Cập nhật các thông tin mới về lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Đầu tiên là tin tức của ngày hôm nay.
Các tin cập nhật sẽ được dán dần lên như mọi khi.
Cập nhật các thông tin mới về lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Đầu tiên là tin tức của ngày hôm nay.
Các tin cập nhật sẽ được dán dần lên như mọi khi.
Đã có một số vụ mất sách lớn ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Đầu tiên là cần nhắc đến vụ thuổng hàng nghìn cuốn sách trong kho của Thư viện Khoa học Xã hội (thuộc Viện Khoa học Xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh). Vụ này bị phát giác vào cuối năm 2002. Thủ phạm trộm sách là một bảo vệ.
Sau đó, sang năm 2004, lại phát giác việc khoảng 20.000 cuốn sách bị mất tiếp, cũng là Thư viện Khoa học Xã hội nói trên.
Mấy vụ lẻ tẻ khác thì không tính.
Thế rồi, đến cuối năm 2022, công luận biết đến việc mấy chục cuốn sách Hán Nôm bị biến mất khỏi kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).
Một năm là tính từ ngày 24/11 năm 2021 (đã điểm tin lúc đó trên Giao Blog, ở đây).
24/11/1946
24/11/2021
Bây giờ là tháng 11 năm 2022.
Đại khái, đã thấy rõ các hệ như sau.
Hệ giá trị quốc gia: là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc.
Hệ giá trị văn hóa: là dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học.
Hệ giá trị gia đình: là ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.
Hệ giá trị con người: là yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo…
Giáo sư Phạm Như Cương đã từ trần vào trung tuần tháng 10 năm 2022. Tang lễ của ông được cử hành vào buổi sáng Thứ Hai ngày 17 tháng 10, tại Nhà tang lễ quốc gia.
Mở đầu là cáo phó của gia đình và cáo phó đăng trên báo Nhân Dân.
Tháng 11 năm 2019, tức khoảng 3 năm trước, Giao Blog đã đi bài "Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam : bổ nhiệm Tân Chủ tịch, những kì vọng và những bàn luận" (xem ở đây).
Đại khái, thời điểm đó, có một câu nói được dư luận quan tâm là: "Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối trở thành ánh sáng".
Bây giờ là cập nhật tình hình ở hạ tuần tháng 9 năm 2022.
Thông tin về Hội thảo Việt Nam học các lần trước, ví dụ Việt Nam học 5 (năm 2016) đã đi nhanh ở đây hay ở đây.
Giống như các giải bóng đá lớn trên thế giới và châu lục, Việt Nam học được tổ chức 4 năm 1 lần. Lần thứ 6 này lẽ ra là đã xong từ năm 2020.
Sau nhiều lần trì hoãn do covid-19, thì Hội thảo Việt Nam học 6 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10 này, bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Chủ nhân Giao Blog sẽ tham gia và phát biểu tại Tiểu ban Dân tộc - Tôn giáo.
90 năm.
Tôi nhận giấy mời đến dự mít tinh nhân 90 năm ngày thành lập Đoàn (26/3/1931-26/3/2021) với tư cách là "nguyên Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam". Thế là đã có chữ "nguyên" rồi ! Tức là nguyên cán bộ Đoàn của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay (trước là Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân Quốc gia, rồi đổi thành Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).
Nhân duyên là có thực, bởi bản dịch ngày đó (bản in chính thức năm 1997) trong khoảng năm sáu năm nay đã trở thành một trong những tài liệu tham khảo cho các em học sinh trong zemi (nhóm học tập) của tôi.
Nguyên bản là bài học thuật rất dài của học giả Trương Chí Cương (Zhang Zhigang) đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội Trung Quốc số 3 năm 1991 (trang 127-141). Tức là, đến hôm nay, bài gốc ấy đã 30 tuổi rồi !
Bản dịch tiếng Việt tôi thực hiện chắc vào năm 1995 gì đó, nhưng đến 1997 mới chính thức in trong quyển đầu tiên của bộ sách nhiều tập Tôn giáo và đời sống hiện đại. Tiêu đề bản dịch là "Trên điểm giao hội giữa giữa tôn giáo và văn hóa - về một hình thái hiện đại của quan niệm tôn giáo" (trang 163-200).
Bộ sách Tôn giáo và đời sống hiện đại được thực hiện trong khoảng 10 năm bởi các nhà khoa học thuộc Viện Thông tin Khoa học Xã hội (tiêu biểu là thầy Nguyễn Như Diệm, cô Võ Kim Quyên,...), từ 1995 đến 2004, ra được 5 tập. Ở mỗi tập 1-3 đều ghi như sau: "Thực hiện chuyên đề: Võ Kim Quyên (chủ biên), Nguyễn Như Diệm, Chu Xuân Giao, Trần Hoàng Hoa, Võ Phi Hồng, Nguyễn Văn Kiệm, Nguyễn Y Na, Ngô Thế Phúc, Nguyễn Chí Tình". Các tập 4-5 thì sách ra trong lúc tôi vắng mặt ở Hà Nội nhiều năm.
Với cá nhân tôi, bộ sách Tôn giáo và đời sống hiện đại, nhất là các tập đầu, ghi dấu một thời kì tôi làm việc tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Như Diệm. Còn hiện nay, thì bộ ấy trở thành một trong các tài liệu tham khảo trong zemi về tôn giáo và văn hóa Việt Nam của tôi.
Vào khoảng đầu thập niên 1990, thầy Phan Văn Các (lúc đó là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm) có đứng lớp ở Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mấy buổi dạy chúng tôi môn Bách gia chư tử thời Tiên Tần (có các vị Khổng Từ, Lão Tử, Mạnh Tử,...). Giọng ông ấm và đều đều, nội dung giảng thường mực thước và thú vị.