Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-hóa-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-hóa-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

03/07/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : quốc kì Việt Nam trên sân giải đấu EURO 2020 (2021)

Quốc kì, tức National Flag, là biểu tượng của quốc gia.

Việt Nam là quốc gia không tham dự EURO. Dĩ nhiên rồi.

Việt Nam là quốc gia không thuộc châu Âu. Dĩ nhiên rồi.

Thế tại sao lại có rất nhiều quốc kì Việt Nam trên sân của giải đấu EURO 2020 đang diễn ra ở châu Âu vào mùa hè 2021 này ?

Giả như có một lá thôi, thì còn có thể chấp nhận được. Đây lại đem quốc kì của một quốc gia không liên quan đến EURO 2020 và châu Âu treo ở nhiều chỗ trên sân như vậy, là sao đây ?

16/08/2018

Các chàng Batman và Captain của XÔI LẠC TV bất ngờ xuất hiện, làm lu mờ VTV

VTV không mua bản quyền truyền hình của giải bóng đá châu Á 2018. Nghe đâu, dân đồn rằng Việt Nam là nước duy nhất ở châu Á không có bản quyền đó. Tìm hiểu kĩ thêm sau.

Thôi. Thế cũng là đỡ phải bị "hành hạ" bởi ngôi sao Biên Cương của chuyên mục bình luận bóng đá trên VTV. Đỡ phải thấy dàn Thị Bưởi như hồi uân-cắp tháng 6 & 7 năm 2018 vừa xong (xem lại ở đây).

Và thực sự thú vị là, cùng với việc dân nghiền bóng đá Việt phải xem lậu qua mạng một cách vui vẻ và công nhiên, mà ờ thì là thời đại mạng nó thế (!), thì sướng hơn là sự xuất hiện ấn tượng của kênh truyền hình nhân dân gọi là "Ti vi Xôi Lạc" tức "Xôi Lạc TV".

01/08/2018

Trải nghiệm về "văn hóa xếp hàng" của người Việt : tâm sự của một lưu học sinh đang ở Sing

Một trải nghiệm rất bình thường về cái gọi là văn hóa xếp hàng hiện nay của người Việt ở bốn phương.

Chỗ nào mà chả thấy, khi ta đi đổ xăng, khi ta đi mua đồ trong siêu thị, khi ta đi chờ nhận hồ sơ của các loại thủ tục, và ngay cả khi ta vào bên trong chùa chiền hay nhà thờ họ tộc,... đâu đâu cũng thấy. Không chỉ ở trong nước, ra nước ngoài vẫn có khi gặp.

17/12/2016

Văn hóa Việt Nam : "Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận" (Trần Ngọc Thêm)

Về truyền thống "hiếu học" của người Việt, tôi đã viết trên mặt báo chí từ mấy năm trước (bản in năm 2012 --- do blog Yahoo bị hỏng từ lâu, nên sẽ post bổ sung ở một entry mới).

Trong bài viết năm 2012, tôi đã nhấn mạnh: hiếu học của người Việt cần phải được nhìn nhận lại. Bởi chỗ: đa phần, "hiếu học" này không phải là "yêu sự học" hay "yêu tìm tòi sáng tạo về tri thức, trí tuệ", mà là nhắm đến "bằng cấp" đến những "danh vọng", tức là "yêu danh vọng".

Bây giờ là quan điểm của học giả Trần Ngọc Thêm (người đã ra cuốn sách về giá trị văn hóa Việt Nam gần đây, đã điểm ở đây, tháng 5/2016). Theo ông, cần cù thực ra chỉ là huyền thoại, còn hiếu học chỉ là ngộ nhận.

13/06/2015

Hãy để người ta thấy Việt Nam là dân tộc có văn hóa

Nguyên bài của Infornet. Trích: Nghèo một chút cũng được nhưng hãy để cho người nước ngoài họ thấy mình người Việt Nam là dân tộc có văn hóa. Làm sao thể hiện có văn hóa khi những điều người ta phàn nàn vẫn tồn tại mãi…

Nhưng e rằng, nghèo một chút, thì sẽ hèn một chút. Không làm sao có văn hóa được. Chỉ văn hóa khi họ có dư dả.

03/02/2015

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, vùng Khoái Châu vẫn rộ phong trào tảo hôn nam

Cách đây nhiều năm du lãng vùng Khoái Châu mênh mông, vẫn hay nghe các bô lão nói về phong trào lấy vợ sớm của thanh niên thời xưa. Hồi đó, mình tầm ngoài 20 một chút. Gặp các bô lão là trưởng họ (các họ này mời mình về Khoái Châu xem giả phả và đọc bia đá cất giấu trong nhà), hay đại loại hàng trưởng thượng trong họ, thì được bảo: như chú, tức như mình lúc đó, ngày xưa là không còn được "nhớn nhác" nữa đâu, vợ con đề huề rồi.

05/01/2014

Lại chuyện nên bỏ Tết âm hay không : Các me chửi dữ dội kẻ dám đề nghị bỏ

Đăng lại entry cũ từ 2010, trên blog cũ


Lời dẫn: Thời thuộc Pháp, nhất là thời 1930-1954, ở Hà Nội, từ "me" hay "các me", "me nó" được dùng để chỉ người phụ nữ. Phạm vi sử dụng hình như cũng có hạn chế tí chút thì phải, chủ yếu là cho các bà nhà có của, có vai vế trong giới trung và thượng lưu. Tuy nhiên, giới nữ bình dân cũng sử dụng nó, chứ không phải không.
Văn học thời kì ấy, xuất hiện những tay cự phách, như Tam Lang, Trọng Lang, Nguyễn Đình Lạp, Lan Khai, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Chu Thiên, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Bạch Đình, Lộng Chương, Nguyễn Tuân,  vân vân, nhiều không kể hết. Nhờ có tác phẩm của họ, chúng ta biết đại khái về cái lối xưng hô "me" hay "các me" như trên.
Bây giờ, đầu thế kỉ XXI, tôi muốn sử dụng từ "các me" cho một nhóm chị em tân thời. Nhóm này, gọi là "tân thời" cũng gọi tàm tạm thế thôi. Đó là các chị em (có lẫn cả một số anh em trong đó) thuộc diễn đàn WEB TRẺ THƠ – một trang mạng thu hút nhiều độc giả, rất bổ ích trong việc quản trị gia đình và nuôi dạy con cái.
Những tiện ích của Web Trẻ Thơ do các me sáng lập và điều hành đã được công nhận từ nhiều góc độ, bản thân tôi cũng vô cùng cảm ơn các me !
Còn riêng trong chủ đề nên giữ hay nên bỏ Tết âm thì các me trên Web Trẻ Thơ lại rất cứng rắn. Ai mà kêu gọi bỏ Tết âm là "chết" với các me, các me sẽ "chửi" cho bằng chết, dù các me có phải bịa ra tư liệu, bịa ra chứng cớ, nói quàng nói xiên đi chăng nữa. Các me "chửi" cho bõ tức, những cái ngữ người ấy, các me không tha đâu, dù là cụ Nguyễn Xiển (đảng trưởng của Đảng Xã hội Việt Nam trước đây, đã mất) hay là bác Võ Tòng Xuân (chuyên gia kinh tế, hiệu trưởng đại học, hiện đang ở Nam bộ Việt Nam).
Chẳng hạn cái me có níc-nềm là madeinviet đã công bố đoạn xả tức như sau vào ngày 29/12/2009, tức là hơn cả 1 năm trước. Tôi cứ lưu vào đây đã, chưa phân tích hay phản luận gì me cả, hồi sau, tôi sẽ trở lại.
Từ đây trở xuống là nguyên văn của me madeinviet (nguồn ở đây).

16/04/2013

Triển lãm Đại Việt Nam ở Nhật Bản (16/4-9/6/2013, Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu)

Lời dẫn: Mấy hôm trước, người Cửu Châu gửi mail nhắc đến triển lãm Đại Việt Nam tại Cửu Châu sắp được khai mạc. Triển lãm này là một hoạt động kỉ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị Việt - Nhật.

Hồi bảo tàng còn đang xây dựng dang dở, đã có một nhóm nghiên cứu về Việt Nam âm thầm chuẩn bị hiện vật liên quan đến Việt Nam. Một lần, tôi được mời đến để hướng dẫn cách chơi của một số trò chơi dân dã dành cho trẻ em: ô ăn quan, đánh chuyền, cá ngựa.


大ベトナム展


Lần này, có tất cả 165 hiện vật sẽ được trưng bày. Ngoài mượn từ các cơ sở công và tư ở Nhật Bản, Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu còn mượn hiện vật từ Việt Nam và Indonexia.

Từ đây trở xuống là thông tin công khai lấy về từ website của Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu.

---