Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn biên-giới-Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn biên-giới-Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

15/09/2021

Dân tộc chí trên không gian mạng : người Nùng Lòi ở biên giới Cao Bằng - Quảng Tây (bài Bùi Xuân Đính)

Gần đây, trên không gian mạng Việt Nam, xuất hiện nhiều ghi chép dân tộc học (tức dân tộc chí) khá thú vị, của các nhà dân tộc học Việt Nam, ví dụ Bùi Xuân Đính, Nguyễn Văn Chính, Vương Xuân Tình,...

Tôi sẽ cập nhật đưa các dân tộc chí đó về Giao Blog. Mở đầu là một ghi chép vừa đưa lên hôm nay trên Fb của bác Bùi Xuân Đính.

Về những làng người Nùng ở biên giới Việt - Trung này, trên Giao Blog, cũng đã có những ghi chép nhanh của tôi, ví dụ đọc ở đây (tháng 9 năm 2013). Tôi đã trở đi trở lại vùng này nhiều lần.

11/05/2021

Quê hương Cao Bằng - một bài viết mà tôi đã công bố đúng 20 trước trên "Nghiên cứu Lịch sử"

Đó là năm 2001. Lúc bài in ra thì tôi đang ở Tokyo, sau ít tháng thì đọc được trong thư viện trường (trường tôi đặt dài hạn nhiều tạp chí của Việt Nam).

Lúc ấy, tức thời điểm các năm 1997-2001, xã Phúc Sen vẫn thuộc huyện Quảng Hòa. Sau đó, thì huyện Quảng Hòa tách ra làm hai thành "huyện Quảng Uyên" và "huyện Phục Hòa". Rồi bây giờ, sau 20 năm, thì hai huyện ấy lại nhập lại thành ra "huyện Quảng Hòa" như ngày xưa !

Hôm nay, ngẫu nhiên phát hiện là mới có bản PDF trên mạng (xem ở đây).

19/07/2019

Nhớ quê nhà vùng biên viễn mùa nắng tháng 7 : lễ cầu mùa Táng Nà

Đã một hay hai mùa hè không có được điều kiện về làng cũ. Hè này cũng đang còn đang bừa bộn mọi thứ, chưa quyết định được.

Lớp đàn em ở vùng quê biên viễn.

Lớp cha chú ở vùng quê biên viễn.

10/07/2019

Đúng một năm trước: ngày 10/7/2018, tin Hà Minh Thành đã chết được ông Phạm Viết Đào loan

Tin này đã được lưu về đây từ năm ngoái. Tất cả được chép và giữ nguyên xi ở đây (entry lên trang ngày 27/7/2018, xem mục 2 thuộc phần bổ sung).

Một năm đã qua, tin loan trên blog Phạm Viết Đào vẫn để nguyên trên lưới trời.

Quả thực bóng ma Hà Minh Thành vẫn lẩn quất chỗ ông Đào nhiều năm nay (theo văn bản có chữ kí của ông Hữu Thỉnh thì có thể chính thức tính từ năm 2008). Đã, đang, và sẽ. Nhất là vào dịp tháng 7 hàng năm.

08/07/2019

Bóng ma Hà Minh Thành : anh Thắng nói về ông Phạm Viết Đào và các vị liên quan

Video của tháng 7 năm 2019. Muốn xem nhanh thì bắt đầu từ 7 phút 18. Còn không, nên xem toàn bộ.

Anh Thắng là cựu chiến binh Vị Xuyên nói lại câu chuyện Hà Minh Thành - Phạm Viết Đào. Hiện nay, năm 2019, Hà Minh Thành đã đội lốt một tên khác, tiếp tục tung tin hỏa mù. Cho dù, gần đây, ông Đào có đưa tin Hà Minh Thành đã qua đời (đọc lại ở đây, tháng 7 năm 2018). Khi nào tiện, sẽ trở lại và chỉ ra bóng ma mới của Hà Minh Thành.

Anh Thắng và các cựu chiến binh Vị Xuyên thì Giao Blog đã từng đề cập nhiều lần, ví dụ ở đây (tháng 3 năm 2017)

Trong video của tháng 7 năm 2019, anh Thắng có nói đến chủ nhân Giao Blog và một lần mấy anh em gặp nhau tại Hà Nội. Lần gặp ấy đã rất lâu rồi. Hồi đó, anh Thắng đang cai quản một tiệm hàng và thú thực là được con gái hướng dẫn sử dụng mạng xã hội (hình như, lúc đó anh chưa thạo lắm với e-mail, dĩ nhiên chưa tham gia Fb).

28/05/2019

Dấu vết vương triều Mạc ở khu vực Thác Bản Giốc (bài Nông Đình Đâu)

Chúng tôi đã du lãng, khi thì lướt nhanh trong một vài ngày, rồi thì khi ở lại nhiều ngày, tại khu vực Thác Bản Giốc. 

Từng năm đi qua. Mùa hè có, mùa đông có. Khi thì cố thủ trong làng bản, khi thì ra mướn nhà trọ ở vùng biên tiện cho đi đi lại lại. Khi thì theo quang gánh mà sang chợ bên kia, khi thì theo các thầy các bà đi cúng đi lễ các nơi bên này. Khi thì lên tận đỉnh cao núi thẳm, khi thì ngụp dưới suối. Khi lang bang trong những túp lều nhỏ, khi la cà ở các nhà giữa đồng không mông quạnh. 

Ví dụ đã kể nhanh ở đây hay ở đây.

Đó là vùng Thác Bản Giốc, vùng xã Đàm Thủy, vùng huyện Trùng Khánh.

04/06/2018

Một kí sự bình dân về thác Bản Giốc, tháng 6 năm 2018

Cùng về thác Bản Giốc (Cao Bằng), thì ít hôm trước, đã đưa một kí sự vào tháng 5 năm 2018 được chấp bút bởi một nhà báo (đọc lại ở đây).

Sang đầu tháng 6, nhân ngày quốc tế thiếu nhi, lại trùng vào cuối tuần, nên con cháu anh em bà con ở trong vùng Cao Bằng có đi chơi thác.

Khoảng 5-6 năm nay, do kinh tế trong vùng khá lên rõ rệt, nhiều nhà có phương tiện đi lại, nên người từ Quảng Uyên quê tôi thường vẫn tới chơi thác và thăm chùa Trúc Lâm Bản Giốc mỗi khi có dịp nghỉ lễ trong năm. Hiện tượng rất mới.

08/03/2018

Ngày 8/3 năm 2018, trên quê hương biên viễn

Mình ngắm nhìn từ xa. Là ngắm nhìn ngày Quốc tế Phụ nữ, trên quê hương biên viễn.

Được ngắm quê hương xa từ xa, một cách dễ dàng bắt đầu từ khoảng giữa năm 2014. Đó là thời điểm smart-phone bùng nổ khắp nơi, lan tới mọi ngõ ngách. Có thể vừa đi chăn trâu vừa chát được với người ở bên kia bán cầu. Bà già đi chợ bán dao hay bán giấy bản tự làm cũng dắt theo điện thoại thông minh.

04/03/2018

Đi sang Tàu chặt mía thuê ngay sau Tết : vùng biên Việt - Trung đầu 2018

Chuyện thường ngày ở huyện, tại vùng biên giới. Nhiều chỗ thì không gian biên giới chỉ được xem là xóm trên xóm dưới trong cùng làng. Đâu có việc là ta cứ đi.

Qua trải nghiệm cá nhân, đã từng kể ở đây (đưa lên vào tháng 9/2013) hay ở đây (năm 2014).

16/02/2018

"17 tháng 2", mai mới là mùng 2 Tết

17 tháng 2 năm 1979, đó là dương lịch, còn âm lịch thì là ngày 21 tháng Giêng năm Kỉ Mùi. Đúng vào ngày đám cưới của con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Một sự trùng hợp như là ngẫu nhiên của lịch sử. Đã đi ở đây (đưa lên ngày 17/2/2014) hay ở đây (khởi từ ngày 17/2/2017). 

Ngày 17 tháng 2 năm 1979. Rút gọn thành một cái mốc "17 tháng 2". Như là một từ riêng trong tiếng Việt hiện đại.

10/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên quê hương biên viễn

Một năm chỉ có thể canh tác một vụ lúa: cấy vào độ tháng 6 dương lịch, và thu hoạch vào tháng 10. Bây giờ chủ yếu thu hoạch bằng máy, không còn thủ công như hồi cuối thế kỉ 20 và những năm đầu thế kỉ 21 nữa.

Sát với biên giới Việt Trung, nên máy móc cơ giới các loại chủ yếu mua lẻ từ Trung Quốc sang. Dĩ nhiên có nhiều thứ xuất khẩu tiểu ngạch sang đó.

09/10/2017

Ngược thành phố Cao Bằng lên mạn bắc 80 cây số, Hạ Lang gần mà xa (kí sự của Mai Thanh Hải)

Đường lên Hạ Lang đến bây giờ, năm 2017, nhìn chung vẫn là khó hơn so với một số tuyến, như thấy trong kí sự đầu năm nay của Mai Thanh Hải (xem toàn văn ở dưới đây). Huống chi là mấy trăm năm trước, khi nhà Mạc còn thực quyền cai quản Cao Bằng từ khoảng năm 1600 đến khoảng năm 1680, gần một thế kỉ.

Mình thì thường đóng đô ở Quảng Uyên, và tranh thủ đi các huyện khác. Có khi đi rong ruổi, xuyên huyện nọ sang huyện kia. Nên với mình, Hạ Lang chỉ có một chút khó đi mà thôi. Cảm giác của mình khác với cảm giác của cánh nhà báo.

07/10/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : sáng tạo ở vùng biên viễn, lễ hội du lịch Thác Bản Giốc lần thứ nhất

Chùa Trúc Lâm đã được xây từ mấy năm trước ở Thác Bản Giốc (đã đi ở đây, và ở đây - cuối năm 2014).

Công ty du lịch đã khai thác tại khu vực này.

Và năm 2017, thì lễ hội Thác Bản Giốc đã được tổ chức lần đầu tiên.

28/03/2017

anh Thắng và đồng đội, người lính F356 mặt trận Vị Xuyên với vụ án đáng tiếc ở Hà Nội

"Không phải chúng tôi ủng hộ cho người gây tai nạn, mà là ủng hộ cho một người lính có công việc mưu sinh khác, để không còn phải bám víu nơi thành phố."

Nói trực tiếp với tôi, thì anh tự gọi mình là "Thắng Còng", hoặc dài hơn một chút là "Thắng Còng F 356".

Đó là một người lính của mặt trận Vị Xuyên.

Các anh, những người lính mặt trận Vị Xuyên năm ấy, đã từng nổi xung mấy năm trước với những màn bịa đặt thông tin trẳng trợn về cuộc chiến Lão Sơn của Hà Minh Thành (liên danh với ông Phạm Viết Đào ở trong nước). Đại khái chuyện đó có thể đọc lại nhanh ở đâyở đây.

17/02/2017

Những ngày hạ tuần tháng 2 năm 1979 : Kí ức người trong cuộc, trong thời khắc ấy

Gần đây, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn có cho biết: đám cưới của ông được tổ chức tại Hà Nội đúng vào ngày Trung Quốc đưa quân qua biên giới Việt - Trung (đọc lại ở đây). Sáng quân Tàu tấn công tất cả các tỉnh vùng biên, chiều tối thì vẫn có đám cưới Lê Kiên Thành - Nguyễn Thị Tú Khanh ở thủ đô.

Không biết có bao nhiêu đám cưới vào đúng Thứ Bảy ngày 17/2/1979 (nhằm ngày 21 tháng Giêng năm Kỉ Mùi), dịp tiết Lập Xuân ?

Sự bình tĩnh ở thủ đô Hà Nội, vào thời khắc ấy, là đạt tới mức như vậy.

Còn ở chính biên giới ?

Tôi cũng đã nghe về một đám cưới người Nùng vào cùng ngày hôm đó ở khu vực đèo Mã Phục tỉnh Cao Bằng (về đèo Mã Phục thì xem ở đây). Pháo từ phía quân Tàu đã bắn thẳng vào nhà chú rể !

Du lãng vùng biên giới khoảng hai mươi năm nay, kí ức về tháng 2 năm 1979 có thể thấy ở bất cứ đâu, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều khi hoàn toàn là tình cờ, chẳng hạn ở đây.