Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-mạnh-hảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-mạnh-hảo. Hiển thị tất cả bài đăng

23/10/2021

Trở lại với những phê phán của Trần Mạnh Hảo đối với công trình "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của Trần Ngọc Thêm

Trong một bản thảo bài viết (sẽ công bố trong thời gian tới), tôi có nhắc đến các cuốn sách (gồm cả in nội bộ và in chính thức) của học giả Trần Ngọc Thêm ở đầu thập niên 1990. Cụ thể như sau:

"Trần Ngọc Thêm, 1991, Cơ sở Văn hóa Việt Nam (thư mục này, tôi tạm xóa các thông tin chi tiết)

Trần Ngọc Thêm, 1996, Cơ sở Văn hóa Việt Nam (In lần thứ 2, có sửa chữa và rút gọn), Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

Trần Ngọc Thêm, 1996, Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh : Nxb Tp. Hồ Chí Minh."

(trích thư mục tài liệu tham khảo của bài viết đó; tất cả tài liệu này đã có từ lâu trong giá sách gia đình; riêng cuốn in năm 1991 thì tạm thời xóa thông tin chi tiết khi đưa lên Giao Blog hôm nay)

16/10/2021

Tiếng nói đòi truy tố những người chịu trách nhiệm về sách giáo khoa (của Trần Mạnh Hảo và những người khác)

Giữa lúc dịch covid bùng phát vào khoảng giữa năm 2021, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã lên tiếng mạnh mẽ về giáo dục và học thuật Việt Nam, lúc đó là có liên quan sâu đến chuyên ngành ngôn ngữ học (xem cụ thể ở đây).

Đúng như nhà thơ đã cho biết, trong khoảng 30 năm qua, ông đã bền bỉ quan sát và phản biện sách giáo khoa, mà trọng tâm là sách giáo khoa môn Văn. Nhiều năm trước, ông đã kêu gọi về việc cần truy tố những người đứng đầu trong việc tổ chức biên soạn và biên soạn sách giáo khoa các cấp (từ tiểu học đến sau đại học). Các kêu gọi đó, Trần Mạnh Hảo đã cho đăng trên trang Facebook của ông.

Tôi đã quan sát Fb của Trần Mạnh Hảo từ khoảng các năm 2014 - 2015 (ví dụ đọc những entry đầu tiên Giao Blog chép nhật kí bằng thơ của Trần Mạnh Hảo, ở đây). Cũng đã thấy tiếng kêu cứu của ông về sách giáo khoa.

07/09/2021

Thử nhìn kĩ vào giáo dục Việt Nam hiện nay: thực chất của "theo" trong sgk (trường hợp Thanh Tịnh)

Đang thực hiện loạt bài "thử nhìn kĩ vào giáo dục Việt Nam hiện nay". Mở đầu là về các bài "Hành động nói" trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 (tập hai), xem lại ở đây.

1.Với các bài Hành động nói trong sách lớp 8, chúng tôi giật mình vì tiếng Việt của chúng ta bị "làm phiền một cách không đáng" hay "phức tạp hóa những thứ vốn đơn giản". Xem các nhà biên soạn đưa định nghĩa về "hành động nói", rồi những phân tích của họ, mà các phụ huynh có kiến thức nền tảng Ngữ Văn như chúng tôi đều giật thót ! 

Như bản thân tôi đọc sách lớp 8 của các con các cháu mình cũng còn toát cả mồ hôi ! Họ đang làm gì các con cháu chúng ta ở môn Ngữ Văn bậc phổ thông ?

31/08/2021

Thử nhìn kĩ vào giáo dục Việt Nam hiện nay: các bài "Hành động nói" trong sgk Ngữ văn 8

Về "việc nói", cũng tức là "hành vi phát ngôn", "hành vi phát thoại", theo cách sử dụng tôi đề xuất vào tháng 8 này, thì có gắn với một cuộc tranh luận đang triển khai trên không gian mạng, được quan sát ở đây

Với tư cách người quan sát và một người học tiếng Việt, tôi sẽ đưa ra một sơ kết về cuộc tranh luận này sau (hệt như một tạm kết cho cuộc tranh luận của cụ Cao Xuân Hạo nhiều năm về trước, xem trên Giao Blog ở đây). 

27/08/2021

Hành vi phát ngôn (hành vi phát thoại, việc nói) - nhìn nhanh về ngôn ngữ học ứng dụng 2021

Ngày trước, chúng tôi có hai đội.

Cùng phòng 404, nhưng có hai đội. Dạng như nước sông không phạm nước giếng. Mà muốn phạm sang nhau cũng không được, vì khác hoàn toàn chuyên môn hẹp, dù cùng một chuyên môn lớn. Phòng 404 thì tôi đã kể nhanh ở đây.

Chuyên môn lớn của chúng tôi là Văn hóa Khu vực. Và phòng 404 của chúng tôi, rộng rãi, để cùng lúc được 30 máy tính có vách ngăn, tức cùng lúc 30 người có thể làm việc, nhưng thường chỉ có khoảng trên dưới 10 nhân thường trực mà thôi. Phòng ấy, là Khu vực học, và cũng gọi là Văn hóa và Ngôn ngữ.

Tôi thuộc đội Văn hóa (nhân loại học văn hóa, dân tộc học, văn hóa dân gian), cùng với các đàn anh chị như Mi. (kể nhanh về chị Mi ở đây) hay anh Yama (kể nhanh về anh Yama ở đây). Còn đội Ngôn ngữ thì như chị Kim hay em Abe (kể nhanh ở đây).

20/08/2021

Giữa đại dịch 2021, tiếng nói của Trần Mạnh Hảo cập nhật trên Fb

Một thời, ông Trần gắn với hình tượng "ốc bươu vàng", vì thấy nhiều người nhắc đến phát ngôn liên hệ với ốc bươu vàng của ông.

Lúc ở đại học, tức đầu thập niên 1990, thì chúng tôi liên tục thấy các bài phản biện của ông Trần đăng trên nhiều báo khác nhau. Rồi ông ra nhiều cuốn sách hình thành từ những bài đăng báo đó. Bây giờ, giá sách của tôi có mấy cuốn mua hồi đó.

Vào năm 2021 này, giữa đại dịch covid-19, ông Trần tiếp tục cho bản cập nhật lên trang Fb của ông (chủ yếu là đưa các bài đã in hồi thập niên 1990s, 2000s lên, có bổ sung hay viết thêm). 

Về nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trên Giao Blog trước đây, có thể đọc ví dụ ở đây hay ở đây, ở đây.

01/12/2015

Du khách Việt Nam tại Nhật Bản : ăn và chơi vượt qua Trung Quốc, lên ngôi đầu bảng

Xu hướng người Việt tới Nhật Bản du lịch và mua sắm đã tăng lên trong khoảng 5 năm trở lại đây. Điều này, đã nói đến ở đây.

Một bài du kí Nhật Bản của Vương Trí Nhàn (năm 2013) thì đọc ở đây.

Một vài bài thơ du kí Nhật Bản của Trần Mạnh Hảo (năm 2015) thì đọc ở đây.

Dưới là hình ảnh thực tế (video clip) của du khách Việt Nam tại Nhật Bản. 

Nhìn chung là người Nhật giật mình với du khách Đại Việt: ăn rất nhiều, mua sắm rất lắm, và đặc biệt là cứ rất thoải mái hay là hồn nhiên/vô tư làm theo ý mình. 

Du khách của 3 nước sau thường làm người Nhật giật mình: Việt Nam, Trung Quốc, Nga. 

21/10/2015

Trần Mạnh Hảo thẩm "Sẹo độc lập"

Hôm trước, Trần thi sĩ (mà bác Cạo quen gọi là đại ca Trần Búa) đã thẩm bài thơ có lùm xùm đạo thơ liên quan đến tổ quốc gọi tên (ở đây).

Hôm nay, ông lại thẩm tiếp Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư.

Đây là quan điểm riêng của ông. Tôi đưa về chỉ để rộng đường dư luận.

08/10/2015

Trần Mạnh Hảo thẩm bài thơ đang lùm xùm chuyện đạo văn

Trần thi sĩ kí tên ở cuối bài là:

"Canberra ngày 8-10-2015
T.M.H."

Hồi thi sĩ sang du lãng đất nước Phù Tang, ông cũng viết liên tục, chẳng hạn ở đây.

04/04/2015

Hoa đào đang cười gió xuân : nước Nhật dưới con mắt thơ của Trần thi sĩ

Không phải như Nguyễn Du miêu tả "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" với tâm trạng nuối tiếc vãng thời, ngậm ngùi và buồn tủi. Lúc ấy, chàng Kim ghé qua nhà Kiều, nhưng không thể gặp nàng, chỉ còn thấy hoa đào của năm ngoái đang cười cợt với đông phong.

04/03/2015

21/01/2015

Tiếng kêu thảm thiết của Trần Mạnh Hảo, gửi đến những nhà sử học bá láp

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo lâu nay chỉ còn "đăng đàn" chủ yếu trên Fb. Fb của chính ông.

Gần đây, ông kêu trời lên rằng:
"Viết và nói như các nhà “sử học” ba láp kia là vinh danh dân tộc Việt Nam hay hạ nhục dân tộc Việt Nam ? Quan niệm Việt Nam là cái rốn vũ trụ, là trung tâm của thế giới, là đất nước vĩ đại đã đẻ ra nền văn minh Trung Hoa, đẻ ra dân tộc Trung Hoa cách đây bốn vạn năm cũng có nghĩa là Việt Nam đã đẻ ra các dân tộc da đỏ Mỹ Châu ( da đỏ di cư từ vùng Xibiri vượt eo biển Berinh qua Alaska khoảng hơn ba vạn năm), đẻ ra dân tộc Nhật Bản, Triều Tiên và đẻ ra cả nước Nga và toàn bộ thế giới phương Tây…là một quan niệm điên khùng làm trò cười cho thế giới !".

28/12/2014

Văn nghệ Thứ Bảy : thơ Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn Trần Mạnh Hảo

Bài mà mọi người đã lướt thấy trên mạng từ mấy năm trước. Bây giờ, xem lại, thì thấy nằm trên trang Nguyễn Trọng Tạo, và ghi là năm 2012. Được giới thiệu là một bài tham luận, nhưng không rõ có tham gia hội thảo về thơ Nguyễn Quang Thiều hay không.

Bài của Trần Mạnh Hảo thì xem thơ của Nguyễn Quang Thiều là thơ trường phái tân con cóc. Ý là con cóc mới. Cảm thụ văn chương là thế, và nên là thế. Người thì khen nức nở, người thì lại chê thậm tệ. Hôm nay, đọc bài chê trước, hôm khác sẽ đọc bài khen sau.