Mấy bài viết liên quan đáng tham khảo, của các trí thức công giáo Việt Nam.
Dán dần lên ở bên dưới.
Mấy bài viết liên quan đáng tham khảo, của các trí thức công giáo Việt Nam.
Dán dần lên ở bên dưới.
Đại khái, ở các bài viết từ nhiều năm về trước (bài đầu tiên là từ 2009), liên quan đến vương quốc Cao Bằng hay Đàng Trên (ví dụ xem ở đây), hoặc liên quan đến Tứ Vị Thánh Nương (ví dụ xem ở đây và ở đây), tôi đã sử dụng hai tấm bản đồ được in vào thập niên 1650 trong các tác phẩm quan trọng của giáo sĩ Đắc Lộ.
Cả hai bản đồ này đã được in vào thập niên 1650 trong các cuốn sách của Đắc Lộ. Nhắc lại cho thêm rõ vậy. Dĩ nhiên, cụ Đắc Lộ không phải là người vẽ ra. Cụ chỉ sử dụng lại các tấm bản đồ có sẵn ở châu Âu vào thời điểm đó, dĩ nhiên đã được chỉnh lí thêm bởi chính các giáo sĩ đã hoạt động ở Việt Nam (đọc thêm ở đây). Đại khái là hai tấm sau.
Mình sắp công bố một bài viết học thuật về Đàng Trên.
Đại khái, về Đàng Trên, trên Giao Blog thì đọc nhanh ở đây hay ở đây.
Sử quan của mình hiện nay là ba Đàng (tức Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đàng Trên) mà không phải hai Đàng như quan niệm trước nay.
Điều hiện nay chưa rõ là vào nửa cuối thế kỉ XVII, Ki-tô giáo đã có mặt ở Đàng Trên hay chưa. Tư liệu quá thiếu thốn, hiện chưa làm sao để có một chút gợi ý nào.
Dĩ nhiên, từ hồi đó, giáo sĩ Đắc Lộ đã mấy lần muốn vượt lên Cao Bằng để tham quan. Nhưng bộ máy an ninh của Đàng Ngoài đã biết, tìm cách ngăn trở. Tư liệu về việc này thì rất rõ ràng.
Đặt một entry này để sưu tầm những cái nhìn tổng quan về lịch sử Ki-tô giáo tại Việt Nam.
Mở đầu là một tóm tắt khá thú vị của học giả Trần Quốc Anh - ông đưa lên Fb cá nhân vào ngày hôm nay.
Lâu nay, cũng khoảng gần 20 năm nay, mình luôn sử dụng tên Việt Nam của cụ, là Đắc Lộ, cho thân thiện.
Nhiều bạn trẻ không biết rằng ở Hà Nội đã từng có một con đường mang tên Đắc Lộ. Có một tấm bia cũ tưởng niệm người có công rất lớn với chữ quốc ngữ này, tại Hà Nội, đại khái như sau.
Cuốn từ điển tiếng Việt danh tiếng gắn với tên tuổi của giáo sĩ Đắc Lộ (1593-1660) đã xuất bản lần đầu năm 1651 tại châu Âu. Chúng ta quen gọi là Từ điển Việt - Bồ - La.
Tính ra, đến ngày hôm nay, Từ điển Việt - Bồ - La đã 370 tuổi ! Sang năm sau, năm 2023, thì cụ Đắc Lộ vào tuổi 430 !
Có thể hình dung đại khái như sau, theo mạch tư liệu trên Giao Blog: năm 1593 thì nhà Mạc rời bỏ đồng bằng cùng kinh đô Thăng Long mà thiên di lên vùng Thái Nguyên - Cao Bằng (xem lại ở đây và ở đây); năm 1611 thì chiếc chuông đồng cỡ lớn của chùa Viên Minh ở kinh đô Cao Bình của nhà Mạc thời kì Cao Bằng được đúc (xem ở đây và ở đây); năm 1627 thì có bức "công thư" của chúa Trịnh Tráng (xem ở đây); năm 1627 xuất phát từ Ma Cao rồi lần đầu tiên Đắc Lộ đặt chân lên đất Đàng Ngoài tại cửa Bạng (xem ở đây); trong những năm cuối thập niên 1620 và đầu thập niên 1630, cũng có lúc Đắc Lộ muốn lên Cao Bằng xem vương quốc của Chúa Khánh (nhà Mạc) nhưng luôn bị Lê Trịnh cản trở mà không toại nguyện (xem ở đây và ở đây); nét chữ viết vào thập niên 1630 tại Ma Cao của cha Đắc Lộ (xem ở đây).
Thế rồi, vào năm 1645, lúc phải rời bỏ An Nam vì bị trục xuất, nghĩ việc vĩnh viễn không bao giờ được quay trở lại nữa mà Đắc Lộ đã rất mực bùi ngùi (xem ở đây); đến đầu thâp niên 1650, lúc đã về châu Âu, cha Đắc Lộ cho xuất bản các ấn phẩm quan trọng về An Nam, trong đó có Từ điển Việt - Bồ - La (xem ở đây).
Một phát hiện thú vị của học giả Nguyễn Cung Thông là: ở thời điểm 1630s-1650s, cùng một chữ Hán平, nhưng có hai âm đọc là "Bình" và "Bằng".
Ở khoảng thời gian đó, tức 1630s-1650s, thì đã có cách gọi phổ thông là "Cao Bằng" và "Quảng Bình". "Bằng" và "Bình" ấy là cùng một mã chữ Hán.
Có nghĩa là: tên gọi Cao Bằng đã được phổ biến từ lâu lắm rồi, chứ không phải đợi đến tận Tây Sơn mới có (như quan điểm của một số học giả khác - lấy nguyên cớ là phải kiêng húy tên "Quang Bình" của vua Tây Sơn mà phải đổi "Cao Bình" thành "Cao Bằng").
Vào dịp cuối năm, người ta đã dựng nêu, ví dụ ở Hoàng thành Thăng Long cuối năm Canh Tý 2020-2021 (nhằm ngày 4/2/2021), thì xem ở đây.
Cây nêu, trong nghiên cứu chi tiết của tôi, thì được ghi khá rõ nét trong văn bản phương Tây và văn bản quốc ngữ từ thế kỉ XVII - thế kỉ XVIII, đọc lại ở đây.
Nêu sẽ được treo từ cuối năm cũ đến hết ngày mùng 6 Tết (tức mùng 6 của tháng Giêng năm mới). Vào mùng 7 Tết thì người ta sẽ hạ nêu. Gọi là lễ hạ nêu, hay lễ khai hạ.
Bản cập nhật, thực hiện vào đúng ngày 7 Tết Tân Sửu, nhằm ngày 18/2/2021, ghi chép tình hình các nơi.
Khoảng gần 10 năm trước, tôi có tìm và đọc lại một số bài viết ngắn nhưng thú vị của học giả người Nga sang làm dâu nước Việt, đó là cô Xtan-kê-vích vợ của học giả Nguyễn Tài Cẩn (nhiều bài đứng tên chung cả hai ông bà), trên các tạp chí khoa học ngày xưa sưu tập được ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Các cuốn tạp chí ấy, tôi đã thấy lần đầu trên văn phòng Đoàn trường, vì hồi ấy tôi là cán bộ Đoàn, mà văn phòng thì được nhận các tài liệu của nhà trường và nhiều nơi khác. Liền mượn và photo lại những bài mình chú ý, trong đó có những bài của cô Xtan-kê-vích.
Sau này, mua lại được các số tạp chí ấy ở hiệu sách ở cổng trường (đã kể về cái hiệu sách ấy ở đây). Nên hiện có cả bản gốc và bản photo.
1. Đáng chú ý là bài viết chung của hai vợ chồng cụ Cẩn viết năm 1982, và một bài riêng của cô viết năm 1991, tôi đã dẫn bài đó trong một bài viết học thuật đã công bố chính thức năm 2015 như sau (toàn văn bài đó đọc ở đây):
Ông ấy xem quốc ngữ là thứ vớ vẩn, không thể xây dựng nền học vấn tử tế trên cái gốc quốc ngữ được ! Ông ấy muốn người An Nam phải học tiếng Pháp bồi, và trở thành thuộc địa của Pháp mãi mãi !
Ông ấy Aymonier - một chính khách Pháp khét tiếng ở Đông Dương, cũng là một học giả viết nhiều khảo cứu về Chăm và Việt.
Tên đầy đủ của Aymonier là Etienne Francois Aymonier.
Etienne Francois Aymonier, giám đốc Trường Thuộc địa ở Paris (trường đào tạo nhân viên phục vụ tại các thuộc địa của Pháp), một cựu sĩ quan trong lực lượng viễn chinh Pháp, tốt nghiệp trường Võ bị nổi tiếng Saint Cyr, từng là công sứ pháp tại Nam Kỳ, từng tham gia tiêu diệt phong trào Cần Vượng tại Bình Thuận. Aymonier lấy vợ người Chăm, biết tiếng Chăm, Khmer và tiếng Việt.
Đại khái Aymonier chê chữ quốc ngữ là thứ thô lậu và không đáng quan tâm gì. Tư tưởng này của Aymonier sau còn được người Việt Nam, tiêu biểu là nhân vật Hồ Duy Kiên, cổ vũ nhiệt liệt.