Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn obokata. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn obokata. Hiển thị tất cả bài đăng

10/03/2021

Cẩn trọng và thành thực để tránh sai nhầm : trường hợp Phan Thanh Sơn Nam vừa bị tố gian lận

Gian lận trong khoa học, dù ở đâu cũng có thể xảy ra, và nhiều khi rất khó bị phát hiện, ví dụ trường hợp cô Obokata ở Nhật Bản mấy năm trước là một vụ điển hình - một nữ tiến sĩ đang được ca ngợi như một quốc dân tiêu biểu, một nhà khoa học trẻ sáng giá của một đất nước yêu chuộng khoa học, đang dự kiến đề cử cho giải Nobel, thì tất cả sập xuống vì cộng đồng mạng đã phân tích rõ sự gian lận có tổ chức trong nhiều năm ! Thầy giáo phụ trách của Obokata sau đó đã thắt cổ tự tử tại cơ quan vì quá ân hận để học trò qua mặt gian lận nhiều năm, còn bản thân Obokata sau đó còn bị tước mất học vị tiến sĩ vì luận văn tiến sĩ cũng đạo văn quá kinh tởm.

Có thể đọc lại về vụ cô Obokata ở đây (tháng 4/2014) hay ở đây (tháng 8/2014), ở đây (tháng 12/2014).

Cộng động mạng đã phát giác ra vụ Obokata gian lận. Sau đó, giới khoa học mới đi vào kiểm chứng, rồi dần dần lộ diện ra Obokata đã gian lận từ A đến Z ngay từ lúc còn trẻ. Lúc đầu chỉ là lỗi nhỏ, như là sai nhầm, dần dần, tìm tiếp thì hóa ra hành động gian lận liên tục trong thời gian dài !

Lần này, tại Việt Nam, một bài tố Phan Thanh Sơn Nam gian lận cũng xuất phát từ cộng đồng mạng. Ngay sau đó, Nam đã giải trình.

Về Phan Thanh Sơn Nam, trên Giao Blog, có thể đọc nhanh ở đây hay ở đây. Nam đang tự nhận đây là kinh nghiệm xương máu, anh viết trên Fb cá nhân vào ngày 8/3 vừa rồi rằng:

"Với tư cách là trưởng nhóm nghiên cứu, và là người có kiểm tra lần cuối bài báo, mình thành thật xin lỗi cộng đồng vì nhóm mình đã để xảy ra chuyện này. Cá nhân mình thành thật xin lỗi vì không đủ kiến thức và kỹ năng cũng như đã không tổ chức nhóm nghiên cứu thật tốt để ngăn chặn những lỗi nói trên. Cá nhân mình cũng thành thật xin lỗi vì đã không hướng dẫn học trò kỹ hơn nữa. Bao nhiêu bằng cấp, bao nhiêu kinh nghiệm, thì mình cũng cần phải học thêm cách làm việc cho nghiêm túc hơn nữa."

09/07/2018

Bàn về chỗ tệ hại của giáo dục Nhật Bản hiện nay : vào học bằng cửa sau, "hạ cánh từ trên trời xuống"

Lời bàn của một giáo sư đại học, nhân vụ nhà đương cục vừa cho bắt Cục trưởng Cục Chính sách của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản với lí do tham nhũng.

Đó là những tệ đoan vẫn tìm thấy trong một nền giáo dục được đánh giá là minh bạch và thuần khiết hàng đầu thế giới. Đấy là như vậy, mà còn như vậy.

Về nghiên cứu khoa học, thì mấy năm nay, do vết nhơ của vụ gian lận tại Riken, mà không khí cảnh tỉnh bao trùm khắp nơi. Vụ đó có nhân vật chính là cô Obokata, đọc ở đâyở đây , và ở đây. Về không khí cảnh tỉnh, tôi đã thực sự trải nghiệm (ví dụ ở đây).

28/11/2016

Thêm một nhà khoa học Việt Nam làm việc tại RIKEN

Riken là một cơ quan nghiên cứu quyền uy của Nhật Bản. Hiện ở đó, có bác Nguyễn Đình Đăng - thi thoảng blog này có đăng bài của bác.

Riken cũng gắn với sự kiện cô Obokata gian dối trong khoa học (tháng 4/2014). Vì sự gian dối của cô, cơ quan nghiên cứu cũ bị thiệt hại nặng, một người thầy đã quá ân hận mà tự sát (tháng 8/2014). Bản thân cô thì bị đuổi việc và bằng Tiến sĩ cũng bị hủy (nhận năm 2011, bị hủy tháng 10/2015).

Bây giờ, biết thêm một nhà khoa học Việt Nam nữa cũng đang làm việc tại Riken.

19/12/2014

Obokata chưa thôi giấc mơ về tế bào STAP, chưa chịu kết luận của Riken

Nhiều người cho rằng thời gian làm thực nghiệm của cô Obokata lần này ngắn quá, có từ tháng 7 đến hết tháng 11 (mà vào tháng 8 thì thầy Sasai của cô đã tự vẫn). Nên để thêm thời gian, khoảng 1 năm. Vì nếu tìm được tế bào STAP thực sự thì sẽ mang đến những tiến bộ vĩ đại cho y khoa thế giới.

18/12/2014

Không tái hiện được tế bào STAP

Đến ngày 17/12/2014, thì khả năng tái hiện tế bào STAP đã rõ: hoàn toàn vô vọng. Cô Obokata đã không tái hiện được nó, đồng nghĩa với việc không tồn tại STAP.

Thầy Sasai đã tự vẫn hồi tháng 8 năm 2014, có để lại thư tuyệt mệnh, trong đó có gửi niềm tin vào học trò, rằng:"Obokata, bằng mọi giá, nhất định em phải tái hiện được tế bào STAP". 

Sắp tới, Viện Riken sẽ có công bố chính thức. Nhưng vẫn còn thời hạn đến tháng 3 năm 2015, nên phải chờ thêm thực nghiệm của một nhóm khác, để đối chứng.

06/08/2014

Niềm tin gửi đến học trò Obokata trong thư tuyệt mệnh của thầy Sasai

Tổn thất của khoa học Nhật Bản với sự ra đi của Giáo sư Sasai (ngày hôm qua, tại Viện Riken) được đánh giá là quá lớn. Bởi ông là nhà khoa học hàng đầu của Nhật Bản về tế bào, có tầm ảnh hưởng toàn thế giới trong chuyên ngành, xây dựng được mạng lưới nhân lực nghiên cứu quốc tế. Từ thời đại học, ông đã là một thiên tài trong con mắt của bạn bè.

Trong những lá thư tuyệt mệnh còn để lại, có một lá là gửi cho học trò Obokata. Một phần lá thư ấy đã được phía Riken tiết lộ cho báo giới. Qua đó, vẫn thấy tình cảm trìu mến và niềm tin mãnh liệt mà Sasai gửi đến học trò. Ông viết: "Obokata, việc tôi làm không phải là do em đâu....(...) đã vượt qua giới hạn, (tôi đã) quá mệt mỏi về tinh thần". Đặc biệt là dòng: "Obokata, bằng mọi giá nhất định em phải tái hiện được tế bào STAP".

05/08/2014

Truyền thông phản luận: Sasai ở Riken tự sát không phải do truyền thông, mà ở chỗ 80 tỉ Yên mỗi năm và BIỂN THỦ CÔNG QUĨ

Truyền thông Nhật Bản, mà cụ thể là đài truyền hình quốc gia NHK và tạp chí văn chương có uy lực nhất tại Nhật là Văn Nghệ Xuân Thu, nhận được dư luận phê phán, đại khái: thầy của cô Obokata ở Riken đã tìm đến cái chết chính là do truyền thông đã "khám phá" quá sâu, quá hiểm ! 

Nói theo cách nói hiện nay của tiếng Việt là: đã lạm dụng các đòn đánh dưới thắt lưng !

02/04/2014

Tế bào STAP (vạn năng loại hình mới) và khoa học Nhật Bản : Phát hiện gian lận trong luận văn đăng trên Narure



Sự kiện liên quan đến cô Obokata - một nhà khoa học trẻ tuổi của Nhật Bản (sinh năm 1983) - với những nghiên cứu về tế bào STAP gần đây (bao gồm luận văn học vị đã đệ trình năm 2011 và một luận văn viết chung mới đăng trên tạp chí danh tiếng Nature).