc giác ngộ được. Các Ngài chỉ nêu gương đức hạnh và trí dũng.
Trong Kinh điển Phật giáo còn nhắc đến bảy đức hạnh của người tu giải thoát gồm: Thích giản dị, không thích sống rườm ràcầu kỳƯa thích yên lặng, không thích nói nhiều; Ít ngủ nghỉ, không ham ngủ; Không kết bè, kết bạn, không nói những điều vô ích; Không tự khoe khoang trong khi mình thiếu đức; Không kết bạn với những người xấu ác; Thích ở một mình nơi rừng núi thanh vắng.”
Người tu sĩ và cư sĩ đệ tử của đức Phật, muốn tu hành giải thoát và Phật pháp hưng thịnh thì phải sống một mình. Bảy đức hạnh này đã xác định được sự ly dục, ly ác pháp của một tu sĩ giải thoát
Như vậy cho thấy rằng người tu sĩ là người có thể tự phát tâm tu tập cá nhân, có thể sống độc cư để hướng đến con đường thoát khổ, giải thoát cho bản thân mà không cần bắt buộc phải là người sinh hoạt trong chùa chiền tự việntăng đoàn, là nhân sự của tổ chức nào.

4. Những ngôn từ danh xưng đối với trường hợp sư Minh Tuệ:

Bản thân Thầy Minh Tuệ không tự nhận mình là Sư, không nhận mình là Thầy nhưng chúng ta hiểu rằng “Sư” hay “Thầy” ngày nay không phải chỉ dành cho những người đứng trên bục giảng mà có thể dành cho bất cứ những ai có thể truyền dạy cho ta những kinh nghiệm, những điều quý báu trong cuộc sống hằng ngày, người Thầy có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào nếu người đó xứng đáng để người đời học hỏi và thọ giáo thế nên người ta có gọi là Sư Minh Tuệ, Thầy Minh Tuệ cũng không có gì sai, không ai được quyền cấm đoán.
Điều đó cũng tương tự như một người ca sĩdiễn viên không cần phải tham gia trong một Hội nào nhưng nếu hát hay vẫn được gọi là ca sĩ, có năng khiếu diễn xuất vẫn được mời đóng phim, vẫn được gọi là diễn viên, vậy một người tự phát tâm tu họcthực hiện đúng giới luậtthực hành bát chánh đạo, đầy đủ Giới - Định - Tuệ thì tại sao người đó không được gọi là tu sĩ? 
Và dù một người không phải là người tu nhưng nếu họ có những đóng góp to lớn cho xã hộiviệc làm của họ lan tỏa được những thông điệp tích cực, nhân văn và được người đời ngưỡng mộ, xem vị đó là Thánh nhân cũng là điều hết sức bình thường.

5. Những nội dung trong văn bản số 151/HĐTS-VP1 của GHPGVN

Bản thân nhà sư Minh Tuệ không nhận mình là tu sĩ, không nói về nơi tu tập của mình là vì sư không muốn gây ảnh hưởng đến chùa chiền tự viện. Đối với quá trình tu tập của sư Minh Tuệ theo như tìm hiểu qua lời kể của Bố ruột thì sư Minh Tuệ xuất gia năm 2015 (có làm đơn xin xuất gia, được bố và chính quyền địa phương ký xác nhận), tu tập khoảng 6 tháng trong một tu viện, sau đó tham gia tu tập tại một ngôi chùa ở Tây Ninh, được đặt pháp danh là Thích Minh Tuệ rồi quay về tu tại gia ở Thất am, nhưng vì nơi này có nhiều người đến câu cá nên đến năm 2018 thì sư Minh Tuệ bắt đầu thực hành lối tu khổ hạnhTuy nhiên trong văn bản số 151/HĐTS-VP1 lại ghi “Ông Lê Anh Tú sau khi từ bỏ công việc đo đạc địa chính tại Tỉnh Phú Yên đã thực hiện một vài lần đi bộ hành từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc…” là chưa chính xác, văn bản đã bỏ mất giai đoạn tu tập xuất gia của sư Minh Tuệ làm cho nhiều người đọc vào hiểu lầm là sư bỏ làm xong thì đi tu khổ hạnh, chưa qua giai đoạn xuất gia tu tập ở đâu.
Về nội dung “công việc đo đạc địa chính ở Tỉnh Phú Yên” thì cá nhân Thầy Minh Tuệ và Bố ruột đều đã trả lời là chỉ làm cho công ty tư nhân chứ không phải cơ quan nhà nước.

6.  Các văn bản Pháp luật về Tín ngưỡng Tôn giáo:

Tại Khoản 12, Điều 2 của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016 ghi rõ: “Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo”.
Trong Luật Tín ngưỡng Tôn giáo tại Khoản 7, Điều 2 giải thích cụm từ “Nhà tu hành là tín đồ xuất giathường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo”.
Tại Khoản 2 Điều 9 của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo có quy định: “Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡnghoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡnghoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật”.
Như vậy, Cụm từ “nhà tu hành” trong Luật Tín ngưỡng Tôn giáo là quy định đối với những người tu hành có hoạt động trong một tổ chức, một Hội thuộc Tôn giáo, có tham gia vào các hoạt động liên quan đến Tôn giáo và xã hộitương tự như “nhà văn, nhà giáo, nhà báo…” chứ không phải dùng chung cho Tu sĩ Phật giáoVì vậy nếu GHPGVN áp dụng cụm từ “nhà tu hành” để khẳng định sư Minh Tuệ không phải là “Tu sĩ Phật giáo” là không phù hợp với phạm vi, đối tượng được áp dụng trong Điều Luật.
Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo có quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡngtôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡngtôn giáothực hành lễ nghi tín ngưỡngtôn giáotham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo”.
Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 24 của Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chú Nghĩa Việt Nam năm 2013 có quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡngtôn giáo; Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡngtôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡngtôn giáo để vi phạm pháp luật.
Như vậy cho thấy rằng mọi công dân trên đất nước Việt Nam đều được đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, và tu sĩ Phật giáo là khái niệm nằm trong Kinh điển Phật giáo, một tổ chức chỉ có thẩm quyền xác nhận người đó có thuộc tổ chức mình hay không chứ không có thẩm quyền để khẳng định hay bác bỏ những vấn đề nằm ngoài phạm vi cho phép vì tu sĩ Phật giáo là một cụm từ dành cho tất cả người tu hành theo đạo Phật trên toàn thế giới. Muốn xác định điều này, phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố từ lịch sửkinh điểnpháp luậtđời sống xã hội và bản thân người tu học.

7. Nội dung văn bản số 795/TGCP-PG ngày 16/5/2024 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ
1715928495123_TMT


Đối chiếu nội dung văn bản số 795/TGCP-PG ngày 16/5/2024 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ có ghi “Ông Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ thuộc Giáo Hội PGVN” chứ văn bản không ghi “Ông Thích Minh Tuệ không phải tu sĩ Phật Giáo”. Như vậy cho thấy nội dung văn bản của Ban Tôn Giáo Chính Phủ là phù hợp với Pháp luật và tinh thần nhà Phật.
Trong những ngày qua, nhiều người vây quanh sư trên đoạn đường sư Minh Tuệ đi ngang qua, nếu đám đông đi theo nhà sư có những hành vi quá khích, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thì tùy theo mức độ, cơ quan chức năng sẽ có những giải phápbiện pháp can thiệp và xử lý trên nguyên tắc đúng pháp luật và tín ngưỡng.
Việc Hội đồng Trị sự GHPGVN ban hành văn bản để bác bỏ, phủ nhận sư Minh Tuệ không phải là “tu sĩ Phật giáo” với cách hành văn nặng nề gây cho người đọc cảm giác phản cảm và tổn thương một người tu hành, văn bản đã biến một người tu hành bình thường trở thành người dối trá trong mắt mọi người bằng những câu từ lưng chừng, cắt khúc?
Phật dạy chúng sinh “Hãy thắp đuốc lên mà đi”, đừng nương tựa ai mà hãy nương tựa vào Pháp, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác” và câu “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, cho thấy rằng mỗi người đều có thể nương tựa vào Chánh pháp để tu tậptu học hướng đến đời sống giác ngộgiải thoát mà không cần phải lệ thuộc vào ai, vào tổ chức nào, con người đều có thể thành Phật nếu nói được như Phật, làm được như Phật, sống được như Phật và giải thoát được như Phật.
Việc chỉ chấp nhậnthừa nhận những người tu trong tổ chức chùa chiền mới là người tu sĩ, phản bác người tu tập bên ngoài là việc làm mang tính cục bộ, ngược lại với lời dạy Đức Phật vì Người luôn khuyến tấn mọi người tu học để giải thoát đau khổthoát khỏi sinh tử luân hồi, việc tu tập không của riêng ai vì mỗi một cá nhân thực hành tu học theo Đức Phậttrở thành người tu sĩ Phật giáo đều là ngọn đèn soi sáng cho bản thân và mang lại những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng xã hội.

Lời kết:

Trong văn bản số 151/HĐTS-VP1 ngày 16/5/2024 của Hội đồng Trị sự GHPGVN có ghi “Qua tìm hiểu xác minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN khẳng định người đàn ông này không phải tu sĩ Phật giáo”.
Từ những dẫn chứng nêu trên, cho thấy rằng văn bản số 151/HĐTS-VP1 của Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam khẳng định sư Minh Tuệ không phải là “Tu sĩ Phật giáo” là không chính xác, mặc dù sư Minh Tuệ không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, nhưng dựa vào các căn cứ Pháp luậtKinh điển Phật giáo, quá trình tu tập của sư Minh Tuệ như đã nêu trên cho thấy sư Minh Tuệ là người có đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng Tôn giáo và là “Tu sĩ Phật giáo” đúng theo tinh thần nhà Phật và không trái quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, GHPGVN chỉ có thẩm quyền thông báo kết luận “ông Minh Tuệ không phải tu sĩ thuộc GHPGVN” chứ không đủ thẩm quyền để kết luận người đó không phải là “Tu sĩ Phật giáo”.
Chúng tôi hoàn toàn tán thán và đồng tình với nội dung công văn của Ban Tôn Giáo Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng tụ tập đông người gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộiảnh hưởng đến con đường tu tập của nhà sư Minh TuệTuy nhiên đối với văn bản của Giáo hội PGVN ban hành với lối hành văn và nội dung còn nhiều điểm chưa chính xác, lý giải chưa thỏa đáng làm ảnh hưởng đến bản thân người tu hành như nhà sư Minh Tuệ là điều cần phải xem xétđiều chỉnh và khắc phục để hợp lòng tín chúng nhân dân.

https://thuvienhoasen.org/p122a41166/su-minh-tue-co-phai-tu-si-phat-giao-hay-khong-




5.
Tôi thì nghĩ, ai cũng có thể có những khiếm khuyết về tư duy và nhận thức, bởi không ai am tường hết mọi thứ trên đời, kể cả đó là một tiến sĩ. Nhưng là một người rất quan tâm đến tiếng Việt, tôi đã phải đọc lại stt ngắn này của ông Lê Kiên Thành nhiều lần, để cố hiểu nó.
Ông viết: “Với tất cả sự kính trọng Thầy và lòng yêu mến của các bạn với Thầy, tôi chỉ muốn hỏi những người muốn và đang đi theo bước chân thầy...”. Tôi không rõ tác giả đang muốn nói ai là người “kính trọng thầy”, là tác giả hay những người “đi theo”? Theo ngữ pháp tiếng Việt thì không thể hiểu là những người đi theo được, vì câu văn được bắt đầu bằng chữ “với” [tất cả sự kính trọng]. Nhưng đọc đến đoạn “và lòng yêu mến của các bạn với Thầy”, kết nối hai phần này lại với nhau thì ta mới nhận ra rằng cả “sự kính trọng” và “lòng yêu mến” ấy đều là "của các bạn”, chứ không phải của tác giả Lê Kiên Thành. Một câu văn rất rối rắm, lởm khởm. Tuy nhiên, nó cũng đã khiến không ít người hiểu lầm nếu đọc vội: họ sẽ tưởng tác giả “kính trọng” thầy Minh Tuệ.
Xin góp ý với tác giả để viết tiếng Việt cho trong sáng và đúng ngữ pháp. Câu trên có thể sửa thành: “Quan sát tất cả sự kính trọng Thầy và lòng yêu mến của các bạn với Thầy, tôi chỉ muốn hỏi những người muốn và đang đi theo bước chân thầy...”. Ở vị trí chữ “quan sát” còn có thể thay bằng “thấy”, “nhìn thấy”, “nhận thấy”. Còn để viết cho gọn gàng hơn nữa thì nên sửa lại toàn bộ câu văn, ví dụ: “Quan sát tất cả sự kính trọng và lòng yêu mến của các bạn với Thầy, tôi chỉ muốn hỏi...”. Viết như thế là đủ, không thừa, không thiếu và không gây hiểu lầm.
---
Trên thực tế, tư duy và nhận thức như thể hiện trong cái stt này của ông Lê Kiên Thành hiện vẫn còn rất phổ biến (tối qua tôi cũng đã có viết vài dòng về cái lối nghĩ ấy). Về mặt logic thì lập luận này là rất vụng và nông nổi, thôi không cần bàn nữa, vì nó gần giống như câu hỏi “Nếu ai cũng là đàn ông thì lấy ai sinh đẻ?”.
Nhưng nhìn sâu hơn một chút thì thấy vấn đề rất đáng suy ngẫm, bởi nó đã gián tiếp bộc lộ cái quan niệm để thể hiện một thái độ văn hóa còn rất lạc hậu. Vì, thứ nhất, chỉ coi trọng những giá trị vật chất mà xem nhẹ giá trị tinh thần/ tư tưởng; chỉ coi trọng những vấn đề xã hội sơ đẳng mà coi thường những vấn đề tâm linh, tôn giáo. Thứ hai, là lối đồng phục xã hội. Đáng ra, cần phải tôn trọng và khuyến khích một xã hội đa dạng, đa nguyên, phong phú, thì lối nghĩ này thể hiện sự khước từ, quay lưng. Nó còn có tên gọi khác, là “chủ nghĩa tập thể”. Đây là con đẻ của tư tưởng chuyên chế (?).
Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản cho biết '< Lê Kiên Thành 24 phút Với tất cả sự kính trọng Thầy và lòng yêu mến của các bạn với Thầy, tôi chỉ muốn hỏi những người muốn và đang theo bước Thầy: SẼ LÀ NGƯỜI TRÔNG LÚA ĐẾ CÓ GAO CHO THẨY DÙNG BỮA? AI SẼ DỆT NHỮNG TẤM VÀI ĐỂ CÓ ÁO CHO THẨY MẶC? AI SẼ GIỮ BÌNH YÊN TRÊN NHỮNG ĐƯỜNG THẨY SẼ ĐI?'
Tất cả cảm xúc:
Sách Xưa Và Nay, Van Bo Hoang và 1K người khác

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0VERM2dwfU3TMYmVMZZpdnznBXPw6u1Goz2KtF3e79JXa89VVawAj29CEPPbwziSRl&id=100059910855657



4.




3.





2.

Tôi không biết gọi Thích Minh Tuệ (tên thật Lê Anh Tú, sinh năm 1981, quê gốc Hà Tĩnh) là gì. Nhưng ngài lại không cần một danh xưng. Vậy nên gọi ngài là gì không quan trọng.

00:00

35aeecf4-175d-42a6-9da5-cdcaa8852da4.jpeg
“Gặp gỡ thì đã gặp rồi, mọi người nên về với công việc của mình”. Ảnh: Internet

Ngài tự xưng là “con” trước mọi người. Vậy tôi cứ gọi suông là Thích Minh Tuệ.

Những ngày qua, cái tên Thích Minh Tuệ gây “bão” trên mạng xã hội và báo chí với đôi chân trần, đầu trần đi khất thực dọc chiều dài đất nước lần thứ tư, với hàng đoàn người đi theo, với vô số clip trên internet, với những câu nói giản dị: “Gặp gỡ thì đã gặp rồi, mọi người nên về với công việc của mình”; “Con đi tới đây đang tập học, chưa có gì”; “Con đâu có nhận tiền, con chỉ nhận thức ăn chay vào buổi sớm đi khất thực thôi. Ngày hôm nay ăn rồi là cũng không nhận nữa”…

Vì sao một người hành xử theo phong thái của một bậc chân tu lại có sức hút lớn đến như vậy?

Trước hết thuộc về tự do. Theo hay không theo một tôn giáo là quyền tự do của mỗi người dân Việt Nam – điều này được Hiến pháp nước ta quy định tại điều 24. Hành động của Thích Minh Tuệ thể hiện quyền tự do đó. Ông tu hành theo pháp “hạnh đầu đà”, mặc áo vá đi khất thực, không nhận tiền cúng dường, tối ngủ tạm đâu đó… Ông tự nguyện khổ hạnh về ăn, mặc, ở để được giải thoát theo quan niệm nhà Phật.

Xem ra nhiều người chưa quen với tự do nên mới thấy lạ!

Hiếu kỳ cũng là một đặc tính con người. Chính vì hiếu kỳ nên dễ xảy ra hội chứng đám đông. Một người hiếu kỳ, kích hoạt sự hiếu kỳ của người ở bên cạnh và cứ như thế thành hội chứng, trào lưu. Hiếu kỳ có mặt tích cực nếu biết khai thác tốt sẽ trở thành sự ham hiểu biết, thậm chí có thể phát động phong trào thi đua. Nhưng đặc tính này cũng dễ bị lợi dụng, có thể biến thái. Hiện tượng Thích Minh Tuệ đã bị đẩy lên thái quá.

Nhưng câu chuyện lớn hơn thuộc về nhà chùa. Lâu rồi người ta mới thấy hình ảnh một vị chân tu (mặc dù Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo như văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam) – hình ảnh họ đã khao khát từ lâu.

Người ta có quyền đặt Thích Minh Tuệ bên cạnh những tu sĩ đã gây ra bao tai tiếng để so sánh, để luận bàn. Những người như ông Thích Chân Quang ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuyết giảng tuyên truyền nhảm nhí “tuổi trẻ hay đi du lịch về già bị liệt”; “hát karaoke sau này chết thành ma câm”; “nằm võng mất phước”. Vị tu sĩ này thường xuyên nhắc đến việc cúng dường, khích lệ phật tử quyên góp tiền cho nhà chùa. Rồi những câu chuyện bại hoại ở Vĩnh Phúc khi cửa Phật trở thành chốn tà dâm như báo chí đã nêu. Hay hình ảnh tu sĩ Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) với chiếc giỏ trên tay đi thu tiền của phật tử. Vị đại đức này cũng nhiều lần vi phạm quy định của giáo hội và phải sám hối nhưng dư luận chưa đồng tình với mức xử lý…

Tức là ở đây có vấn đề về niềm tin vào giới tu hành. Bên cạnh những vị chân tu thì vẫn còn đó những người mượn danh tu sĩ để làm điều trái với giáo lý nhà Phật.

Hiện tượng Thích Minh Tuệ cho ta niềm tin về một con người tự nguyện tu tập, về một con người tự do theo hay không theo tôn giáo, “Con chả phải là sư hay thầy gì cả. Con là một công dân Việt Nam học tập theo lời Phật dạy thôi”. Dân chúng đang khao khát một hình ảnh nhà sư đời thường như thế. Hay họ liên tưởng đến triết lý tu tại gia của Phật hoàng Trần Nhân Tông từ hơn 700 năm trước?

Nếu bỏ qua những việc lợi dụng hiện tượng Thích Minh Tuệ để câu view, câu like, để nổi tiếng, để kiếm tiền, làm quá lên hay để chống phá chính sách tôn giáo của Nhà nước ta thì hình ảnh một người tự tu theo đạo Phật cho ta thêm niềm cảm hứng mới. Đó là cảm hứng về tự do, cảm hứng về vượt qua cám dỗ vật chất, cảm hứng về tâm hồn vô tư trong sáng, cảm hứng về nghị lực…

Một người không phải tu sĩ nhưng vẫn được gọi là “sư”, là “thầy” - thầy Thích Minh Tuệ. Tôi không hiểu về Phật giáo nhưng tôi mong hãy để cho thầy được yên tĩnh tu tập theo cách mà thầy muốn, trong giới hạn quy định của luật pháp và đạo đức.

Hiện tượng Thích Minh Tuệ cũng nói lên thiện cảm rất lớn, một niềm tin với Phật giáo, với những nhà tu hành chân chính không “tham, sân, si” trong những ngày đang diễn ra lễ Phật đản này.

THANH XUÂN
https://baohaiduong.vn/su-that-phoi-bay-qua-hien-tuong-thich-minh-tue-382107.html






1.

Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ

Phật tử Đức Thuận - Thứ Năm, 16/05/2024 , 21:55 (GMT+7)

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ vừa có thông báo chính thức về “trường hợp Thích Minh Tuệ”. Theo đó, cả hai văn bản đều khẳng định rằng người được cộng đồng gọi là Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Công văn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về nhân thân của ông Minh Tuệ.

Công văn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về nhân thân của ông Minh Tuệ.

Hai văn bản cũng cung cấp một số thông tin về nhân thân của người đang được nói đến. Cả hai văn bản đều nêu yêu cầu không được ngộ nhận hoặc lợi dụng sự kiện này để làm ảnh hưởng đến các vấn đề tôn giáo và xã hội nói chung.

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và gần như xem hầu hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có những thông tin và cách trình bày, cũng như lập luận có thể gây hiểu lầm. Ví dụ, một câu trong văn bản: “Trong lộ trình đi bộ qua các địa phương đã có nhiều người dân và Phật tử tập trung với số lượng đông, cúng dàng vật phẩm, thức ăn tạo ra nhiều hình ảnh, clip gây ra nhiều dư luận trái chiều làm ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.

Đầu tiên phải nói rằng, ông Minh Tuệ chỉ đi xin ăn với tư cách một người dân đang đi tu “theo lời Phật dạy” chứ không phải với tư cách một tu sĩ thuộc Giáo hội, còn việc cho hay không là quyền của mọi người. Ông Minh Tuệ cũng chỉ nhận đủ đồ ăn trong một bữa [trước ngọ] và nhận nước uống, ngoài ra không nhận thêm bất cứ tài vật gì khác. Nhưng văn bản của Giáo hội lại không nói rõ là khi người dân “cúng dàng” thì ông Minh Tuệ có nhận hay không; thành ra, cách nói “một nửa” này có thể gây nên sự hiểu lầm lớn.

Văn bản này cũng ba lần nhắc đến việc “ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, nhưng cách trình bày lại cho thấy một logic rằng chính ông Minh Tuệ là người đã gây ra sự “ảnh hưởng” đó. Từ chuyện “đi bộ” đến việc “người dân cúng dàng” rồi đến sự ra đời của các “hình ảnh, clip” và cuối cùng là “gây ra dư luận trái chiều”, trong cái chuỗi này đâu là lỗi của ông Minh Tuệ? Phải thấy rằng, việc ông Minh Tuệ tu theo pháp Phật là quyền tự do tôn giáo của một công dân, còn nếu có những vấn đề khác như các “bình luận trái chiều” về Giáo hội và tu sĩ thuộc Giáo hội thì đó thuộc trách nhiệm của những người bình luận, không thể quy trách nhiệm này cho ông Minh Tuệ được. Nếu có người lợi dụng hình ảnh ông Minh Tuệ để “xúc phạm, xuyên tạc” về Giáo hội và Tăng Ni Phật tử của Giáo hội thì có nghĩa là đang có hai đối tượng bị tổn hại: là Giáo hội và chính ông Minh Tuệ. Vì thế, Giáo hội trong khi bảo vệ chính mình, thì cũng nên bảo vệ một người dân đang nỗ lực tu theo tôn giáo của mình, chứ không phải là đổ lỗi cho người ấy.

Công văn của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Công văn của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Riêng trong công văn của Ban Tôn giáo Chính phủ thì có những “đề nghị” rất đáng chú ý mà tôi cho rằng có sự bảo đảm cho những chuẩn mực và một tinh thần tích cực. Đó là đề nghị đối với Ban/Phòng Tôn giáo các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, như: “Tham mưu Sở Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố chỉ đạo các sở, ngành chức năng quan tâm, khi ông Minh Tuệ tới địa bàn không để xảy ra tình trạng tập trung đông người, gây cản trở và ảnh hưởng an toàn giao thông, gây phức tạp về an ninh trật tự, đặc biệt không để các thế lực xấu, lợi dụng, xúi giục, lôi kéo gây mất đoàn kết tôn giáo và vi phạm pháp luật”. Trước tình hình tập trung ngày càng đông người trên quốc lộ, đây là một chỉ đạo hợp lý, kịp thời, nhằm ngăn ngừa những tai nạn hoặc những vấn đề liên quan đến pháp luật nói chung.

Văn bản của Ban Tôn giáo Chính phủ còn đề nghị: “Hướng dẫn tăng ni, phật tử tu học theo đúng chính pháp của Đức Phật, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và cách thức hành trì của mọi người nhưng cần đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật”. Đồng thời “Thông tin, tuyên truyền để quần chúng nhân dân, tăng ni, phật tử và nhân dân hiểu về chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, về cách thức hành trì của Phật giáo, không cản trở, làm ảnh hưởng việc tu học đúng chính pháp; vận động chức sắc, tín đồ và quần chúng nhân dân không tập trung đông người nơi công cộng, gây cản trở, ách tắc giao thông và an toàn trật tự trên địa bàn”. Qua đây, thấy được trách nhiệm và tinh thần tôn trọng tự do tín ngưỡng của Ban Tôn giáo Chính phủ: một mặt chú ý đến các vấn đề quản lý xã hội trong khuôn khổ pháp luật, mặt khác nhấn mạnh về việc bảo đảm quyền tự do hành trì của người tu.

Qua văn bản này của Ban Tôn giáo Chính phủ, là một Phật tử, chúng tôi nghĩ rằng, các địa phương cần thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, không để việc tụ tập đông người làm ảnh hưởng xấu đến người tu. Chúng tôi cũng nghĩ rằng, các cơ quan báo chí nên tích cực hơn trong việc thông tin, tuyên truyền và phổ biến về chính pháp của Đức Phật để người dân hiểu hơn và có ý thức tự giác hơn trong việc thực hành tu tập của cá nhân, không cần thiết phải đi theo một người rồi tạo thành đám đông gây ảnh hưởng đến giao thông.

Chúng tôi cũng nghĩ rằng, các cơ quan báo chí và ban ngành chức năng nên tranh thủ hình ảnh một công dân đang thực hành Phật pháp một cách kiên trì và đã trở thành hình ảnh đẹp về người Phật tử như ông Minh Tuệ, để tuyên truyền cho đông đảo người dân về sự hướng thiện, biết sống có lý tưởng, biết theo đuổi các giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc.

Cũng nên tranh thủ hình ảnh ông Minh Tuệ để nhắc nhở và cảnh báo những người mượn danh Phật nhưng đã không làm theo lời Phật dạy, có những việc làm và phát ngôn gây bức xúc trong dư luận, dẫn đến làm ảnh hưởng xấu cho Giáo hội và Phật giáo nói chung.

Nhân công văn của Ban Tôn giáo Chính phủ, là một Phật tử, tôi cũng mong muốn rằng, mỗi người dân, nếu vì sự ngưỡng mộ một người tu hành nào đó, thì nên tôn trọng sự riêng tư của họ, tránh quấy rầy và làm ảnh hưởng xấu đến sự thực tập mà họ đang thực hiện. Đồng thời, tránh đi theo rồi tạo thành một đoàn người đông đúc làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và các vấn đề xã hội khác.

Việc tu cũng như ăn cơm uống nước, ai ăn người ấy no, ai uống người ấy hết khát, không ai ăn thay uống thay cho ai được.

Phật tử Đức Thuận

Vì thế, tôi cũng mong muốn rằng, mỗi người nếu vì lòng kính trọng đối với một người đang thực hành theo chính pháp của Phật thì điều ý nghĩa nhất là học tập những phẩm chất của người ấy để hoàn thiện bản thân, hơn là việc “đi theo”, nhất là trong tình hình giao thông phức tạp như hiện nay.

https://nongnghiep.vn/tri-thuc-nong-dan/doi-dieu-suy-nghi-cua-mot-phat-tu-ve-cau-chuyen-xung-quanh-ong-minh-tue-d386368.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR1Zevz8rsvFUGxGDvk92bUHPDgt8ebcQhb7h3ZqA5r3x3EMlLe8zZ84Ouw_aem_AZN0sYGiZUwQ_wrN3_MBhlzz596-w-Gb3p_BhWwfzw_fIvuTIUqlolk4rRU7x50aFgU_dSxiJdA3PX4f_hkpYAQF


..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.