Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hệ-thần-Liễu-Hạnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hệ-thần-Liễu-Hạnh. Hiển thị tất cả bài đăng

27/03/2024

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2024 : Đọc lời nói đầu sách "Hội Phủ Giầy" (1942) của quan tri huyện Vụ Bản

Quan tri huyện Vụ Bản năm 1942 là cụ Phạm Quang Phúc. "Tri huyện" là chức quan đứng đầu một huyện trong hệ thống quan lại Nam triều trước 1945, tương đương với chức Chủ tịch huyện ngày nay.

Quan tri huyện Phạm Quang Phúc đã biên soạn rồi cho xuất bản cuốn Hội Phủ Giầy vào năm 1942 tại nhà in Mỹ Thắng - một nhà xuất bản kiêm hiệu sách danh tiếng ở Thành Nam đầu thế kỉ XX (nhà này thành lập năm 1924, đến năm nay là vừa tròn 100 năm - đọc lại ở đây).

15/03/2024

Thăm quê hương Ngô Quyền và Giang Văn Minh, tham dự hội thảo về Ngô Quyền

Ngày thứ Năm (14/3/2024), chúng tôi thăm quê hương của vua Ngô Quyền và thám hóa Giang Văn Minh - đó là quần thể làng cổ Đường Lâm (mà không phải "làng cổ Đường Lâm" như cách nói quen dùng hiện nay; học giả Nguyễn Tùng - một chuyên gia về làng xã Việt Nam trong đó có làng Mông Phụ - đã đề xuất cách gọi đúng là "quần thể làng cổ Đường Lâm").

Ngày thứ Sáu (15/3), chúng tôi đi dự hội thảo về Ngô Quyền tại Tam Nông (Phú Thọ).

Nguyễn Tùng đã viết rõ: xã Đường Lâm hiện nay có 9 làng xã cũ hợp nhất lại, trong đó, không phải tất cả đều là làng cổ, mà chỉ có một số mà thôi (tiêu biểu nhất là Mông Phụ). Nguyễn Tùng đưa ra các giả thiết về quê hương của vua Ngô Quyền, như đã biết trong học giới, nhưng ông không theo thuyết nào. Quan tâm của ông là "làng cổ" mà không phải quê hương của các vị vua.

Truyền thuyết dân gian thì cho biết: vua Ngô Quyền đã từng hành quân qua huyện Tam Nông (có thị trấn Hưng Hóa, tỉnh Phú Thọ ngày nay).

10/03/2024

Tứ Bất Tử và Đức Thánh Trần - vì sao Đức Thánh Trần không có trong Tứ Bất Tử

Đây là câu hỏi của bạn Lương Thị Mai Anh gửi vào trang Văn hóa Tín ngưỡng "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa" trong ngày 10/3/2024.

Trang Văn hóa Tín ngưỡng "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa" đã được khai trương từ hạ tuần tháng 2 năm 2024, xem ở đâyở đây (ngày 21/2/2024). 

Sau câu hỏi của Mai Anh thì có các trao đổi, và đi đến thống nhất chung trong ngày là: chìa khóa của bộ Tứ Bất Tử là "trường sinh" và "bất tử", bởi vậy việc liên tục "chuyển thế" hay "đầu thai chuyển thể" (sinh hóa hóa sinh) là đặc điểm chung của các vị thần trong bộ Tứ Bất Tử. 

Bạn Việt Vũ đã đưa ra lí giải trên (tạm tóm gọn lại vậy). Tại sao Đức Thánh Trần không có trong Tứ Bất Tử, thì Việt Vũ cắt nghĩa là: "Hưng Đạo Vương tuy công lao lừng lẫy nhưng có thác đi, cũng không có phép lạ tái sinh chuyển thế đâu cả, nên không thể gọi là bất tử được".

28/01/2024

Cập nhật ghi chép nhanh về Phủ Giầy - cuối tháng 1 năm 2024 (NNC Bùi Hùng) : 1 (Lăng Mẫu)

Vào hạ tuần tháng 1 năm 2024, nhà nghiên cứu Bùi Hùng có chuyến khảo sát nhanh tại Phủ Giầy Nam Định. Xưa nay, anh thường ghi chép bằng ảnh và video các nơi tới khảo sát (vùng Nam Bộ, vùng miền Trung, vùng Bắc Bộ, Hà Nội,...), rồi đưa dần lên mạng.

Chúng ta biết, Bùi Hùng có blog, Fb, kênh đăng video mang tên anh. Chỉ tính riêng ảnh và video mà anh ghi chép dần trong nhiều năm qua thì cũng đã vô cùng quí giá. Các tư liệu của anh, đúng như nghĩa của từ "tư liệu" là thiên về tư liệu, có gì thì đưa lên như thế. Ví dụ, loạt ảnh thú vị từ mười mấy năm về trước của anh chụp tại chùa Tây Hồ, đã được đưa về Giao Blog, thì có thể xem lại ở đây (năm 2009).

Loạt bài về Phủ Giầy vào cuối tháng 1 năm 2024 của anh, tôi cũng đưa dần về Giao Blog, ưu tiên ảnh và video (các luận giải của anh thì tôi cũng đưa về nhưng để ở cuối bài; sở dĩ làm thế là vì các luận giải của anh hiện có nhiều điểm chưa đúng, chưa chuẩn xác, cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để biên tập tiếp trong tương lai).

15/02/2023

Làng chài Nam Ô và các ngôi miếu thờ công chúa Liễu Hạnh, công chúa Huyền Trân - 2023

Mở đầu là video của VTV đã phát vào buổi sáng ngày 13/2/2023. Những thước phim cập nhật về hình ảnh làng chài Nam Ô. Nhà địa phương học Đặng Dùng (Phương Trứ) dẫn phóng viên của VTV đi các điểm di tích trong làng chài, đáng chú ý là có miếu thờ công chúa Liễu Hạnh (hiện có phối thờ công chúa Huyền Trân) và phế tích một ngôi miếu tương truyền là có thờ công chúa Huyền Trân (hiện ở Mỏm Hạc của gành đá Nam Ô).

03/05/2022

Trao đổi thêm về thời điểm ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ (bài Cao Thế Trình)

Bài đã in năm 2020.

Lấy bản word từ trang Thánh địa Việt Nam học.

P/S: Sau khi bài này vừa được đưa lên Giao Blog, thì tôi nhận tin báo từ học trò: thầy Cao Thế Trình đã đột ngột từ trần năm 2020. Khi đó, thầy Trình vẫn rất khỏe, thường tự lái xe đến trường. Thầy ra đi đột ngột khi vẫn còn lịch dạy nhiều môn trong học kì. Cho đến hôm nay (3/5/2022), tôi mới nhận được tin này. Người báo tin là học trò cũ của thầy Trình ở Đại học Đà Lạt.

17/01/2022

Danh vị "Phủ Chính" ở quần thể Phủ Giầy (Nam Định) : trả lời nhanh đài VTC 6

Vào lúc 21 h tối qua (tối Chủ Nhật ngày 16/1/2022), đài VTC 6 đã phát chương trình Văn hóa Tâm linh do ê-kíp phóng viên Đào Thu Thủy thực hiện những ngày đầu tháng 1 năm mới này.

Chủ đề của chương trình lần này là về danh vị "Phủ Chính" tại quần thể Phủ Giầy (Giày/Dầy/Dày).

Có hai học giả tham gia chương trình. Cụ Trần Lâm Biền thì đã cùng nhóm phóng viên về Phủ Giầy thực hiện việc ghi hình, trả lời phỏng vấn tại thực địa. Còn tôi thì làm chớp nhoáng tại một điểm hẹn trước ở khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) - do tình hình covid, nên ê-kíp phải xoay xở mãi mới tìm được một điểm xem như có phép.

13/01/2022

Ghi nhớ tại Phủ Chính Tiên Hương (Nam Định) : đã ghi rõ "năm 1683" vào ngày 13/1/2022

Cần ghi nhớ điều này, vào chính ngày hôm nay (Thứ Năm, ngày 13 tháng 1 năm 2022), viết rõ bằng bút bi màu đen, tại sân Phủ Chính Tiên Hương.

Chúng tôi cùng nhau xuất phát sớm từ Hà Nội. Mưa bay bay trên đường đi và khắp cả vùng Phủ Giầy/Dầy. Chỉ có một ít phút hửng lên vào khoảng giờ Ngọ - lúc quay những thước phim cuối cùng, rồi sau đó là nghỉ ăn trưa.

Đây là ghi chú quan trọng về một đạo sắc phong mang niên đại Chính Hòa 4 (1683) của triều đình nhà Lê Trịnh cho Liễu Hạnh công chúa. Cụ thể như sau.

10/04/2021

Nhân ngày 3 tháng 3 năm Canh Tý : con cháu Thánh Mẫu Liễu Hạnh công bố sắc phong năm 1683

Về sắc phong sớm nhất hiện còn cho Liễu Hạnh công chúa, tức sắc phong mang niên đại 1683, thì tôi đã chính thức có công bố các kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây (ví dụ đọc lại ở đây hay ở đây). Những ghi chép nhanh thì có ở đây (mùa hè năm 2017), ở đây (mùa hè năm 2018),  hay ở đây (năm 2019)

Các công bố này đều được gửi cho con cháu của Thánh Mẫu ngay sau khi có bản in chính thức (gửi qua e-mail và gửi trực tiếp).

Một lần phát biểu tại hội thảo (tháng 12 năm 2018), thì có thể xem video ngắn ở đây. Lúc đó, ở dưới hội trường có nhiều con cháu của Thánh Mẫu Liễu Hạnh tham dự, mà tiêu biểu nhất là hai người sau: 1). Thủ nhang Phủ Tiên Hương - thanh đồng Trần Thị Huệ (con gái của cụ thủ nhang Trần Viết Đức trước đây); 2). Em Trần Lê Tân thuộc gia đình cũ của Thánh Mẫu - gọi là Phủ Nội (hay Phủ Nội Tiên Đình), nằm ở ngay bên cạnh Phủ Tiên Hương.

Các Phủ Tiên Hương, Phủ Nội, Phủ Vân Cát, Phủ Tổ,...là các ngôi Phủ nằm bên trong khu quần thể chung là Phủ Giầy/Dầy.

18/01/2021

Bia đề danh tiến sĩ khoa thi năm 1478 (khắc dựng năm 1484), và tên danh sĩ Trần Bích Hoành

Chúng tôi tính du lãng xứ Nam, có ghé qua nơi chốn cũ của cụ Trần Bích Hoành ở huyện Vụ Bản ngày nay.

Tên tuổi cụ được ghi ở nhiều tư liệu cấp quốc gia. 

Trên bia đề danh tiến sĩ khoa thi năm Mậu Tuất - Hồng Đức 9 (năm 1478) thì thấy rõ tên của cụ. Bia này được soạn và khắc dựng vào năm Hồng Đức  15 (năm 1484), tức là muộn lại vài năm. Năm ấy, hoàng đế Lê Thánh Tông sai bọn Thân Nhân Trung soạn văn, khắc đá, dựng bia của nhiều khoa thi cùng một lúc.

Thân Nhân Trung và Ngô Sĩ Liên được vua giao nhiệm vụ độc quyển trong kì thi năm 1478.

Tư liệu ở dưới là bản trực tuyến của Viện Nc Hán Nôm - đã nằm sẵn trên mạng từ lâu. Tuy nhiên, bản hiện nay (đang xem ngày 18/1/2021) thì lại có nhầm lẫn sau: đưa nhầm ảnh chụp văn bia (cụ thể là đưa  nhầm ảnh chụp đề danh tiến sĩ khoa thi năm Mậu Tuất, nhưng là đời Cảnh Hưng, mà không phải đời Hồng Đức !).

31/07/2020

Thánh Mẫu Tứ Phủ và anh linh của đất nước : Phủ Bóng ở Nam Định với ngày 27 tháng 7 năm 2020

Một kết hợp chưa từng có từ cổ chí kim.

Một sự kết hợp đáng ghi nhớ. Ngày 27 tháng 7 năm 2020, tại Phủ Bóng (hay còn gọi là Đền Cây Đa Bóng, hay Nguyệt Du cung) thuộc quần thể tín ngưỡng Phủ Giầy ở Nam Định - tức chính là tại quê hương của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, chính xác hơn là ngay bên cạnh Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh (vốn là ngôi mộ đất của Liễu Hạnh công chúa đã được người từ triều đình Huế tôn tạo thành lăng đá vào năm 1939 - lăng được bảo tồn từ đó đến nay).

Phủ Bóng nằm ngay bên cạnh Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cụ đồng danh tiếng Trần Vũ Thực là trụ trì của Phủ Bóng đã có công lớn trong việc xây dựng Lăng Thánh Mẫu vào năm 1939. Ngày nay, người trụ trì Phủ Bóng là ông đồng Trần Vũ Thực (là cháu của cụ đồng Trần Vũ Thực).

Giao Blog đánh dấu sự kiện này.

24/03/2020

Từ sáng nay, nhiều đền phủ nguyện cầu hệ thần Thánh Mẫu Liễu Hạnh giúp tiêu tan đại dịch Cô Vy

Mùng Ba tháng Ba thường năm là ngày tiệc Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đặc biệt là lễ hội Phủ Giày (huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định) - quê hương của Thánh Mẫu. 

Năm 2020, bởi đại dịch Cô Vy đang bùng phát toàn cầu, mà lễ hội Phủ Giày đã bị hủy. Một năm không có lễ hội Phủ Giày. Đã điểm tin ở đây.

Sáng sớm nay, sáng Mùng Một tháng Ba, nhằm ngày 24/3/2020 (Thứ Ba), các đền phủ thiết lễ cầu nguyện Thánh Mẫu "khuông phù xã tắc được quốc thái dân an, dịch bệnh tiêu tan". Việc nguyện cầu này đang thấy ở khắp nơi trên thế giới (ví dụ xem ở đây).