Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

11/09/2023

Tư liệu Phủ Giầy - những nhầm lẫn để lại nhiều di hại của vị đại quan Cao Xuân Dục (1)

Có những nhầm lẫn vô hại.

Cũng có những nhầm lẫn hữu ích, hay nhầm lẫn có ý nghĩa tham khảo quan trọng. Ví dụ các nhầm lẫn của cụ Trần Đĩnh trong bộ sách Đèn cù (mới xuất bản gần đây) trong liên quan với nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, thì tôi gọi là "nhầm lẫn hữu ích" - xem lại trên Giao Blog ở đây (tháng 11/2014) và ở đây (tháng 9/2014).

Bây giờ, nói về các nhầm lẫn để lại nhiều di hại cho đời sau.

Cao Xuân Dục là một trí thức lớn, đồng thời cũng là một đại thần trải qua nhiều chức vụ quan trọng của nhà Nguyễn. Trong đó, đáng chú ý nhất đối với tôi, là cụ đã từng là vị quan đứng đầu tỉnh Nam Định (nơi có Phủ Giầy/ Phủ Dầy quê hương của Liễu Hạnh công chúa), đồng thời cũng từng là vị quan đứng đầu Quốc sử quán triều Nguyễn (nơi biên soạn rất nhiều bộ sách lớn của quôc gia, trong đó có phần đề cập đến Phủ Giầy ở Nam Định).

15/05/2022

Người tham gia viết tiểu sử các lãnh tụ (Hồ Chí Minh, Trường Chinh) vừa qua đời : học giả Trần Đĩnh (1930-2022)

Với góc nhìn của tôi, cụ Trần Đĩnh là một học giả. Con người học giả bên trong ông, với tôi, được nhận ra sau những danh xưng "nhà báo Trần Đĩnh", "nhà văn Trần Đĩnh", "nhà dịch thuật Trần Đĩnh",...

Cụ vừa rời cõi tạm tại nhà riêng tại Tp. Hồ Chí Minh.

Trần Đĩnh đã tham gia viết tiểu sử lãnh tụ Hồ Chí Minh vào năm 1960 trong nhóm làm việc mà Tố Hữu đứng đầu (đọc lại trên Giao Blog ở đây).

Trần Đĩnh đã viết xong một bản nháp hồi kí của lãnh tụ Trường Chinh vào năm 1951 (đọc lại trên Giao Blog ở đây).

07/05/2020

Đàn em thân cận đã ghi lời kể của đàn anh Trường Chinh như thế về Hội nghị TW 7 (1940) và 8 (1941)

Đàn em đó chính là Trần Đĩnh, và tôi đã nhắc thông tin đó từ năm 2014 ngay khi cuốn Đèn cù của cụ Trần vừa ra mắt (xem ở đây).

Ngày xưa, cụ Trường Chinh đã trực tiếp nhờ đàn em chân truyền của mình là Trần Đĩnh viết hồi kí Trường Chinh (đọc Đèn cũ của Trần Đính thì sẽ rõ). Nên đàn anh sẽ kể lại đời mình, để đàn em ghi lại.

Dưới đây, vẫn nhân dịp sinh nhật cụ Phan Đăng Lưu (5/5/1902), chỉ là nhắc lại mà thôi.

Rõ ràng, qua ghi chép của đàn em, chúng ta thấy, bản thân cụ Trường Chinh cũng tự đánh giá về vai trò trọng yếu của Hội nghị Trung ương 7 và Hội nghị Trung ương 8. Trọng yếu với cả cách mạng Việt Nam, và trọng yếu với cả cá nhân đàn anh Trường Chinh.

13/02/2019

23/04/2017

Tháng 4/2017 : nhà văn Vũ Thư Hiên tiếp tục nói về Hồ Chủ tịch, và về những người của thế hệ cha mình

Nhà văn Vũ Thư Hiên vừa có một cuộc trả lời phỏng vấn (do cô Nguyễn Thị Từ Huy thực hiện, rồi đưa lên mạng). Hai người hiện đều đang ở Pháp.

Có những chi tiết thú vị về phong cách dùng người của Hồ Chủ tịch. Cụ đã trọng dụng rất nhiều trí thức có tài và có tâm ở ngoài Đảng, như ở đây là bác sĩ Trần Duy Hưng. 

Như một lần trước, cách đây mấy năm, cụ Vũ Thư Hiên đã viết trực tiếp cho blog này (xem lại ở đây, tháng 10 năm 2013), quả thực trí nhớ của cụ đã có dấu hiệu lẫn.

30/12/2016

Cụ Hiền mang cơm hộp đi địa phương, không phiền hà cỗ bàn đón tiếp

Cụ Hiền là một biệt danh của Hồ Chủ tịch, do các đầu bếp ở khu vực nhà sàn Ba Đình "tự qui định".

Có nhiều ghi chép về việc Cụ Hồ với đoàn nhỏ gọn đi thăm địa phương, đến trưa thì tự lấy cơm hộp ra ăn, không gây phiền hà cho địa phương phải đón tiếp linh đình.

Ở một mẩu đã đưa lên blog này trước đây, có nói về một bữa trưa như vậy, có sự "góp vui" của ông Kim Ngọc và nhà báo Sơn Tùng.

Bây giờ là qua lời kể của một người đầu bếp (phục vụ Cụ Hiền 9 năm, từ 1960-1969). 

08/12/2016

Mấy cuốn hồi kí tiếng Việt mới xuất bản gần đây ở hải ngoại

Sau cuốn của cụ Trần Đĩnh (cuốn này hiện đã gần như bị chìm vào quên lãng), có thấy tin tức từ nhiều nơi về các cuốn mới. Cũng được một thời gian rồi.

Đó là hồi kí của các cụ Tống Văn Công và Lê Phú Khải.

Ba cụ Trần Đĩnh, Tống Văn Công và Lê Phú Khải, có điểm chung: đều là các cựu nhà báo. Và đều đang sinh sống ở trong nước, gửi bản thảo ra xuất bản ở hải ngoại.

16/08/2015

Hữu Thọ hay Hồng Thanh Quang nói (?) : Người tài phải biết tự bảo vệ mình

Bài của Hồng Thanh Quang, trên tờ Đại đoàn kết. Một dạng chuyện phiếm của các nông dân bên bờ ruộng. Thường gọi là hội nghị đầu bờ.

Không rõ câu nói là của ai. Hữu Thọ hay là Hồng Thanh Quang. Bởi lối trình bày không dễ hiểu.

18/01/2015

Sự kiện của thế giới mạng năm 2014 : Đèn Cù và Chân dung tin đồn

Cuốn sách Đèn cù của tác giả Trần Đĩnh được ấn hành trên giấy, cả hai tập lần lượt ra trong năm 2014. Tuy vậy, bạn đọc hình như tiếp cận chính là qua mạng (cả hai tập hiện đều có bản PDF trên mạng). Xem lại loạt bài đang đi, ở đây.

02/01/2015

Đèn Cù tập 2, và những chỗ liên quan đến nhà cách mạng Phan Đăng Lưu

Nhân ngày nghỉ mà liếc liếc tập 2 của cuốn Đèn cù (đã phát hành cuối tháng 11- đầu tháng 12/2014). 

Suýt bật cười, vì ở chỗ liên quan đến hai anh em cụ Phan Đăng Lưu - Phan Đăng Tài, thì ở tập 2 này, tác giả Trần Đĩnh tựa như cố tình đưa hết "nhân vật" mà tôi đã nhắc đến nhầm lẫn của tập 1.

Không rõ là Trần Đĩnh vốn viết như vậy từ đầu (tức là từ lâu lẩu lầu lâu, cũng tức là chưa hề có góp ý của tôi ở entry trước), hay là sau khi có góp ý đó rồi (sau tháng 9/2014) thì ông "cố tình" viết thêm vào như vậy trong tập 2 ?

25/12/2014

Đèn Cù vẫn đang hót

Thử vào mục thống kê của blog mình, thì thấy dịp cuối năm 2014, cuốn Đèn cù vẫn đang hót. Có rất nhiều tìm kiếm. 

22/12/2014

Thơ Lê Đạt, và người bạn là nhà thơ Trần Đĩnh (Tạp chí Tuyên giáo năm 2011)

Hồi cuối tháng 3 năm 2011. Có một tọa đàm về thơ Lê Đạt tổ chức tại Hà Nội. Nội dung tóm tắt của tọa đàm đã được giới thiệu trên trang Tạp chí Tuyên giáo (Ban Tuyên giáo).