Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến-tranh-biên-giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến-tranh-biên-giới. Hiển thị tất cả bài đăng

18/02/2024

10 năm nhìn lại di tích Tổng Chúp và cuộc chiến 1979 ở mặt trận Cao Bằng (2014-2024)

Tháng 3 năm 2014, tôi du lãng đầu năm ở quê hương Cao Bằng, lúc ra thành Mục Mã ngày xưa (nay là thành phố Cao Bằng), lúc về bản, lúc lại ra biên giới,...

Lần ấy, vào một buổi sáng, tôi đi bộ vu vơ bên dòng sông Hiến để nghĩ lại về cảnh cũ người cũ chuyện cũ nhiều năm và thậm chí là nhiều thế kỉ trước đó ! Xa xôi thì là những câu chuyện tận thời 1593-1683 gắn với vương triều Mạc, mà gần thì là những năm tháng của thập niên 1990 - tôi bắt đầu làm điều tra điền dã dân tộc học ở Cao Bằng.

Rất ngẫu nhiên, lúc đi vơ vơ ấy, tôi lại có cơ hội vào thăm nhà cũ của ông Trại trưởng Trại Chăn nuôi Đức Chính - gắn với cái tên Tổng Chúp trong chiến tranh biên giới tháng 2 và tháng 3 năm 1979. 

Ngẫu nhiên gặp được người vợ góa của ông Trại trưởng ở cạnh dòng sông Hiến, chỉ sau mấy phút nói chuyện, bà đồng ý đưa tôi về nhà riêng của ông bà để hàn huyên. Bà kể lại chuyện Tổng Chúp năm 1979, cho tôi xem nhiều tư liệu liên quan.

Bây giờ, vào tháng 2 năm 2024, qua thông tin các nguồn khác nhau, đã biết Tổng Chúp có khu tưởng niệm các nạn nhân của thảm sát tháng 3 năm 1979.

23/11/2021

Tháng 2 năm 1979 : người Hoa ở Hà Nội lên án bánh trướng Bắc Kinh và có tham gia cải tạo sông Tô Lịch

Sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm từ trước năm 1954.

Sau khi tiếp quản thu đô năm 1954, trong các thập niên 1950 - 1960 - 1970, chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều đợt thực hiện việc cải tạo sông Tô Lịch.

17/02/2021

Năm 1979, anh em chúng tôi đã gửi chông sắt ra mặt trận

Xem lại hình ảnh và tin của báo cũ năm 1979, mới nhớ đến việc gửi chông sắt ra mặt trận ngày ấy. Anh em chúng tôi đã gửi chông sắt ra mặt trận, từ một làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, đúng là chông và là chông rèn bằng sắt.

08/07/2019

Bóng ma Hà Minh Thành : anh Thắng nói về ông Phạm Viết Đào và các vị liên quan

Video của tháng 7 năm 2019. Muốn xem nhanh thì bắt đầu từ 7 phút 18. Còn không, nên xem toàn bộ.

Anh Thắng là cựu chiến binh Vị Xuyên nói lại câu chuyện Hà Minh Thành - Phạm Viết Đào. Hiện nay, năm 2019, Hà Minh Thành đã đội lốt một tên khác, tiếp tục tung tin hỏa mù. Cho dù, gần đây, ông Đào có đưa tin Hà Minh Thành đã qua đời (đọc lại ở đây, tháng 7 năm 2018). Khi nào tiện, sẽ trở lại và chỉ ra bóng ma mới của Hà Minh Thành.

Anh Thắng và các cựu chiến binh Vị Xuyên thì Giao Blog đã từng đề cập nhiều lần, ví dụ ở đây (tháng 3 năm 2017)

Trong video của tháng 7 năm 2019, anh Thắng có nói đến chủ nhân Giao Blog và một lần mấy anh em gặp nhau tại Hà Nội. Lần gặp ấy đã rất lâu rồi. Hồi đó, anh Thắng đang cai quản một tiệm hàng và thú thực là được con gái hướng dẫn sử dụng mạng xã hội (hình như, lúc đó anh chưa thạo lắm với e-mail, dĩ nhiên chưa tham gia Fb).

18/02/2019

40 năm chiến tranh biên giới : ông Lê Kiên Thành chắc có nhớ nhầm về đám cưới

Mấy năm trước, nhân 35 năm ngày chiến tranh biên giới, ông Lê Kiên Thành trong gia đình cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã kể lại kỉ niệm đáng nhớ, có lẽ là đáng nhớ nhất trong đời mình, là: đám cưới của ông được tổ chức vào chính hôm quân đội Trung Quốc nổ súng ở các tỉnh biên giới phía Bắc, rồi tràn vào lãnh thổ Việt Nam. Đọc cụ thể ở đây (ngày 17/2 năm 2014, cách nay đúng 5 năm).

Lúc đó, bên cạnh sự bất ngờ một chút, thì đã có một sự nghi vấn. Nhưng chưa tiện nêu. Chỉ lặng lẽ đưa bài của Lê Kiên Thành về lưu.

28/12/2018

Một phụ nữ Nga với nhiều thước phim tư liệu quí giá về Việt Nam : Ekaterina Ivanovna Vermisheva (1925-1998)

Một cái tên đang bị quên lãng.

Bà là một nhà điện ảnh người Nga, đã đến Việt Nam thời chiến tranh. 

Trước thế hệ bà, đã có những nhà làm phim tài liệu của Nga Xô tới quay ở núi rừng Việt Bắc, theo Việt Minh lên rừng đánh Pháp. Xem lại ở đây (tháng 5 năm 2014). Những thước phim vô giá được quay cùng thời với Điện Biên Phủ.