Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/12/2014

Tin mạng bác khách Việt ngữ : Phạm Thị Hoài từ biệt lần hai, Nguyễn Hưng Quốc cảnh báo blog mạo danh

Bác khách là một cách gọi khác của blog (chính xác là cách gọi của người Trung Quốc, và được phiên âm qua lối đọc Hán Việt quen thuộc). Cái hay là bác khách vừa phiên âm được chữ blog của Tây, lại có ngụ ý về nghĩa khách bốn phương, khách muôn nẻo, khách tứ bề, khách tự do, khách tụ hội, khách họp chợ, cái chợ của khách muôn phương.

Từ nay, blog tôi đôi khi sẽ sử dụng từ bác khách song song với blog.

Luật pháp xứ kim chi : vừa bắt con gái lớn của ông chủ hãng hàng không Đại Hàn

Cô Triệu Hiển Nga vốn là Phó Tổng Giám đốc của hãng hàng không này. Lại là trưởng nữ của chính ông chủ hãng. 

30/12/2014

Lăng mộ Lê Thì Hiến ở xứ Thanh

Nhân vật tôi có nhiều quan tâm. Được ghi trong chính sử Việt Nam và sử địa phương của Trung Quốc. Sở dĩ quan tâm là vì cha con ông nối tiếp nhau lên công chiến với nhà Mạc ở Cao Bằng.

Văn học miền Nam 1954-1975, từ những góc nhìn

Thuần túy tư liệu lưu, từ nhiều góc nhìn khác nhau, về một hội thảo với chủ đề là văn học miền Nam 1954-1975 mới được tổ chức ở hải ngoại.

Bổ sung dần dần và từ từ.

Phật giáo trên biên giới và biển đảo (ở Trường Sa Lớn, tin và ảnh của Chúc Minh - Trí Bửu)

Chùa ở biên giới Việt Trung thì có thể kể đến ngôi cổ tự Sùng Khánh tự (huyện Vị Xuyên, Hà Giang), và ngôi chùa vừa khánh thành ở khu thác Bản Giốc (huyện Trùng Khánh, Cao Bằng).

Ở ngoài Trường Sa Lớn thì là ngôi chùa dưới đây.

28/12/2014

Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn Đông La

Về thơ Nguyễn Quang Thiều, ở entry trước, đã đi bài chê của Trần Mạnh Hảo (đọc lại ở đây).

Ở đây là đọc một bài khen, của Đông La. Bài đã in trên Tạp chí Sông Hương năm 2010 (tạp chí này cũng là một nơi đăng tải những truyện ngắn đầu tay mở ra văn nghiệp của Nguyễn Quang Lập).

Cuối tuần vui chút : tính cách Chí Phèo cũng phải từ từ mới hiểu

Truyện Chí Phèo của Nam Cao, rồi sau này có cả Hậu Chí Phèo nữa. Bên Trung Hoa, nhân vật AQ của Lỗ Tấn cũng được sống tiếp trong một số thiên truyện của Mạc Ngôn (đấy là rõ nhất, còn thì thấy ở những tác giả khác).

Nghe một ông Khải người Tây khác, nói về Việt Nam bằng tiếng Việt

Sở dĩ nói là "ông Khải người Tây khác", vì blog hay nhắc đến một ông Khải vốn biết đến lâu nay (tức Liam Kelley). Hai ông đều là người Mĩ.

Văn nghệ Thứ Bảy : thơ Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn Trần Mạnh Hảo

Bài mà mọi người đã lướt thấy trên mạng từ mấy năm trước. Bây giờ, xem lại, thì thấy nằm trên trang Nguyễn Trọng Tạo, và ghi là năm 2012. Được giới thiệu là một bài tham luận, nhưng không rõ có tham gia hội thảo về thơ Nguyễn Quang Thiều hay không.

Bài của Trần Mạnh Hảo thì xem thơ của Nguyễn Quang Thiều là thơ trường phái tân con cóc. Ý là con cóc mới. Cảm thụ văn chương là thế, và nên là thế. Người thì khen nức nở, người thì lại chê thậm tệ. Hôm nay, đọc bài chê trước, hôm khác sẽ đọc bài khen sau.

Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2014

Sáu tháng đầu năm 2014, số lượng khách từ Việt Nam đến Nhật Bản tăng vọt. Cần có một lí giải mang tính kinh tế.

Về bức tranh tổng quan của kinh tế Việt Nam năm 2014, sẽ bổ sung dần những tổng quan từ nhiều nguồn.

27/12/2014

Cuối năm, tờ Công Luận có bài nhìn lại vài nghi vấn về ngoại cảm, và khen Thu Uyên

Bài của một người là Nguyễn Đình San. Không hiểu có phải là nhà nghiên cứu Nguyễn Minh San (vì bác San hay viết về nữ thần Việt Nam thì có hai tên: Đình San và Minh San). Cũng có thể không phải, chỉ là độc giả phổ thông.

Hậu duệ dòng Nguyễn Sinh hỏi thăm hâu duệ dòng Mạc Đăng Dung


Chuyên gia nghiên cứu Mẫu Liễu, Olga Dror, dịch "Giải khăn sô cho Huế" của Nhã Ca

Olga Dror xưa nay được xem là một chuyên gia nghiên cứu về Mẫu Liễu ở Mĩ. Vừa rồi, bà có dịch cuốn Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca (bản tiếng Việt năm 1969) ra tiêng Anh.

Văn nghệ Thứ Bảy : một nhà văn thuộc Hội Nhà văn Tp.Hồ Chí Minh khiếu nại Hội Nhà văn Việt Nam

Thuần túy lưu tư liệu, để có thể mường tượng cụ thể về văn học Việt Nam đương đại

Mường tượng đơn giản thì Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay có những gương mặt như: nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Trần Mạnh Hảo (những người kì cựu hiện tại), tác giả của bộ Đại gia là Thiên Sơn và nhà thơ Hoàng Quang Thuận (hai người này cùng vào hội một năm, năm 2011, đọc lại ở đây).

Kể chuyện về Nguyễn Hữu Đang và hồ sơ Nhân văn Giai phẩm

Đây là lời kể vừa xuất hiện, tháng 12/2014, của một vị thuộc lớp đàn chú đàn bác của chúng tôi ở Đại học Tổng hợp Hà Nội (sau khi ra trường, ông về Bộ Công an). Ông cũng là người được xem là có "gắn bó" với hồ sơ của vụ Nhân văn Giai phẩm

25/12/2014

Giáng sinh ở bản người Mông khu thị trấn Phố Ràng

Về thị trấn Phố Ràng, hay cũng là gần với đền Bảo Hà, thì có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

Khi đi du lãng ở bản người Mông này, bà con chỉ cái tủ to đùng, và bảo rằng: ngày xưa, thầy về mà bị động là vào luôn tủ ! Ấy là hồi lâu rồi. 

Lê Khả Phiêu những điều tâm đắc, hay "Lê Khả Phiêu văn tập"

Đầu tiên là bản tiếng Việt và tiếng Anh của nhà Thế giới (năm 2011). Và sau đó là bản tiếng Trung do tập đoàn Trùng Khánh tài trợ (2014).

Đèn Cù vẫn đang hót

Thử vào mục thống kê của blog mình, thì thấy dịp cuối năm 2014, cuốn Đèn cù vẫn đang hót. Có rất nhiều tìm kiếm. 

Hòa giải tranh chấp về ngôi mộ tổ, giữa hai họ Nguyễn ở Vĩnh Phúc

Một bên là họ Nguyễn Đình. Một bên là họ Nguyễn có gốc Mạc, nên tạm gọi là Nguyễn Mạc. Hai bên tranh chấp nhau, cũng từ vài năm trước. Và vừa đây, chính quyền địa phương đã đứng ra hòa giải.

Kết luận của bên hòa giải là: cả hai họ này đều không có bằng chứng chắc chắn để chứng minh đó là mộ tổ của mình. Nên cuối cùng, phương án đưa ra là: cả hai họ cùng thờ chung một ngôi mộ đó.

24/12/2014

Thầy dạy vật lí : về hiện tượng Cảm Ứng Từ (viết tắt là CƯT)

Đại khái, khi dạy vật lí cho chúng tôi, đến 2/3 thời gian là ông đọc thơ chế do chính ông sáng tác (lúc khác, sẽ ghi ra đây vài bài theo ghi chép của tôi). Hồi ấy, ông đang mê Kim Dung. Nên cũng hay kể các chương hay đoạn ông thấy khoái nhất trong giờ vật lí.

Sách về văn hóa Việt Nam của tập thể gia đình học giả họ Trần

Sách của các cây bút trong gia đình cố học giả Trần Quốc Vượng, mới ra. Gồm 3 thế hệ, từ ông đến cháu ngoại.

Giáng sinh ở vùng biên viễn Vị Xuyên (2014)

Vào dịp Giáng sinh thì, nếu ở trong các bản làng trên cao tại Hà Giang, mới hiểu được cái rét thấu xương thấu tủy là thế nào. Có thể cũng vì ngày xưa quần áo hiếm, nhà cửa lại tềnh toàng.

Ngày xưa, nam giới nhiều người nát rượu. Có ông cụ lò rèn chăm lắm, còn các con trai của cụ thì chốc cái đã đi làm một chén. Nhưng từ ngày theo đạo thì họ bỏ hẳn được. Đến các nhà, sẽ thấy: ở chỗ trang trọng nhất là 10 lời răn của Chúa bằng song ngữ Mông - Việt. 

23/12/2014

Thêm một lần trực tiếp trình bày ý tưởng về cầu Long Biên (vtc, Nguyễn Nga, 12/2014)


Sinh nhật lần thứ 81 của nhà vua

Hôm nay, ngày 23/12, là sinh nhật của nhà vua, nên quốc dân được nghỉ một ngày. Tức ngày nghỉ quốc gia.

Cuộc phiêu lưu của HLV Miura (từ VTV3, tháng 11 năm 2014)


Người Xuồng ở Mèo Vạc

Nhà báo nghe tai được tai chăng, về viết luôn như thật rằng: mỗi ngày, mỗi người họ uống hết cả 1 lít rượu ! Vậy là một năm uống khoảng hơn 300 lít rượu !

22/12/2014

Anh Miura chưa biết, và chúng tôi cũng đâu có biết

Nhân khi anh Miura bày tỏ chân thực mấy điểm, thì bây giờ, người hâm mộ chúng tôi mới biết những chuyện vừa được báo giới nước nhà mượn uy phong của anh Miura tiết lộ ra. Chẳng hạn:

Thơ Lê Đạt, và người bạn là nhà thơ Trần Đĩnh (Tạp chí Tuyên giáo năm 2011)

Hồi cuối tháng 3 năm 2011. Có một tọa đàm về thơ Lê Đạt tổ chức tại Hà Nội. Nội dung tóm tắt của tọa đàm đã được giới thiệu trên trang Tạp chí Tuyên giáo (Ban Tuyên giáo). 

Vẫn về phát ngôn của Miura, VnExpress tựa như lại rút tỉa và xào xáo ?

Nghi vấn xuất hiện, bởi VnEx vừa đưa một bài mới (trưa ngày 22/12/2014). Bài này sẽ đưa về lưu ở dưới cùng entry này, mục Lưu tư liệu). 

Một nền báo chí rất giỏi rút tỉa và xào xáo (ví dụ, với chỉ riêng VnEx, thì ngay tại blog tôi, lần trước các nhà báo ở tờ này đã tỏ ra thiếu đứng đắn ở sự kiện chiếc mũ cối của liệt sĩ Bùi Đức Hưng).

Dòng chảy vấn đề như sau.

Phát ngôn của HLV Miura đã bị tờ TT & VH làm cong đi một chút, như thế nào

Toàn văn bản được gọi là "lược dịch" sang tiếng Việt của tờ TT & VH, cũng như nguyên bản tiếng Nhật, có thể thấy ở đây. Chỉ liếc liếc xem đối chiếu nhanh một cái, đã thấy tờ này đã ngầm ngầm lái ý của Miura đi một chút. Nhưng mà, một chút thôi, một giọt thôi, cũng có khi làm tràn cả li nước.

21/12/2014

Du lịch CBT ở vùng biên (tổng kết một dự án GMS)

Hội nghị diễn ra hôm kia. GMS đã được nói đến ở đây.

Nhân ngày 22/12, ngó hàng hóa triển lãm ở vùng biên

Triển lãm này được mở để kỉ niệm ngày 22/12.

"Dân tộc Cao Bằng" ở Tây Nguyên (ảnh đại diện)

Hôm trước, một nghĩa của cái gọi là "dân tộc Cao Bằng", trong liên quan với nghề trồng cà, thì xem lại ở đây.

Hôm nay, thêm một nghĩa nữa của "dân tộc Cao Bằng", qua một số ảnh đại điện.

Nhà cầm quân tuyển Việt Nam, anh Miura, nói về Việt Nam

Ở trên là tóm tắt các ý chính và ở dưới là nguyên ý của anh Miura. Chú ý: bản nguyên ý ở dưới chỉ là một bản lược dịch, không biết từ tiếng gì, và không biết rõ ai lược dịch, dù đăng chính thức trên trang thể thao.

Một truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn : Khói (2014)

Truyện ngắn đã đăng trên trang nhà của Hội Nhà văn Hải Phòng.

Văn nghệ Thứ Bảy : tuyển Việt Nam hát theo điệu "bèo dạt mây trôi"

Nghe mà thấy cũng da diết như thật, đúng là mây thì trôi mà bèo thì dạt:

20/12/2014

Tại ngoại cho một nhà văn "mất tự do", nhìn từ hai phía

Tiếng Nhật ngày nay kiêng dùng những từ có thể gây kì thị, gây ác cảm. Lí do là đề cao nhân quyền. Chẳng hạn, những từ như thọt, hay tàn tật, vân vân, không còn được dùng trong văn bản chính thức. Dĩ nhiên, những từ ấy vẫn được sử dụng bình thường trong văn nói, nhất là dạng địa phương. Người ta bảo: dùng những từ đó mới chính xác, biểu lộ được ý cần nói tốt nhất.

Hầu Thánh thời Tây trở lại Hà Nội (1950-1954)

Sau năm 1945, người Pháp không muốn mất quyền lợi tại Đông Dương, đã quay trở lại bằng súng đạn. Chính phủ VNDCH phải lên rừng, trường kì kháng chiến. Hà Nội lại trở thành thành thị của nước Pháp.

19/12/2014

Pháo cứu sinh cho doanh nghiệp Việt : kiều hối đạt 90 tỉ USD

Tin của Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Con số tính từ năm 1991, tức là sau Đổi Mới. Và kiều hối là nguồn vốn lớn thứ hai, sau FDI (tức là vượt qua cả ODA đã giải ngân). Và đang mong Cu Nỡm phân tích thêm.

Tang lễ nhà văn Bùi Ngọc Tấn (1934-2014)

Nơi tổ chức tang lễ là ở khu Thiên Lôi (có thể xem lại vị thần được gọi là Thiên Lôi đã đi ở đâyở đây).

Mấy tấm ảnh cho mục ngó Fb.

Cây cầu Long Biên, và một Việt kiều trở về từ Paris

Ghi chú của mình cho bài báo dưới đây của Tuổi trẻ Thủ đô, rằng: lịch tổ chức được lùi xuống tháng 1 năm 2015. Bài báo chạy từ tháng 10 năm 2014, nên kế hoạch lúc ấy là vào tháng 12.

Người Việt kiều ấy là nữ, mình đã điểm ở entry nói về cuộc chiến giữa chiếc đinh và con thiên nga (xem lại ở đây ở đây).

Obokata chưa thôi giấc mơ về tế bào STAP, chưa chịu kết luận của Riken

Nhiều người cho rằng thời gian làm thực nghiệm của cô Obokata lần này ngắn quá, có từ tháng 7 đến hết tháng 11 (mà vào tháng 8 thì thầy Sasai của cô đã tự vẫn). Nên để thêm thời gian, khoảng 1 năm. Vì nếu tìm được tế bào STAP thực sự thì sẽ mang đến những tiến bộ vĩ đại cho y khoa thế giới.

Tin chính thức về tế bào STAP, và lời chào từ biệt của Obokata

Hôm nay, Viện Riken đã chính thức công bố về việc không tái hiện được tế bào STAP. Cô Obokata cũng vừa chính thức đệ đơn xin thôi việc ở Viện Riken. Việc kiểm chứng dự kiện tiến hành đến tháng 3 năm 2015, nhưng hôm nay, cũng đã được dừng lại luôn.

Tuy vậy, cô Obokata, chính lúc này, vẫn phát biểu thông qua luật sư, rằng: Tôi vẫn tin là có tế bào STAP. Tức là cô vẫn chưa chịu nhận ! Vẫn nhem nhẻm ngoan cố, hay quả thật là có STAP thật (vì trước đây, cô từng nói là đã hơn 200 lần thấy STAP trong phòng thí nghiệm) ?

An Nam thời 1627, qua một "công thư" của Trịnh Tráng

Về lá thư của Trịnh Tráng gửi cho phía nhà thờ công giáo phương Tây đã được một số nghiên cứu nhắc tới và bàn luận từ lâu (sớm nhất là từ thời Đắc Lộ, rồi là phát hiện lại vào cuối thế kỉ 19, và trước 1975 đã có Võ Long Tê và Đỗ Quang Chính cùng nhiều người khác ở Sài Gòn). 

Văn bản đang được xem là có niên đại 1627, và nhóm nghiên cứu ở Đức thì đặt giả thiết: có thể là văn bản ngoại giao cổ nhất của Viêt Nam mà hiện còn giữ được nguyên vật. Nhưng, thật ra, theo quan điểm của tôi, thì năm 1627 đã khá muộn rồi. Có một số văn thư cổ hơn nữa (tôi đã giới thiệu vắn tắt kèm ảnh chụp trong một bài in năm 2013). Và có hẳn một sê-ri liền mạch cổ hơn năm 1627, nhưng muộn hơn văn thư mà tôi đã đề cập, thì có những nghiên cứu của Lê Dư (trước năm 1945), gần đây là Phạm Hoàng Quân, Phan Thanh Hải,...

18/12/2014

Đón đọc thơ Tết của Trần Đĩnh

Thơ đăng trên báo Nhân Dân số Tết năm Tân Sửu.

Không tái hiện được tế bào STAP

Đến ngày 17/12/2014, thì khả năng tái hiện tế bào STAP đã rõ: hoàn toàn vô vọng. Cô Obokata đã không tái hiện được nó, đồng nghĩa với việc không tồn tại STAP.

Thầy Sasai đã tự vẫn hồi tháng 8 năm 2014, có để lại thư tuyệt mệnh, trong đó có gửi niềm tin vào học trò, rằng:"Obokata, bằng mọi giá, nhất định em phải tái hiện được tế bào STAP". 

Sắp tới, Viện Riken sẽ có công bố chính thức. Nhưng vẫn còn thời hạn đến tháng 3 năm 2015, nên phải chờ thêm thực nghiệm của một nhóm khác, để đối chứng.

"bù nhìn Bảo Đại" và "tên hề Vĩnh Thụy" : phát ngôn chính thức của VNDCCH năm 1950

Năm 1950. Và tư liệu là báo Sự thật, ở số có bài của tác giả Trần Đĩnh về cuộc đấu tranh ở vùng Công giáo Bùi Chu - Phát Diệm.

17/12/2014

"Dân tộc Cao Bằng" ở Tây Nguyên, chuyện lai rai bên rừng cà-fê

Quả là có một dân tộc mới, được gọi là "dân tộc Cao Bằng" ở Tây Nguyên. Để phân biệt với "dân tộc Ê Đê" hay "dân tộc Ba Na". Mà cũng là để phân biệt với "dân tộc Thái Bình" và "dân tộc Nghệ Tĩnh" ở trong đó.

Nguyễn Quang Vinh trở về : ngoại cảm và pháp y cùng xác nhận di cốt

Phim của truyền hình quốc phòng Việt Nam (QPVN). Đã phát như thông báo của nhà ngoại cảm mấy hôm trước (xem lại ở đây).

Sẽ thấy có sự xuất hiện đồng thời của nhà ngoại cảm và cựu quan chức Viện Pháp y Quân đội. Giọng đọc truyền cảm quen thuộc của cô Kim Tiến.