Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn học-tiếng-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn học-tiếng-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

04/03/2024

"Di cảo" là gì (tiếng Việt, cùng tiếng Hán và tiếng Nhật)

Sáng nay (4/3/2024) có bác nhắn cho mình hỏi nghĩa của chữ "di cảo" trong tiếng Nhật và tiếng Hán.

Mình đã trả lời nhanh: cả tiếng Hán (tiếng Trung Quốc hiện đại) và tiếng Nhật (tiếng Nhật sinh ngữ), "di cảo" đều dùng chữ Hán 遺稿, và đều có nghĩa là "văn bản/tư liệu/tác phẩm chưa được công bố lúc còn sống của người đã quá cố". 

Chưa công bố tức còn ở dạng viết tay (sau này, là còn nằm trong máy tính hay mới in ra trong phạm vi cá nhân) mà chưa cho in chính thức, công bố chính thức (in vào sách riêng, sách chung, tạp chí, báo,...).

05/10/2020

Giáo dục tiếng Nhật ở bậc trung học tại Việt Nam (ghi chép của một trợ lí người Nhật)

Về giáo dục tiếng Nhật ở các trường học bậc dưới đại học, thì trước đây Giao Blog đã điểm tin ở đây (năm 2015) và ở đây (năm 2016).

Bây giờ là một ghi chép của một trợ lí được cử đến từ Nhật Bản từ năm 2017. 

13/05/2020

Học tiếng quê : phương ngữ Itoshima (sách mới xuất bản)

Mình nghe và nói được tiếng quê, rồi đã thử nghiệm: về Tokyo, nói thử bằng giọng quê xem sao, mọi người hiểu lõm bõm những từ đặc chủng. Ví dụ, tiếng phổ thông bảo "te-nư-gưi" để chỉ cái khăn lau tay hay lau mồ hôi, nhưng tiếng quê thì nói luôn thành "tê-nư-gôi". Hay, tiếng phổ thông là "osoroshi-i" để biểu cảm nỗi sợ hãi, thì tiếng quê nói luôn thành "e-zu-ka". Người nghe không hiểu là phải rồi !

Tính tự mình làm ra một danh mục những từ đặc chủng ấy. Mình sưu tầm cá nhân được khoảng 1000 từ đặc chủng rồi. Thì bây giờ, tòa soạn báo địa phương (tờ Itoshima tân văn đã có lịch sử hơn 100 năm) đã vừa ra một cuốn sưu tập. Sách vừa ra vào hạ tuần tháng 3, tức là trong đại dịch Cô Vy.

Tiếng quê không phải chỉ có từ đặc chủng (chỉ vùng đó mới hiểu nghĩa), mà còn là ở ngữ pháp. Ngữ pháp cũng phải dần dần mới quen. Quen rồi thì thích !

30/08/2019

Hình ảnh sát thực cập nhật về một Bắc Triều Tiên (ghi chép của cựu lưu học sinh Nghiêm Việt Hương)

Thời kì đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa học tiếng Nhật, thì không phải học ở Nhật, mà là học tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên.

Nói lại lần nữa, thời 1960s-1970s, miền Bắc xhcn cử học sinh sang Bắc Triều Tiên xhcn để học tiếng Nhật (ngoài tiếng Nhật, còn học các thứ tiếng khác). Sau này, khoảng các năm 2000-2001, thì mới biết (qua truyền thông chính thống của Nhật Bản): nhiều giáo viên dạy tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên thời ấy, có khi là người Nhật bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên. Học sinh Việt Nam xhcn có khi đã học những người thầy người cô bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên như vậy (đã nói nhanh năm 2018, ở đây). 

19/03/2019

Tuần phim Nhật Bản tại Hà Nội (ngày 25, 27, 29, 30 tháng 3)

Hoạt động chiếu phim này, theo kí ức của mình, là có từ lâu rồi, cỡ khoảng 25 năm về trước. Lần đầu tiên biết đến là lúc nhận được vé mời từ đoàn trường Đại học Tổng hợp (hồi các anh Q.A và A.). Đoàn trường phát về liên chi đoàn các khoa.

Người đầu tiên tự đi học tiếng Nhật của lớp mình hồi đó là M.A. Hết sức thức thời. Mình nhìn vào cuốn giáo trình của M.A mang đến lớp, phát hiện ra bộ chữ cái tiếng Nhật hao hao chữ Hán. Lúc đó chưa hề biết đích xác rằng, đúng thế, từ chữ Hán người Nhật đã chế ra được bộ chữ cái. Chỉ đoán mò vậy. Và phải mấy năm sau thì mới biết thực sự đúng là vậy. Một phần từ sự phát hiện đó, mình đã đi học tiếng Nhật. Bây giờ thì không rõ M.A còn nhớ tiếng Nhật nữa hay không.

Tin cập nhật 2019 lấy về từ trang của Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (trụ sở tại 27 phố Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

26/12/2018

Không thấy rõ từng món trên bàn tiệc chiêu đãi cụ Kim Nhật Thành 60 năm trước

Vì là ảnh đen trắng của 60 năm về trước (1958-2018). Hồi cụ Kim Nhật Thành sang thăm Việt Nam.

Có thể trên bàn tiệc chiêu đãi bạn hiền của Hồ Chủ tịch sẽ thấy món quốc hồn quốc túy của người Triều Tiên. Người cấp dưỡng của Hồ Chủ tịch đã nói với tôi vài lần về việc này. Ví dụ đọc lại ở đây.

Ảnh của phía Triều Tiên, mới đưa ra trưng bày để kỉ niệm 60 năm. Lấy về từ Fb của nhóm cựu lưu học sinh Việt Nam tại Triều Tiên (một nhóm trong đó thì đi học tiếng Nhật tại Triều Tiên --- sau trở thành lớp người Việt xã hội chủ nghĩa đầu tiên biết nói tiếng Nhật).

03/11/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : trở lại thăm nhanh ngôi trường Nhật ngữ thân yêu

Sáng nay, ngày 3 tháng 11, nhân có việc trên phố Núi Trúc (Hà Nội), mình ghé thăm nhanh ngôi trường cũ ở trên con phố ấy. Bẵng cái, đã rất nhiều năm tháng đi qua. Tính từ lúc còn học (thời các cô giáo Nhật là Okumura, Izuka; các thầy Long, thầy Cảnh, thầy Chính người Việt), thì chắc là trên 20 năm ! Còn tính từ lần ghé thăm gần nhất, trước hôm nay, cũng tới cả 10 năm !

Một ngôi trường đặc biệt, gắn với tên tuổi của nghệ sĩ chuyên hát Enca - đại sứ thân thiện Sugi Ryotaro. Đã kể về nghệ sĩ Sugi ở đây (tháng 2/2017) hay ở đây (tháng 2/2014). 

30/11/2017

Từ điển ngôn ngữ và chính trị : Làn sóng phản đối từ điển danh tiếng "Quảng từ uyển"

Quảng từ uyển (của nhà xuất bản Iwanami) là một từ điển tiếng Nhật phổ thông có danh tiếng ở Nhật Bản. Có thể ví như Từ nguyênTừ hải ở Trung Quốc.

Cuốn từ điển Nhật ngữ đầu tiên đúng nghĩa mà tôi có chính là Quảng từ uyển, hồi cuối năm 1996, tức khoảng 20 năm về trước. Đó là một phần thưởng được gửi từ Nhật Bản tới, theo nguyện vọng muốn có Quảng từ uyển do tôi đề xuất.

09/02/2017

Chuyện về đại sứ thân thiện Sugi Ryotaro : một người đưa tới hứng thú học tiếng Nhật đầu tiên

Quả thật, một trong những người mang đến niềm hứng thú học tiếng Nhật cho lớp chúng tôi ngày ấy, là nghệ sĩ Sugi Ryotaro. Đã viết nhanh về ông ở một entry trước (ở đây, tháng 2/2014).

Chúng tôi nghe ông hát qua băng cát-xét của những năm cuối thập niên 1990. Đó là quà tặng cho mỗi học viên của trường tiếng Nhật ngày trước, tức ngôi trường trên Núi Trúc mà tên tiếng Nhật rất vui là Takeyama. Một bài hát của ông có câu mà chúng tôi hay nhắc lại: "khi đã mệt nhoài trên đường du lãng, bạn hãy gọi tên tôi"(lời dịch của Giao). Đó là một bài Enca - lối hát cổ điển của Nhật Bản.

Sugi là nghệ sĩ chuyên hát Enca. Ông được chính phủ Nhật Bản cử làm Đại sứ thân thiện Việt - Nhật trong mấy chục năm qua. 

02/03/2016

Việt Nam vừa đưa quyết sách "tiếng Nhật là một ngoại ngữ chính" (ngang với Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung)

Quyết sách này đã được Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội thông báo vào hôm qua (1/3/2015). Sắp tới, trên cả nước, sẽ có trường cấp 1 dạy tiếng Nhật - lấy tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ nhất.

Ở Hà Nội, thì từ một ít năm trước, đã có thí điểm (xem lại ở đây).

20/12/2014

Tại ngoại cho một nhà văn "mất tự do", nhìn từ hai phía

Tiếng Nhật ngày nay kiêng dùng những từ có thể gây kì thị, gây ác cảm. Lí do là đề cao nhân quyền. Chẳng hạn, những từ như thọt, hay tàn tật, vân vân, không còn được dùng trong văn bản chính thức. Dĩ nhiên, những từ ấy vẫn được sử dụng bình thường trong văn nói, nhất là dạng địa phương. Người ta bảo: dùng những từ đó mới chính xác, biểu lộ được ý cần nói tốt nhất.

16/08/2014

Nhớ về mẩu xà phòng nhỏ xíu : tiếc cho lời hát gốc, đã bị sến hóa đến vô nghĩa khi vào tiếng Việt !

Bản gốc tiếng Nhật của bài hát Dòng Kanda và kỉ niệm chồng lớp của bao lớp học sinh đông du, đã được nói đến ở entry trước. Lớp của các anh Hồng Lê Thọ và anh C. trước năm 1975, lớp của chị P. hay chị T. sau thời mở cửa, lớp của chúng tôi thời chuyển giao thiên niên kỉ, và những lớp đàn em hiện nay.


Lời bài hát rất giản dị, như thường thấy của ca khúc Nhật Bản. 

18/07/2014

Tiệm ăn Việt Nam ở Nhật (bài Đỗ Thông Minh, 2004)

Cái tên "Đỗ Thông Minh" được dân học tiếng Nhật ở Việt Nam biết đến từ những năm 1996 hay 1997 gì đó. Là vì hồi đó (hay sớm hơn một chút nữa), ông đã biên soạn và in thành công bảng tra chữ Hán trong tiếng Nhật (đọc theo âm Hán Việt, và âm Hán Nhật). Những bảng tra ấy được in trên trang khổ lớn rồi gấp theo nếp, thành nhỏ lại, bỏ túi, rất tiện sử dụng. Từ Tokyo, qua nhiều con đường, những bảng tra ấy xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng,...