Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Mông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Mông. Hiển thị tất cả bài đăng

23/12/2018

Nhìn lên Lóng Luông (Vân Hồ) : người Mông muốn nhập vào Tết Nguyên Đán

Hồi trước, lúc du lãng ở vùng Lóng Luông, chúng tôi đã tham dự một cái Tết theo phong tục người Mông. Mà mở đầu, là ngẫu nhiên gặp vị Chủ tịch Quốc hội lúc đó đi thăm bà con. Tức là thăm bà con ăn Tết cổ truyền của họ. Đã đi ở đây (viết tháng 1 năm 2012).

Bao giờ đặt bút viết về những cái Tết như vậy, mình sẽ chỉ ra sự diễn của bà con. Đang nhớ đến những cảnh, đại loại: đoàn công tác của bác Chủ tịch Quốc hội vừa rời đi, thì bà con liền nháo nhào cởi áo dân tộc, bỏ quần dân tộc đang mặc cho vào bao tải. Mấy em gái cũng không ngần ngại tụt luôn lớp áo váy dân tộc ở bên ngoài cho vào bao tải, khi mà mình đang đứng trước mặt.

23/07/2018

Câu chuyện về Hà Giang, nhâm nhi với nhà văn Tô Hoài (qua bài của Xuân Ba)

Hà Giang địa đầu của tổ quốc, với những địa danh như Vị Xuyên, Mèo Vạc,... bỗng độ này trở nên nổi bật trong "hệ thống" giáo dục quốc gia. Những thông tin chính thống của báo chí thì đang theo dõi ở đây, dĩ nhiên là có tham khảo các nguồn khác, cả những mảnh nho nhỏ về gia tộc họ Triệu hiện nay.

Còn câu chuyện gia tộc họ Vương, thì hồi tháng 5 năm nay, tôi đã được nghe trực tiếp từ một người thực sự là có quan hệ với họ, bằng những sự thực kể bởi người trong cuộc, là anh Lô (đã nhắc qua ở đây). Gia tộc Lô với gia tộc Vương có quan hệ nhiều chiều.

30/06/2018

Lần đầu tiên chúng tôi đến Lóng Luông (nay là huyện Vân Hồ)

Xưa thì Lóng Luông thuộc huyện Mộc Châu. Gần đây, huyện Mộc Châu tách làm 2 huyện, thì phần Lóng Luông là thuộc về huyện mới Vân Hồ. Tên của huyện mới "Vân Hồ" vốn là tên của xã: xã Vân Hồ. Bây giờ, vẫn là xã Vân Hồ thuộc huyện Vân Hồ

Lần ấy, chúng tôi đến Lóng Luông vào đầu năm dương lịch - tương ứng với cuối năm âm lịch, các nơi đang chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Đấy là lần đầu tiên. Vì sau này, khi Lóng Luông về Vân Hồ rồi, trên đường đi huyện Vân Hồ, tôi thi thoảng vẫn vào Lóng Luông chơi. Hoặc có khi la cà ở Lóng Luông rồi mới sang Vân Hồ. Có khi đi xe máy vào cả bản Tà Dê.

Dưới là tư liệu năm 2012 đã được đưa lên Giao Blog thời Yahoo (bản tàn khuyết còn được lưu ở đây sau khi Yahoo giải thể).

23/11/2017

Quê hương đổi mới từng ngày : đường đến trường nay đã khác rồi, ở vùng Phố Ràng

Dịp cuối năm, những ngày lạnh giá đầu tiên của mùa đông 2017, chúng tôi lên Phố Ràng. Vẫn còn dư âm của ngày 20 tháng 11.

Thời gian trôi quá nhanh, chỉ đấy mới đấy đã sắp hết một năm, rồi cứ năm nay khất sang năm sau. Trở lại bản, là cũng sắp bốn năm rồi còn gì.

06/11/2017

Du lịch vùng cao Vân Hồ

Vân Hồ là một huyện mới của tỉnh Sơn La. Huyện này được tách ra từ huyện Mộc Châu, và tên của xã Vân Hồ (xã cũ của huyện Mộc Châu trước đây) trở thành tên của huyện mới. Hồi cuối năm 2013 (đã điểm tin ở đây).

Vân Hồ có bản Hua Tạt, có bản Suối Lìn, có anh hùng lao động Bàn Văn Mình (người tham gia lập bản Suổi Lìn). Bây giờ, cái bản Suối Lìn heo hút ngày xưa chúng tôi du lãng đã trở thành huyện lị. Các cơ quan đầu não của huyện đóng bên con đường mờ sương và trơn tuột ngày trước.

11/05/2017

Hua Tát ở huyện mới Vân Hồ phát triển du lịch cộng đồng

Tên đúng là Hua Tạt.

Chúng tôi đã du lãng ở vùng Hua Tạt lúc vẫn còn là huyện Mộc Châu (xem lại ở đâyở đây). Hình như ảnh hưởng bởi Nguyễn Huy Thiệp, nên chúng tôi cứ quen gọi cho kêu là "Hua Tát" (trong Những ngọn gió Hua Tát).

Sau này, huyện Mộc Châu tách ra làm 2 phần: một phần vẫn là huyện Mộc Châu, một phần thì thành huyện Vân Hồ.

25/12/2014

Giáng sinh ở bản người Mông khu thị trấn Phố Ràng

Về thị trấn Phố Ràng, hay cũng là gần với đền Bảo Hà, thì có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

Khi đi du lãng ở bản người Mông này, bà con chỉ cái tủ to đùng, và bảo rằng: ngày xưa, thầy về mà bị động là vào luôn tủ ! Ấy là hồi lâu rồi. 

24/12/2014

Giáng sinh ở vùng biên viễn Vị Xuyên (2014)

Vào dịp Giáng sinh thì, nếu ở trong các bản làng trên cao tại Hà Giang, mới hiểu được cái rét thấu xương thấu tủy là thế nào. Có thể cũng vì ngày xưa quần áo hiếm, nhà cửa lại tềnh toàng.

Ngày xưa, nam giới nhiều người nát rượu. Có ông cụ lò rèn chăm lắm, còn các con trai của cụ thì chốc cái đã đi làm một chén. Nhưng từ ngày theo đạo thì họ bỏ hẳn được. Đến các nhà, sẽ thấy: ở chỗ trang trọng nhất là 10 lời răn của Chúa bằng song ngữ Mông - Việt. 

03/11/2014

Văn Ký 1960s: Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi

Thời 1960s, mới vào hợp tác xãtổ đổi công, bà con dân tộc hăng say sản xuất, thóc lúa đầy bồ. Đời lên phới phới. Hứa hẹn biết bao nhiêu. Đáng yêu biết bao nhiêu.

Nên Văn Ký đã có Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi.