Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nakanishi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nakanishi. Hiển thị tất cả bài đăng

06/02/2024

Học giả Suenari Michio với "điểm nhìn Đông Á" thường trực và quán triệt - Mở đầu

Một chủ đề quan trọng, mà tôi dự tính viết dài dài về thầy Suenari Michio (1938-2024). Sẽ vừa viết bài học thuật vừa viết những đoạn ngắn mang tính ghi chép trên Giao Blog.

Bài này, viết nhanh nhân nhớ lại một giải thường năm 2022 của học giả trẻ tuổi Kawase Yoshitaka  川瀬 由高 (hiện là giảng viên thuộc Khoa Xã hội học - Đại học Edogawa, ở tỉnh Chiba, Nhật Bản).

Tin về giải thưởng của Kawase đã có từ năm 2022, nhưng tôi do bận mải mà chưa kịp giới thiệu ra xung quanh (chỉ biết mang tính cá nhân mà thôi).

15/01/2024

Trở về đền Gióng ở xã Phù Đổng sau nhiều năm

Bắt đầu là câu chuyện từ hồi còn niên hiệu Bình Thành.

Đến tháng 3 năm Bình Thành 12 (tức năm 2000) thì một báo cáo chung được chế bản. Tính từ năm 2000 đến nay, là đã hơn 20 năm.

Quan tâm của mình, bây giờ, cùng vấn đề Gióng/Phù Đổng, còn là chùa Kiến Sơ (gần đây, có một số gợi ý nói về chùa này trong liên quan đến sư Khương Tăng Hội - người mà vào thế kỉ III đã từ Giao Châu lên kinh đô nhà Ngô để giảng kinh Phật; có thể tạm xem ở đây).

16/09/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Nhớ một tháng 9 đi hành hương ở Tứ Quốc (Nhật Bản) hơn 20 năm trước

Bây giờ, tháng 9 ở Hà Nội, qua cập nhật Fb, mà theo dõi không thường xuyên một cuôc hành hương về Tứ Quốc (miền Trung nước Nhật) của một người Việt Nam. Đó là một đàn em cùng thuộc VASS (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), là em Nguyễn Sử. Sử đang là nghiên cứu sinh ở Đại học Waseda và dành kì nghỉ hè 2023 để đi hành hương.

Bây giờ điều kiện IT thật tuyệt vời, chúng ta có thể "vừa đi đường vừa kể chuyện" tự do tự tại trên Fb được. Bởi vậy, hôm nay có thể thấy Nguyễn Sử đang ở ngôi chùa nào, mai thì biết em ấy đang tay bị tay gậy đến quãng đường nào,... tất cả đều có thể trực tuyến toàn cầu.

1. Hành hương ở Tứ Quốc là một chặng đường rất dài, nếu tính toàn bộ, lên tới cả ngàn cây số, mà có 88 điểm chính (không kể các điểm phụ), là 88 ngôi chùa. Tuyến hành hương qua 88 ngôi chùa này là gắn với nhà sư Không Hải - cũng là Hoằng Pháp đại sư - một danh sư của Nhật Bản, hâu như không có người Nhật nào mà không biết đến ông ! Về như sư Không Hải, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây (tháng 2 năm 2018).

13/09/2023

Ghi nhớ về một buổi học - môn "Văn hóa Dân gian Nhật Bản" bắt đầu được giảng dạy

Có một trùng hợp, đó là trùng vào bối cảnh chung khi hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023). 

Việc trùng hợp vẻ như rất ngẫu nhiên, chúng tôi không để ý đến nữa ! Nhưng nhìn rộng ra, với bối cảnh lớn hơn, thì sẽ thấy là không ngẫu nhiên. Bởi đã có một quá trình chuẩn bị rất lâu dài, về nhân lực, về quan hệ học thuật của học giới hai nước, về bối cảnh quốc tế và khu vực, và về học sinh (cấp độ đại học).

Từ rất nhiều năm trước, tôi đã để ý và viết nhanh về mối quan hệ giữa nhóm trí thức của phong trào Đông Du (lãnh đạo bởi các lãnh tụ Cường Để - Phan Bội Châu) với nhóm Chương Thái Viêm (có nhiều người) của Trung Quốc tại Tokyo hồi đầu thế kỉ 20. Một quan tâm của họ, bên cạnh công việc cách mạng dân tộc, chính là học thuật chung của Đông Á, trong đó có "Văn hóa Dân gian" (Dân tục học). Có thể tính đó là một khởi điểm.

28/07/2023

Sắc phong ở nhà người Hoa tại Hội An 20 năm trước (2003 - 2023)

Hôm nay, phải xử lí nhanh một ít tư liệu Hội An. Hồi đó, có nhiều chuyến khảo sảt chung, có sự tham gia của Trung tâm Bảo tồn Di tích Hội An. Hiện thấy nhiều ảnh chụp sắc phong được bảo quản trong cộng đồng người Hoa tại Hội An có niên đại Nguyễn.

Nhiều gia đình người Hoa ở Hội An bảo lưu được sắc phong.

Trước năm 1986, hầu như các gia đình phải cất sắc phong rất kĩ ! Rồi từ sau Đổi Mới, nhất là khi Hội An phát triển du lịch thì sắc phong được lấy ra, nhiều đạo được treo tự nhiên (treo nguyên vật, mà không lồng trong khung kính).

Việc mang sắc phong nguyên vật được cất trữ cẩn mật trước đây ra treo ở phòng khách hay chỗ nào bắt mắt trong ngôi nhà, cũng được xem là một hình thức của "làm mới sắc phong" ở Việt Nam từ sau Đổi Mới.

11/09/2022

Kiến giải của học giả Nhật Bản về luật tôn giáo Nhật Bản hiện hành - thầy Shimazono bàn về Giáo hội Thống Nhất

Thầy Shimazono là một trong những tâc giả mà chủ nhân Giao Blog thích đọc, thích trích dẫn, và có giao lưu ở ngoài đời thực.

Thầy Shimazono (sinh năm 1948) xuất thân trong một gia đình có truyền thống Y học, nhưng ông đã chọn con đường khoa học xã hội (văn hóa dân gian, văn học dân gian, tôn giáo học). Ông nguyên là Giáo sư của Đại học Tokyo (chuyên ngành Tôn giáo học - Lịch sử Tôn giáo thuộc Khoa Văn học), hiện là Giáo sư của Đại học Sophia (Khoa Thần học).

Nhân sự kiện nguyên thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị ám sát bởi một phần tử có liên quan đến tôn giáo mới (gọi là Giáo hội Thống nhất), thầy Shimazono đã đưa ra quan điểm của mình với tư cách một nhà tôn giáo học.

19/05/2022

Một vụ phát giác tài liệu làm giả "vĩ đại" ở Nhật Bản

Hôm nay, đọc lại thầy Nakanishi và thầy Sato, nên điểm tin một vụ phát giác tài liệu làm giả "vĩ đại" gần đây. Đó là vụ "tư liệu Tsubai" nổi tiếng, vốn từ lâu được xem là tài liệu trọng yếu thời trung đại Nhật Bản, bao nhiều sách sử đã được viết dựa vào căn cứ này. Nhưng rồi, đến một ngày đẹp trời, anh bạn Babe đã phát giác: nó được làm như thật thôi, chứ thực ra là giả.

Mà giả lên tới vài trăm tư liệu.

Các nhà sử học trước đó đã dựa vào tài liệu giả để viết sách sử các loại thì giật thót mình, nhưng cứ gân cổ lên cãi cái đã ! Cãi chứ, vì trót viết từ lâu vậy rồi, biết làm sao !

Cứ nói giả dụ như bên Việt Nam, thì là có văn bản này của Nguyễn Hoàng, văn bản kia của Trịnh Kiểm, văn bản kia của Mạc Đăng Doanh, vân vân ! Cả làng cả nước tin là thật từ mấy trăm năm này rồi. Nhưng một ngày đẹp trời, được phát giác: tất cả được làm mới vào năm 1820. Đấy là ví dụ vậy.

Mà cũng là ví dụ nữa, cho rõ thêm: có mấy cái bản đồ từ lâu bảo nhau và tin tưởng hoàn toàn rằng đó là chính tay ông Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan vẽ ra. Sách giáo khoa các loại in cái bản đồ đó rồi. Tòa nhà quốc hội cũng in cái bản đồ vào tường rồi, vân vân,... Nhưng bây giờ, mới vỡ lẽ ra là nó mới được vẽ năm 1820 thôi. Đấy, vẫn là ví dụ vậy, cho dễ hiểu.

Rồi thêm nữa, có nhiều di sản văn hóa đã chỉ định rồi, có nhiều lễ hội đã trót phục dựng lại rồi, tất cả đều là do sử dụng tài liệu giả ! Bây giờ biết làm sao.

27/03/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : 20 năm trước, chiếc máy ảnh kĩ thuật số cá nhân đầu tiên

Đó là chiếc Canon sản xuất năm 2001 tại Nhật Bản. Tôi đã mua nó vào mùa hè năm sau đó tại Bic Camera trong khu phố hàng điện tử của thành phố Fukuoka - thủ phủ của khu vực miền Tây nước Nhật.

Năm 1999, tôi vẫn sử dụng máy cơ, tức máy có phim cuộn 36 kiểu (chụp tốt thì ra được 37 kiểu ảnh). Lúc đó hay đem phim ra rửa ảnh ở một cái hiệu gần nhà ga Sugamo --- nhóm Việt Nam ở Tokyo lúc đó gọi vui là "ga con vịt", vì quả thực, chữ Hán của Sugamo có nghĩa là "tổ con vịt" thật ! Hồi đấy, do nhiều lí do, chúng tôi hay hẹn nhau ở nhà ga con vịt, rồi hay đi chơi ở xung quanh đó (xem đền chùa, vào sân chơi bóng, đi siêu thị, đi dạo,...). 

Cũng từ cuối năm 1999, tôi bắt đầu làm quen với máy ảnh kĩ thuật số. Lúc đầu thấy nó là rất tò mò ! Cứ nghĩ là tại làm sao lại không có phim nhỉ ? Không có phim thì làm sao lưu được hình ảnh ? Tức là chưa thực sự hiểu về "kĩ thuật số" và "số hóa". 

Rồi sang 2000 thì bắt đầu sử dụng máy ảnh kĩ thuật số. Nhưng vẫn mua một máy cơ cho chắc ăn (nhiều cái vừa chụp kĩ thuật số vừa chụp máy cơ, tính cho khỏi mất tư liệu !). Kể ra là chưa tin lắm vào "kĩ thuật số" và "số hóa".

22/03/2021

Hạ tuần tháng 3 ở nhà quê Fukuoka : sakura bung nở, đàn em ra trường

Hoa đào đã bắt đầu bung nở rồi kìa ! Rực rỡ và đầy sức mạnh nhường kia. Ở trước ngôi đền rìa biên thị trấn nhà quê. Ở trước ngôi chùa làng cổ kính với số tuổi tới gần một ngàn. Ở khắp nơi, trong thị trấn này, vào thời gian cuối tháng 3, sức xuân đang bật lên mạnh mẽ.

20/07/2020

Công ty Nhật Bản chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và ASEAN

Từ các năm 2012-2013, du lãng các nhà máy và công ty Nhật Bản (hay liên doanh), tôi đã trực tiếp nghe về làn sóng rời bỏ Trung Quốc của các công ty Nhật Bản.

Chủ trương lớn của phía doanh nghiệp và chính giới Nhật Bản.

Chủ trường ấy thẩm thấu sang các lĩnh vực khác, chẳng hạn, hồi năm 2013, thì một người thầy là Giáo sư ở đại học Nhật Bản đã gửi thư nhắc nhanh (tạm đọc lại trên Giao Blog ở đây, tháng 6/2013).

01/09/2019

Đoàn Văn Hậu - chàng trai quê lúa Thái Bình - mở màn chắc chắn cho bóng đá Việt Nam ra thế giới

Đã thấy nhóm Công Phượng (và một vài em nữa) ra nước ngoài thi đấu, đúng như mong muốn ngày xưa của một ông thầy tôi dành cho lứa Lê Huỳnh Đức - Hồng Sơn (đã đi ở đây). Công Phượng tầm 25 tuổi và nhóm đó có thể xem như mở màn, nhưng vì là mở màn còn mong manh, nên liên tục thấy những diễn biến như đùa như thật. 

Muộn lại một chút, thì Đoàn Văn Hậu tròn 20 tuổi là một mở màn chắc chắn. Có thể xem Văn Hậu là một cột mốc trên con đường bóng đá Việt Nam đi ra thế giới.

11/01/2018

"Lévi-Strauss và Emmanuel Todd" (buổi giảng cuối cùng của thầy Shirakawa)

Đến tháng 3 năm nay, thầy Shirakawa - Giáo sư Nhân loại học Văn hóa & Văn hóa Dân gian - của Fukudai sẽ đủ 65 tuổi và về hưu.

Theo thông lệ của đại học ở Nhật Bản, thường sẽ có một buổi giảng cuối cùng của giáo viên chuẩn bị đến ngày về hưu. Buổi giảng cuối cùng của thầy Shirakawa đã diễn ra vào buổi sáng ngày hôm nay, Thứ Năm ngày 11/1/2018, tại phòng học tầng 8 thuộc nhà số 8 trong khuôn viên đại học.